Dƣ nợ cho vay trên tổng tài sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 41)

CHƢƠNG 1 : GIỚI THIỆU

3.1 Phân tích tình hình ổn định tài chính của các NHTM Việt Nam

3.1.1.2 Dƣ nợ cho vay trên tổng tài sản

Bảng 3.1: Tỷ lệ dƣ nợ cho vay trên tổng tài sản của các NHTM Việt Nam từ năm 2006 – 2014 (Đơn vị tính: %)

Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

Tỷ lệ

(%) 59.35 52.55 54.80 52.69 47.52 46.07 48.89 55.85 56.33

Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ BCTC của các ngân hàng

Trƣớc khủng hoảng kinh tế năm 2008, tỷ lệ dƣ nợ cho vay trên tổng tài sản của các ngân hàng Việt Nam năm 2006 là 59.35%, năm 2007 là 52,55% và năm 2008 là 54.80%.

Giai đoạn sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 thì tỷ lệ dƣ nợ cho vay trên tổng tài sản của các ngân hàng giảm đi so với thời kì trƣớc khủng hoảng. Trong đó, tỷ lệ dƣ nợ so với tổng tài sản của các ngân hàng Việt Nam năm 2009 là 52.69%, năm 2010 là 47.52%, năm 2011 là 46.07%, năm 2012 là 48,89%. Trong 2 năm gần đây, tỷ lệ dƣ nợ cho vay trên tổng tài sản của các ngân hàng đã có sự tăng trƣởng so với giai đoạn từ năm 2009-2012, với tỷ lệ dƣ nợ cho vay trên tổng tài sản năm 2013 là 55.85% và năm 2014 là 56.33%.

So với tiêu chuẩn về ổn định tài chính tỷ lệ dƣ nợ so với tổng tài sản ngân hàng nên ở mức dƣới 60% là tốt nhất. Do vậy, tỷ lệ dƣ nợ so với tổng tài sản của các NHTM Việt Nam trong thời gian từ năm 2006 – 2014 xấp xỉ khoảng 60%, cho thấy các NHTM Việt Nam đang duy trì một tỷ lệ dƣ nợ trong tổng tài sản ở mức hợp lý, tuy nhiên do ảnh hƣởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu vào năm 2008, nên tỷ lệ này trong thời gian gần đây cần đƣợc xem xét đánh giá cho phù hợp vì tình hình nợ xấu đang diễn biến phức tạp.

Với tình hình nợ xấu tăng cao thì các NHTM Việt Nam cũng cần có những biện pháp quản lý rủi ro tín dụng để giảm thiểu các khoản nợ xấu khi muốn gia tăng tỷ lệ các khoản dƣ nợ cho vay khách hàng trên tổng tài sản. Từ đó sẽ giúp các ngân hàng vừa gia tăng hiệu quả hoạt động, vừa đảm bảo đƣợc sự ổn định tài chính.

3.0% 2.0% 3.5% 2.2% 2.1% 3.1% 4.1% 3.8% 5.3% 0.0% 1.0% 2.0% 3.0% 4.0% 5.0% 6.0% 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 3.1.1.3 Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ

Biểu đồ 3.4: Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ của các NHTM Việt Nam từ năm 2006 - 2014 (Đơn vị tính: %)

Nguồn: Báo cáo của NHNN Việt Nam và theo phân loại của CIC

Trong khoảng thời gian trƣớc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ của các ngân hàng Việt Nam dao động từ 2% đến 3%. Trong đó tỷ lệ nợ xấu năm 2006 là 3.0%, năm 2007 là 2.0%. Tỷ lệ nợ xấu này còn nằm trong quy chuẩn quốc tế về nợ xấu.

Sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008, thì tỷ lệ nợ xấu có xu hƣớng gia tăng. Trong đó, năm 2008 là 3.5%, năm 2009 là 2.2%, năm 2010 là 2.1%, năm 2011 là 3.1%. Bƣớc sang năm 2012, tỷ lệ nợ xấu tăng cao đến 4.1%; đến cuối năm 2013, tỷ lệ này đã giảm xuống còn 3,8% nhƣng đến cuối năm 2014 lại tăng lên đến 5.3%. Tỷ lệ nợ xấu theo theo quy chuẩn của quốc tế nên dƣới mức 3% nhƣng trong thời gian sau khủng hoảng kinh tế năm 2008, nợ xấu của các ngân hàng Việt Nam từ năm 2012 - 2014 tăng cao so với quy chuẩn của quốc tế. Khi nợ xấu đã ở mức cao, ngân hàng sẽ mất đi một lƣợng vốn lớn, dịng tiền khơng lƣu thông đƣợc, điều này đã và đang đe dọa đến sự ổn định tài chính của các NHTM Việt Nam

Tuy vậy, con số nợ xấu của Việt Nam đƣa ra cịn có sự sai khác rất lớn so với số liệu các tổ chức xếp hạng tín nhiệm đánh giá. Nhiều chuyên gia kinh tế cũng nhƣ các tổ

chức xếp hạng độc lập cho rằng con số thực về tỷ lệ nợ xấu mà các NHTM Việt Nam chƣa cơng bố cịn cao hơn rất nhiều. Ngày 18/2/2014, Moody‟s – một trong ba tổ chức đánh giá tín nhiệm hàng đầu trên thế giới công bố, nợ xấu của các ngân hàng Việt Nam có thể lên tới 15% tổng tài sản, tƣơng đƣơng 25% tổng dƣ nợ, cao hơn bất kỳ một tính tốn nào của các tổ chức kinh tế trong nƣớc trƣớc đó. Từ đó, có thể thấy rằng tình hình nợ xấu của các NHTM Việt Nam không những tăng cao trong thời gian vừa qua mà cịn có những bất cập trong việc công bố nợ xấu, làm cho tình hình nợ xấu diễn biến phức tạp và khó kiểm sốt, gây ra rất nhiều hệ lụy cho các NHTM và khó khăn trong việc thực hiện các biện pháp giải quyết nợ xấu.

3.1.2 Hiệu quả hoạt động kinh doanh

3.1.2.1 Khả năng sinh lời trên tổng tài sản (ROA)

Bảng 3.2: ROA trung bình của các NHTM Việt Nam từ năm 2006-2014

( Đơn vị tính: %)

Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

Tỷ lệ

(%) 1.39 1.38 1.14 1.18 1.04 1.12 0.62 0.49 0.51

Nguồn: Thống kê của NHNN và tổng hợp của tác giả từ BCTC của các ngân hàng

Theo số liệu BCTC của các NHTM, trong 2 năm trƣớc khủng hoảng kinh tế, ROA trung bình của của các NHTM Việt Nam năm 2006 là 1.39% và năm 2007 là 1.38%, tỷ lệ ROA đều lớn hơn 1% cho thấy sự ổn định tài chính cao của các NHTM Việt Nam.

Sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008, ROA trung bình của các NHTM Việt Nam đang ngày càng giảm đi. Cho thấy khả năng sinh lời của các ngân hàng đã bị ảnh hƣởng khơng tốt sau cuộc khủng hoảng kinh tế. Trong đó, khả năng sinh lời trên tổng tài sản năm 2008 là 1.14%, năm 2009 là 1.18%, năm 2010 là 1.04%. Đến năm 2012, ROA của các ngân hàng giảm mạnh xuống còn 0.62% và tiếp tục giảm xuống còn 0.49% năm 2013 và 0,51% năm 2014.

Quy mô tài sản của các ngân hàng tăng qua các năm nhƣng tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản lại giảm dẫn đến hiệu quả kinh doanh giảm, cho thấy sự cạnh tranh của các ngân hàng đang tăng lên. So với quy chuẩn của CAMEL thì tỷ lệ ROA của các ngân hàng Việt Nam vẫn chƣa đạt chuẩn là phải lớn hơn 1%, ROA qua các năm đang có xu hƣớng giảm, điều này có thể ảnh hƣởng không tốt và làm giảm sự ổn định tài chính của các NHTM Việt Nam.

3.1.2.2 Khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Bảng 3.3: ROE trung bình của các NHTM Việt Nam từ năm 2006 – 2014

( Đơn vị tính: %)

Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

Tỷ lệ

(%) 22.05 17.67 16.37 17.68 19.01 19.66 14.31 10.90 10.02

Nguồn: Bloomberg và tổng hợp của tác giả từ BCTC của các ngân hàng

Khả năng sinh lời của ngân hàng đo lƣờng bằng tỷ suất sinh lợi ROE năm 2006 là 22.05% và năm 2007 là 17.67%. ROE ở mức khá cao, cho thấy sự ổn định tài chính cao của các ngân hàng Việt Nam trong giai đoạn trƣớc khủng hoảng kinh tế năm 2008.

Sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008, ROE có giảm đi so với 2 năm trƣớc khủng hoảng nhƣng vẫn duy trì ở mức cao trong khoảng thời gian từ năm 2008- 2011. Trong đó ROE năm 2008 là 16.37%, năm 2009 là 17.68%, năm 2010 là 19.01% và năm 2011 là 19.66%. ROE vẫn ở mức cao so với quy chuẩn quốc tế là 15%, cho thấy các NHTM Việt Nam đang trong giai đoạn tăng trƣởng. Sự tăng trƣởng cao của ROE cho thấy dấu hiệu tốt trong sự tăng trƣởng khả năng sinh lời của các ngân hàng, từ đó có ảnh hƣởng tích cực, làm gia tăng sự ổn định tài chính của các NHTM Việt Nam.

Tuy vậy, tỷ suất sinh lợi (ROE) của các ngân hàng Việt Nam từ năm 2012-2014 giảm mạnh. Theo nhiều nghiên cứu đã trình bày ở chƣơng 2, thì tỷ suất sinh lợi cao sẽ làm gia tăng sự ổn định tài chính cho các ngân hàng, tuy vậy nếu tỷ suất sinh lợi gia

tăng cùng với việc gia tăng rủi ro cho ngân hàng thì sẽ làm giảm ổn định tài chính. Với tình hình của các NHTM Việt Nam, tỷ suất sinh lợi trong 2 năm 2013 và 2014 giảm đi cho thấy các ngân hàng đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm lợi nhuận và nâng cao chất lƣợng tín dụng do các khoản nợ xấu ngày càng tăng cao. Điều này sẽ gây ảnh hƣởng sẽ làm giảm sự ổn định tài chính của các NHTM Việt Nam.

3.1.2.3 Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên ròng (NIM)

Bảng 3.4: Hệ số NIM trung bình của các NHTM Việt Nam từ năm 2006 – 2014

(Đơn vị tính: %)

Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

Tỷ lệ

(%) 3.42 3.03 3.59 3.22 3.60 4.14 3.72 3.12 2.92

Nguồn: Bloomberg

Giai đoạn trƣớc khủng hoảng kinh tế, NIM của các ngân hàng Việt Nam có sự gia tăng, trong đó NIM năm 2006 là 3.42%, năm 2007 là 3.03% và năm 2008 là 3.59%. Hệ số NIM gia tăng cho thấy hiệu quả kinh doanh từ hoạt động cho vay của các ngân hàng Việt Nam có sự tăng trƣởng tốt và cho thấy sự gia tăng trong ổn định tài chính của các ngân hàng.

Giai đoạn sau khủng hoảng kinh tế, hệ số lãi cận biên bình quân của các ngân hàng năm 2009 là 3.22%, năm 2010 là 3.6%, năm 2011 là 4.14%, năm 2012 là 3.72%, năm 2013 là 3.12% và đến giảm xuống thấp nhất là 2.92% vào năm 2014. Có thể thấy rằng, khoảng thời gian từ năm 2013-2014 thì tỷ lệ NIM trung bình của các ngân hàng thấp hơn so với khoảng thời gian từ năm 2006 - 2012.

Tỷ lệ NIM trung bình để đạt đƣợc ổn định tài chính tốt là 4.5%, nhƣng hệ số NIM trung bình của các NHTM Việt Nam qua các năm đều thấp hơn tỷ lệ này. Ngoài ra, hệ số NIM trong giai đoạn từ năm 2011-2014 cịn có xu hƣớng giảm dần, cho thấy hiệu quả kinh doanh từ hoạt động cho vay truyền thống của các NHTM Việt Nam đang giảm đi. Ngồi ra thì điều này làm ảnh hƣởng đến khả năng sinh lời và sẽ làm giảm sự ổn định tài chính của các NHTM.

3.1.3 Quy mơ vốn chủ sở hữu và tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu

3.1.3.1 Quy mô vốn chủ sở hữu

Biểu đồ 3.5: Quy mô vốn chủ sở hữu trung bình của các NHTM Việt Nam từ năm 2006 – 2014 ( Đơn vị tính: tỷ đồng)

Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ BCTC của các ngân hàng

Quy mơ vốn chủ sở hữu trung bình của các các NHTM Việt Nam giai đoạn trƣớc và sau cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008 đều có sự gia tăng. Trong đó, quy mơ vốn chủ sở hữu trung bình của các NHTM năm 2006 là 1.473 tỷ đồng, năm 2007 là 2.795 tỷ đồng, năm 2008 là 3.711 tỷ đồng, năm 2009 là 4.879 tỷ đồng, năm 2010 là 6.768 tỷ đồng, năm 2011 là 8.024 tỷ đồng, năm 2012 là 8.810 tỷ đồng, năm 2013 là 10.411 tỷ đồng và năm 2014 là 12.505 tỷ đồng.

Các các NHTM Việt Nam có quy mơ vốn chủ sở hữu trung bình khơng ngừng tăng qua các năm 2006 – 2014. Quy mơ vốn chủ sở hữu trung bình năm 2014 của các các NHTM là 12.505 tỷ đồng. Nhƣ vậy quy mơ vốn chủ sở hữu trung bình các NHTM Việt Nam năm 2014 chỉ xấp xỉ bằng 60% so với mức khung an toàn về ổn định tài chính theo chuẩn mực đánh giá ổn định tài chính của Moody‟s. Quy mơ vốn chủ sở hữu trung bình cịn khá thấp cho thấy các NHTM Việt Nam cần nỗ lực hơn trong việc

1473 2795 3711 4879 6768 8024 8810 10411 12505 0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

tăng trƣởng quy mô vốn chủ sở hữu so với các ngân hàng trong khu vực, để có thể gia tăng sự ổn định tài chính cho các NHTM.

Bảng 3.5: Các NHTM Việt Nam có quy mơ vốn lớn năm 2014 (Đơn vị: triệu đồng)

Năm STT Ngân hàng Vốn chủ sở hữu (triệu đồng)

2014 1 BIDV 33.271.267

2014 2 Vietcombank 43.350.720

2014 3 Vietinbank 55.012.808

Nguồn: Thống kê từ BCTC của các ngân hàng

Theo BCTC của 25 ngân hàng đã cơng bố năm 2014 thì chỉ có 3 ngân hàng là BIDV, Vietcombank và Vietinbank là có số vốn chủ sở hữu cao so với quy chuẩn của quốc tế.

3.1.3.2 Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR)

Bảng 3.6: Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) của các NHTM Việt Nam từ năm 2005 – 2011 ( Đơn vị tính: %)

Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011

CAR (%) 3.36 5.9 6.7 6.5 7.55 11.16 10.67

Nguồn: Thống kê của hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế IASB và tổng hợp của tác giả. (Ghi chú: IFRS là Chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế được ban hành bởi IASB)

Theo quy chuẩn của Basel II thì tỷ lệ an toàn vốn - CAR phải lớn hơn 8%. Do vậy, hệ số CAR của các NHTM Việt Nam trong các năm từ 2005-2009 vẫn chƣa đạt yêu cầu. Tuy nhiên sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008-2009 thì vào năm 2010 và 2011, hệ số CAR đã đƣợc cải thiện ở mức an toàn so với tiêu chuẩn của Basel 2.

Bảng 3.7: Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của các NHTM Việt Nam từ năm 2012-2014

CAR ( Đơn vị tính: %) 2012 2013 2014

NHTM Nhà Nƣớc 10.28 10.91 9.40

NHTM Cổ Phần 14.01 12.56 12.07

Theo thống kê của ngân hàng NHNN thì từ năm 2012 đến 2014, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của các NHTM nhà nƣớc luôn xấp xỉ ở mức 10% và các NHTM cổ phần còn ở mức cao hơn với tỷ lệ 14.01% vào năm 2012, 12.56% vào năm 2013 và năm 2014, tỷ lệ này là 12.07%.

Trong 3 năm gần đây là năm 2012, 2013 và 2014, tỷ lệ an toàn vốn tổi thiểu (CAR) của các NHTM Việt Nam theo thống kê của NHNN đang đƣợc cải thiện đáng kể. Hệ số CAR của cả NHTM nhà nƣớc và NHTM cổ phần đều lớn hơn mức tối thiểu là 8% đƣợc quy định trong hiệp ƣớc Basel II. Hệ số CAR đƣợc cải thiện là một dấu hiệu giúp gia tăng sự ổn định tài chính của các NHTM Việt Nam.

Tuy vậy, còn có nhiều nguyên nhân làm gia tăng hệ số CAR của ngân hàng. Trong bài nghiên cứu về “Thách thức đối với sự phát triển bền vững của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam”, tác giả Kiều Hữu Thiện cho rằng, hệ số CAR của một số NHTM cổ phần ở mức khá cao và cao hơn nhiều lần so với qui định của Basel II. Về nguyên tắc, hệ số CAR cao thì mức độ rủi ro thanh khoản càng thấp. Tuy nhiên, nếu hệ số này ln duy trì ở mức q cao nhƣ một số NHTM cổ phần những năm qua (Ví dụ nhƣ năm 2012, hệ số CAR của ngân hàng Bảo Việt là 42% và ngân hàng Tiên Phong là 40.15%) cho thấy rằng vốn không đƣợc sử dụng hiệu quả và điều này lại tác động xấu đến khả năng phát triển bền vững và sự ổn định tài chính của các ngân hàng này. Hệ số CAR tăng cịn có thể do ngân hàng chỉ tập trung vào các khoản đầu tƣ an toàn với hệ số rủi ro thấp (chẳng hạn nhƣ trái phiếu chính phủ), điều này dẫn đến giảm tài sản rủi ro và làm tăng CAR. Từ đó, có thế thấy rằng các NHTM Việt Nam cần có lộ trình tăng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu phù hợp, sao cho tỷ lệ an tồn vốn có thể gia tăng sự an tồn trong hoạt động và khơng ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh doanh, từ đó giúp gia tăng sự ổn định tài chính của các ngân hàng.

3.1.4 Khả năng thanh khoản

Có nhiều chỉ tiêu để đánh giá thanh khoản của các ngân hàng. Trong phần thực trạng về thanh khoản của các NHTM Việt Nam, học viên sử dụng tỷ lệ tổng dƣ nợ cho

vay so với tổng huy động của ngân hàng. Một ngân hàng đƣợc coi là có khả năng thanh khoản tốt khi số lƣợng vốn huy động của nó đáp ứng đƣợc số lƣợng tiền mà ngân hàng cho các cá nhân tổ chức trong nền kinh tế vay và tỷ lệ dƣ này thƣờng ở mức an toàn là 80 - 100%, nếu vƣợt quá tỷ lệ này cho thấy các NHTM đang rơi vào tình trạng thiếu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)