CHƢƠNG III PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2 Khung phân tích
Khung phân tích sinh kế là cơng cụ giúp hiểu về sinh kế đặc biệt là sinh kế của người nghèo. Theo phương pháp tiếp cận sinh kế bền vững (SLA) thì khung phân tích sinh kế bền vững được thiết kế phù hợp với đặc điểm và tình hình tại điểm nghiên cứu.
Nguồn: DFID, Sustainable livelihoods guidance sheets, 1999
3.2.1 Tài sản sinh kế
3.2.1.1 Vốn con người (H):
Bao gồm các kỹ năng, kiến thức, khả năng lao động, sức khỏe và thể lực. Trong nghiên cứu này vốn con người được đại diện gồm thành phần sau: Quy mơ hộ gia đình; thành phần hộ gia đình; trình độ học vấn; khả năng sử dụng ngơn ngữ; tình trạng sức khỏe.
3.2.1.2 Vốn xã hội (S):
Được định nghĩa là các nguồn lực xã hội mà người dân sử dụng trong cuộc sống. Trong nghiên cứu này vốn xã hội bao gồm các mạng lưới xã hội và thành viên trong các tổ chức chính quyền địa phương.
N Hoàn cảnh dễ bị tổn thương: Sốc Tính thời vụ Xu hướng và những sự thay đổi (dân số, môi trường, công nghệ, thị trường…) H S P F Chiến lược sinh kế: Dựa vào nông nghiệp Hoạt động phi nông nghiệp Tiền lương tiền công Chiến lược hỗn hợp. Kết quả sinh kế: Tăng thu nhập Giảm nghèo Tạo việc làm Sử dụng hợp lý nguồn lực Tác động Chính sách Thể chế Tiến trình Tài sản sinh kế
H: vốn con người; S: vốn xã hội N: vốn tự nhiên ; P: vốn vật chất F: vốn tài chính
3.2.1.3 Vốn tự nhiên (N):
Được thể hiện là các nguồn tài nguyên thiên nhiên có ích trong hoạt động sinh kế của nông hộ, trong nghiên cứu này được đại diện bởi các tiêu chí sau: quy mơ nơng hộ (số lượng đất đai) và hình thức sử dụng đất (tỷ lệ diện tích từng loại đất từng loại đất canh tác)
3.2.1.4 Vốn vật chất (P):
Đại diện bởi các thiết bị và phương tiện sản xuất mà hộ gia đình sử dụng trong cuộc sống của họ. Loại vốn này cũng bao gồm các cơ sở hạ tầng cơ bản như đường giao thông, điện, nước, chợ, truyền thông và điều kiện sinh hoạt.
3.2.1.5 Vốn tài chính (F):
Đề cập đến các nguồn lực tài chính có giá trị như tiền tiết kiệm, các nguồn cung tín dụng, trợ cấp thường xuyên, lương… cho phép hộ gia đình để có thể lựa chọn các chiến lược sinh kế khác nhau. Trong nghiên cứu này vốn tài chính bao gồm động vật, nông sản, và các khoản vay từ các nguồn chính thức và khơng chính thức.
Trong q trình phát triển của nơng hộ, tài sản sinh kế bị ảnh hưởng bởi bối cảnh dễ bị tổn thương gồm, các cú sốc (lũ lụt, hạn hán, mất người thân, chiến tranh…), yếu tố mùa vụ, xu hướng và những thay đổi (dân số, môi trường, công nghệ, thị trường…). Họ cũng bị tác động bởi chính sách và thể chế ở các cấp tỉnh, huyện, xã.
3.2.2 Chiến lƣợc sinh kế
Thông tin thu được từ việc điều tra phỏng vấn hộ cùng với thảo luận nhóm được sử dụng để đánh giá các chiến lược sinh kế. Chiến lược sinh kế hộ gia đình sẽ được phân loại và đánh giá theo thu nhập và thành phần thu nhập của hộ.
3.2.3 Kết quả sinh kế
Là kết quả đạt được thông qua chiến lược sinh kế. Một sinh kế được coi là bền vững nếu nó góp phần làm giảm tính dễ bị tổn thương, gia tăng thu nhập và góp phần vào việc sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Trong nghiên cứu này, kết quả sinh kế tập trung vào việc xóa đói, giảm nghèo thơng qua tiêu chí thu nhập hộ gia đình ngày càng tăng, tạo được việc làm cho nông hộ. Thu nhập của hộ tại điểm nghiên cứu gồm thu từ làm nông nghiệp, phi nông nghiệp, tiền lương và các nguồn khác.
Như vậy, thơng qua khung phân tích sinh kế có thể thấy sự khác biệt trong việc sở hữu các nguồn lực và việc áp dụng các chiến lược sinh kế khác nhau giữa người nghèo và người giàu, từ đó có thể chỉ ra đâu là lý do có thể thốt nghèo của nông hộ.
3.3 Phƣơng pháp lấy mẫu 3.3.1 Chọn điểm nghiên cứu
Tham Đơn là một trong những xã có tính đa dạng về tự nhiên, đời sống của người dân tương đối ổn định, là xã có đơng đồng bào dân tộc Kh’mer của huyện Mỹ Xuyên chiếm 70,22%/tổng dân số tồn xã. Tuy nhiên, đời sống của người dân nơng thôn đặc biệt là người Kh’mer cịn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn cao (trên 20%). Tồn xã có 14 ấp, hầu hết các ấp đều có người Kh’mer sinh sống. Vì vậy, đề tài nghiên cứu chọn 3 ấp mang tính đa dạng nhất để thực hiện.
3.3.2 Chọn mẫu điều tra
Theo Trần Tiến Khai (2014) chọn mẫu (sampling) là việc chọn lấy một số phần tử của một tổng thể và từ đó có thể rút ra các kết luận về chính tổng thể đó. Điều này có nghĩa là khi nghiên cứu một tổng thể nào đó, ta khơng nghiên cứu tồn bộ tổng thể mà chỉ một bộ phận của tổng thể và cách thức mà ta chọn ra bộ phận đó, chính là chọn mẫu.
Khi thực hiện nghiên cứu, chúng ta hiếm khi điều tra tổng thể, vì lý do cơ bản là hết sức tốn kém và tốn rất nhiều thời gian, cơng sức. Trong khi đó, chúng ta chỉ điều tra chọn mẫu, thì có nhiều lợi thế. Thứ nhất, dĩ nhiên là chí phí nghiên cứu thấp. Thứ hai, ta có thể đạt tốc độ thu thập dữ liệu nhanh mà vẫn đạt được mức độ chính xác cần có của kết quả. Một mẫu được coi là tốt khi nó có thể đại diện cho các tính chất của tổng thể mà nó được rút ra. Tuy nhiên, yêu cầu đặt ra là phải có độ tin cậy nhất định trong việc dùng ước lượng của mẫu để phỏng đoán tổng thể. Chọn mẫu đúng cách có nghĩa là áp dụng phương pháp chọn mẫu phù hợp với bản chất của tổng thể và có cỡ mẫu đủ lớn, đảm bảo độ tin cậy và tính chính xác của kết quả.
Phƣơng pháp chọn mẫu: tổng số các hộ Khmer ở xã Tham Đôn là 2.786 hộ.
Việc xác định chính xác cỡ mẫu điều tra khảo sát ảnh hưởng đến mức độ phản ảnh tổng thể nghiên cứu ở sai số (khoảng tin cậy) cho phép.
Chọn mức độ tin cậy ở mức 90% (tức sai số 10%).
Do số hộ Khmer nghèo ở xã Tham Đôn lớn hơn 200 mẫu (2.786 hộ), nên sử dụng cơng thức Yamane để tính như sau:
n = N/[1+(N x e2)], trong đó:
n = Số lượng mẫu cần điều tra thống kê N= Tổng thể để chọn mẫu
e = Sai số cho phép 10%
Theo bảng tính tốn thì số cỡ mẫu cần lấy là:
Sai số e=10%
N 2786
Sai số e 0,1
N x e2 27,86
1+(N x e2) 28,86
N=N/1+(N x e2) 96,53 Như vậy cỡ mẫu cần lấy là n = 96
Từ kết quả trên, tác giả chọn 100 hộ để phỏng vấn (gồm 38 hộ nghèo 26 hộ cận nghèo, 32 hộ khá và 4% mẫu dự phòng trong 3 nhóm hộ) theo phương pháp phân tầng theo đơn vị hành chính của tỉnh. Trong tỉnh sẽ chọn 1 huyện có đơng đồng bào dân tộc Kh’mer (huyện Mỹ Xuyên), từ huyện đó sẽ chọn 1 xã có tỷ lệ đồng bào Kh’mer cao nhất và tiếp tục chọn 3 ấp có tỷ lệ đồng bào Kh’mer cao nhất để thực hiện nghiên cứu; tác giả tiếp tục phân chia danh sách hộ thành 3 nhóm (nghèo, cận nghèo và khá) dựa trên Quyết định số
09/2011/QĐ-TTg ngày 30/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo, hộ cận ngheo áp dụng giai đoạn 2011 - 2015 như sau:
Nhóm hộ nghèo ở nơng thơn là hộ có mức thu nhập bình qn từ 400.000 đồng/người/tháng (từ 4.800.000 đồng/người/năm) trở xuống.
Nhóm hộ cận nghèo ở nơng thơn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 401.000 đồng đến 520.000 đồng/người/tháng.
Nhóm hộ khá ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 520.000 đồng/người/tháng trở lên.
Sau đó đánh số thứ tự các hộ trong từng ấp được chọn. Tổng số hộ được đánh số thứ tự để chia tỷ lệ và chọn ra 96 hộ cho đủ số mẫu cần thiết. Tác giả dự kiến áp dụng cách điều tra bằng cách phỏng vấn trực tiếp, ngồi đối mặt với người được phỏng vấn và ghi vào bảng kết quả. Các phiếu điều tra thiếu thông tin được loại bỏ và thay thế ngay trong quá trình điều tra. Sau khi kết thúc khảo sát, tác giả nhập số liệu và xử lý, phân tích bằng phần mềm
SPSS sau đó tác giả tổng hợp các kết quả phân tích và viết nội dung báo cáo cho bài luận văn.
3.3.3 Thu thập số liệu
Để thực hiện đề tài này, tác giả sử dụng dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp:
3.3.3.1 Số liệu thứ cấp:
Sử dụng các thông tin, số liệu về tình hình kinh tế xã hội, các chính sách, chương trình của Nhà nước đối với đồng bao dân tộc thiểu số được thu thập qua các báo, Tạp chí và báo cáo thống kê của tỉnh Sóc Trăng, huyện Mỹ Xuyên và xã Tham Đơn có liên quan đến kinh tế hộ và sinh kế của đồng bào dân tộc Kh’mer.
3.3.3.2 Số liệu sơ cấp:
Trên cơ sở nghiên cứu thực tế tại điểm nghiên cứu thông qua điều tra, khảo sát thực tế và phỏng vấn trực tiếp các hộ gia đình đồng bào dân tộc Kh'mer tại xã Tham Đôn, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng. Qua đó, nhằm mơ tả, đánh giá và phân tích thực trạng sinh kế của đồng bào dân tộc trong xã; những yếu tố ảnh hưởng, cản trở đến sinh kế của đồng đồng bào dân tộc Kh’mer.
Sơ đồ về quá trình thực hiện nghiên cứu như sau:
Mục tiêu nghiên cứu
Chọn điểm nghiên cứu
Thu thập dữ liệu
Dữ liệu sơ cấp Dữ liệu thứ cấp
Phỏng vấn
bán cấu trúc - Các báo cáo trước
- Các tài liệu đã cơng bố - Các chính sách Nhà
nước có liên quan - Báo cáo của chính
quyền địa phương các cấp
- Các thông tin chung - Chiến lược và hoạt
động sinh kế được chọn - Lý do của sự lựa chọn - Các hạn chế cũng như
giải pháp khắc phục khó khăn
- Điểm mạnh/yếu, cơ hội và thách thức đối với từng loại
Thiết kế & chọn mẫu
Thiết kế bảng hỏi
Bảng hỏi
Phỏng vấn hộ
Phân tích dữ liệu
Viết báo cáo
Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội của điểm nghiên cứu
Thảo luận nhóm
Nghiên cứu thực địa được tiến hành trong tháng 11 năm 2015, thông qua phỏng vấn trực tiếp và thảo luận nhóm các hộ gia đình tại 3 ấp được chọn để nghiên cứu.
Khảo sát cơ sở
Sau khi xác định số lượng mẫu và nhóm hộ, tác giả dự kiến áp dụng cách điều tra bằng cách phỏng vấn trực tiếp chủ hộ và ghi vào bảng kết quả. Đây là mang tính định lượng về nhân khẩu, tài sản, các hoạt động sản xuất và các nguồn thu nhập từ nông nghiệp, thủy sản và hoạt động phi nông nghiệp. Sau khi kết thúc khảo sát, nhập số liệu và xử lý, phân tích, tổng hợp các kết quả phân tích và viết nội dung báo cáo cho bài luận văn.
Trình tự khảo sát cơ sở
Xác định điểm khảo sát
Cùng trưởng ấp xác định nhóm nghèo, cận ngheo, khá ban đầu
Phân loại giàu nghèo có sự tham gia
Xác định nhóm nghèo, cận nghèo, khá
Chọn hộ cho mỗi nhóm
CHƢƠNG IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Đặc điểm cơ bản địa bàn nghiên cứu 4.1 Đặc điểm cơ bản địa bàn nghiên cứu
4.1.1 Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý: Tham Đơn là xã nằm phía ở phía Nam, huyện Mỹ Xuyên cách
Thành phố Sóc Trăng 20km và cách trung tâm huyện 10km. Phía Tây giáp với xã Thạnh Phú, phía Nam giáp xã Ngọc Đông và xã Hồ Tú 1, phía Bắc giáp xã Đại Tâm huyện Mỹ Xuyên và phường 10 thành phố Sóc Trăng. Với diện tích tự nhiên là 4.931,59 ha.
Địa hình: Tham Đơn là xã nằm trong vùng đồng bằng nên địa hình chung
của xã tương đối bằng phẳng, chênh lệch độ cao giữa vùng thấp nhất và cao nhất 0,7-1,5m. Định hình các vùng cao gồm dọc theo đường tỉnh lộ 936, huyện lộ 56,57 và các tuyến dân dọc theo các trục đường nông thôn, các vùng địa hình thấp trồng lúa, ao ni tơm và các khu vực vườn tạp.
Khí hậu thời tiết: Tham Đơn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa của
Đồng bằng sông Cửu Long với nền nhiệt cao, được chia làm hai mùa khí hậu tương phản rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
Nhiệt độ: Nhiệt độ tương đối cao và ổn định, trung bình 29.50c. Nhiệt độ cao nhất là 330c (vào tháng 4 - 5) và nhiệt độ thấp nhất 26.50
c ( tháng 1-2)
Tài nguyên đất, nƣớc: Tham Đơn có vị trí khá quan trọng của huyện Mỹ
Xuyên cũng như của tỉnh, là vùng đất phù hợp trồng lúa, nuôi tôm, chăn nuôi,… với địa thế bằng phẳng, cùng với sự khai thác nguồn lợi từ đất. Với diện tích là 4.931,59 ha, trong đó đất nông nghiệp 4.332,90 ha, chiếm 87,86% chủ yếu là trồng lúa, trồng cây lâu năm, nuôi thủy sản và hoa màu; đất phi nông nghiệp 598,69 ha, chiếm 12,14%. Với nước ngọt chủ yếu có nước ngầm và nước mưa, bảo đảm về số lượng, chất lượng phục vụ nước sinh hoạt cho người dân; nguồn nước mặt chỉ thích hợp cho việc trồng lúa và nuôi thủy sản.
Dân số: Tồn xã có 3.961 hộ với 18.065 khẩu gồm 03 dân tộc cùng sinh
sống (Kinh, Kh’mer, Hoa) trong đó phần lớn là dân tộc Kh’mer chiếm 70,22%; dân tộc Kinh chiếm 26,76%; dân tộc Hoa chiếm 3,0%. Hầu hết người dân tộc Kh’mer đã sinh sống ở đây qua nhiều thế hệ. Dân cư chủ yếu phân bố dọc tuyến tỉnh lộ 936, huyện lộ 56,57, các trục đường giao thông nông thôn và sống rải rác khu vực đất giồng cát trong toàn xã. Theo thống kê năm 2014 tồn xã có 770 hộ nghèo chiếm 19,43%, trong đó hộ Kh’mer chiếm trên 20% số hộ Kh’mer trong toàn xã.
4.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
4.1.2.1 Sản xuất nông nghiệp
Tham Đôn kinh tế chủ lực là lĩnh vực nơng nghiệp, chủ yếu là trồng lúa, diện tích được giữ vững ổn định hàng năm là 5.150 ha (lúa đặc sản 2.716 ha, chiếm 52,73% diện tích và giống lúa xác nhận 3.626 ha, chiếm 70,40% diện tích); tổng sản lượng (tính hàng năm) được 29.943 tấn, đạt 102,18%, năng suất đạt từ 5,5 tấn/ha đến 6,0 tấn/ha. Cây màu được người dân trồng chuyên canh và trồng trên bờ kênh thủy lợi và bờ bao vùng nuôi tôm-lúa được 1.835 ha. Diện tích ni thủy sản hàng năm là 1.150 ha, sản lượng 942,4 tấn; tổng đàn bị được 1.500 con, trong đó bị sữa 1.023 con, đàn heo 1.355 con và trên 55.000 con gia cầm. Nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật, chọn giống nên chăn nuôi hiện nay của người dân phần lớn đạt năng suất, tuy nhiên do điều kiện thời tiết, dịch bệnh và giá cả thị trường không ổn định nên đầu ra cịn nhiều khó khăn. Mơ hình kinh tế hợp tác được phát triển mạnh, tồn xã có 27 Tổ hợp tác với 671 thành viên, các Tổ hợp tác đã thể hiện được vai trò quan trọng trong việc tham gia học tập và áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, góp phần tích cực thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.
Đối với tiểu thủ cơng nghiệp và dịch vụ: Nhờ có vị trí khá thuận lợi như gần trung tâm huyện và cách thành phố Sóc Trăng 20km, giao thơng thuận lợi nên việc giao thương với các vùng khác khá thuận lợi so với các xã khác của huyện. Tồn xã có 10 doanh nghiệp, 448 cơ sở sản xuất kinh doanh, giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ đạt 12,5 tỷ năm 2015.
4.1.2.2 Văn hóa - xã hội
Về giáo dục: Tồn xã có 07 trường học, 28 điểm, có 87 phịng học. Quy mơ
trường lớp ở các cấp học được xây dựng tương đối hồn chỉnh, trong đó 01 trường THCS, 04 trường tiểu học và 02 trường mẫu giáo, có 02 trường đạt chuẩn (01