CHƢƠNG III PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3 Phương pháp lấy mẫu
3.3.2 Chọn mẫu điều tra
Theo Trần Tiến Khai (2014) chọn mẫu (sampling) là việc chọn lấy một số phần tử của một tổng thể và từ đó có thể rút ra các kết luận về chính tổng thể đó. Điều này có nghĩa là khi nghiên cứu một tổng thể nào đó, ta khơng nghiên cứu tồn bộ tổng thể mà chỉ một bộ phận của tổng thể và cách thức mà ta chọn ra bộ phận đó, chính là chọn mẫu.
Khi thực hiện nghiên cứu, chúng ta hiếm khi điều tra tổng thể, vì lý do cơ bản là hết sức tốn kém và tốn rất nhiều thời gian, cơng sức. Trong khi đó, chúng ta chỉ điều tra chọn mẫu, thì có nhiều lợi thế. Thứ nhất, dĩ nhiên là chí phí nghiên cứu thấp. Thứ hai, ta có thể đạt tốc độ thu thập dữ liệu nhanh mà vẫn đạt được mức độ chính xác cần có của kết quả. Một mẫu được coi là tốt khi nó có thể đại diện cho các tính chất của tổng thể mà nó được rút ra. Tuy nhiên, yêu cầu đặt ra là phải có độ tin cậy nhất định trong việc dùng ước lượng của mẫu để phỏng đoán tổng thể. Chọn mẫu đúng cách có nghĩa là áp dụng phương pháp chọn mẫu phù hợp với bản chất của tổng thể và có cỡ mẫu đủ lớn, đảm bảo độ tin cậy và tính chính xác của kết quả.
Phƣơng pháp chọn mẫu: tổng số các hộ Khmer ở xã Tham Đôn là 2.786 hộ.
Việc xác định chính xác cỡ mẫu điều tra khảo sát ảnh hưởng đến mức độ phản ảnh tổng thể nghiên cứu ở sai số (khoảng tin cậy) cho phép.
Chọn mức độ tin cậy ở mức 90% (tức sai số 10%).
Do số hộ Khmer nghèo ở xã Tham Đôn lớn hơn 200 mẫu (2.786 hộ), nên sử dụng cơng thức Yamane để tính như sau:
n = N/[1+(N x e2)], trong đó:
n = Số lượng mẫu cần điều tra thống kê N= Tổng thể để chọn mẫu
e = Sai số cho phép 10%
Theo bảng tính tốn thì số cỡ mẫu cần lấy là:
Sai số e=10%
N 2786
Sai số e 0,1
N x e2 27,86
1+(N x e2) 28,86
N=N/1+(N x e2) 96,53 Như vậy cỡ mẫu cần lấy là n = 96
Từ kết quả trên, tác giả chọn 100 hộ để phỏng vấn (gồm 38 hộ nghèo 26 hộ cận nghèo, 32 hộ khá và 4% mẫu dự phòng trong 3 nhóm hộ) theo phương pháp phân tầng theo đơn vị hành chính của tỉnh. Trong tỉnh sẽ chọn 1 huyện có đơng đồng bào dân tộc Kh’mer (huyện Mỹ Xuyên), từ huyện đó sẽ chọn 1 xã có tỷ lệ đồng bào Kh’mer cao nhất và tiếp tục chọn 3 ấp có tỷ lệ đồng bào Kh’mer cao nhất để thực hiện nghiên cứu; tác giả tiếp tục phân chia danh sách hộ thành 3 nhóm (nghèo, cận nghèo và khá) dựa trên Quyết định số
09/2011/QĐ-TTg ngày 30/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo, hộ cận ngheo áp dụng giai đoạn 2011 - 2015 như sau:
Nhóm hộ nghèo ở nơng thơn là hộ có mức thu nhập bình qn từ 400.000 đồng/người/tháng (từ 4.800.000 đồng/người/năm) trở xuống.
Nhóm hộ cận nghèo ở nông thơn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 401.000 đồng đến 520.000 đồng/người/tháng.
Nhóm hộ khá ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 520.000 đồng/người/tháng trở lên.
Sau đó đánh số thứ tự các hộ trong từng ấp được chọn. Tổng số hộ được đánh số thứ tự để chia tỷ lệ và chọn ra 96 hộ cho đủ số mẫu cần thiết. Tác giả dự kiến áp dụng cách điều tra bằng cách phỏng vấn trực tiếp, ngồi đối mặt với người được phỏng vấn và ghi vào bảng kết quả. Các phiếu điều tra thiếu thông tin được loại bỏ và thay thế ngay trong quá trình điều tra. Sau khi kết thúc khảo sát, tác giả nhập số liệu và xử lý, phân tích bằng phần mềm
SPSS sau đó tác giả tổng hợp các kết quả phân tích và viết nội dung báo cáo cho bài luận văn.