Tích lũy của hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sinh kế đồng bào dân tộc khmer tại xã tham đôn, huyện mỹ xuyên, tỉnh sóc trăng (Trang 65)

CHƢƠNG IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2 Kết quả nghiên cứu

4.2.5 Tích lũy của hộ

Bảng 4.15 Tích lũy của các nhóm hộ (1000VNĐ/hộ/năm) Nghèo Cận nghèo Khá

Tổng thu 28.556 38.998 132.378 Tổng chi 23.855 31.750 79.105

Tích lũy 4.701 7.248 53.273

Nguồn: Tính tốn từ phiếu điều tra khảo sát nông hộ

Tích lũy ở nhóm hộ nghèo là thấp nhất, sau khi trừ đi các khoản chi phí cịn lại bình qn một năm chỉ hơn 4 triệu đồng/năm, cịn ở nhóm hộ cận nghèo thì tích lũy được hơn 7 triệu đồng/năm. Đối với nhóm hộ khá thì tích lũy được hơn 50 triệu đồng/năm, qua đó cho thấy việc tích lũy của ba nhóm hộ có sự chênh lệch nhau khá lớn và tạo ra khoảng cách phân hóa giàu nghèo ngày càng xa hơn.

4.2.6 Hoạt động cải thiện chiến lƣợc sinh kế

Để cải thiện kết quả sinh kế cho đồng bào dân tộc Kh’mer tại điểm nghiên cứu cần chú ý một số điểm như sau:

Đối với các nguồn vốn sinh kế

Vốn con ngƣời: là tài sản quan trọng nhất trong việc thực hiện chiến lược

sinh kế nhằm gia tăng thu nhập của nông hộ. Điểm yếu lớn nhất của các hộ tại điểm nghiên cứu là thiếu kiến thức và kỹ thuật mới trong sản xuất nông nghiệp chủ yếu là dựa vào kinh nghiệm của gia đình, trình độ học vấn cịn thấp, đơng con và tổ chức

nông hộ áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất để tăng năng suất và chất lượng nông sản; vận động con em bỏ học tiếp tục đến trường; làm tốt chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình; tiếp tục cung cấp nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc đảm bảo vệ sinh môi trường và sức khỏe của nông hộ.

Vốn xã hội: Các tổ chức xã hội tại đại phương đóng một vai trị quan trọng

trong cộng đồng vì nó có khả năng gây ảnh hưởng đến sinh kế hộ gia đình, tuy nhiên hoạt động của các tổ chức này chưa thật sự phát huy tốt việc vận động, hướng dẫn nông hộ trong sản xuất và phát triển kinh tế gia đình. Vì vậy cần phải tăng cường tuyên truyền, vận động và cung cấp thông tin cho nông hộ bằng cách lồng ghép vào các buổi sinh hoạt của chi đoàn, chi hội, các hoạt động giao lưu văn hóa văn nghệ, sinh hoạt tín ngưỡng của đồng bào dân tộc, đặc biệt là phát huy tốt vai trò và sự ảnh hưởng của các vị sư sãi trong các chùa Kh’mer; vai trò của những người bà con họ hàng cũng rất quan trọng cần được phát huy hơn.

Vốn tự nhiên: Đất nông nghiệp là nguồn vốn tự nhiên quan trọng nhất của

nông hộ và lúa là cây trồng chủ yếu, hiện nay việc hạn hán và xâm nhập mặn đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng của đất trong sản xuất nơng nghiệp vì vậy việc cải tạo chất lượng đất hiện nay là cần thiết. Bên cạnh đó thì việc thiếu đất canh tác ở đây cũng cần được quan tâm. Để khắc phục những vấn đề trên cần phải vận động nông hộ chuyển đổi cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện của từng vùng và theo lịch thời vụ của các ngành chức năng khuyến cáo để tăng thu nhập và cải thiện chất chất lượng đất; nạo vét kênh mương để trữ nước ngọt; đầu tư xây dựng các cống, đập để ngăn mặn; vận động nông hộ sử dụng đất canh tác hiệu quả, cải tạo đất vườn tạo và tận dụng đất bỏ hoang để trồng các loại cây phù hợp tạo thu nhập cho gia đình.

Vốn vật chất: Tài sản phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất là điều kiện để cải

thiện chất lượng cuộc sống của nông hộ. Tuy nhiên ở đây hầu hết các hộ nghèo đều thiếu phương tiện sản xuất và phương tiện phục vụ cho gia đình nên sẽ gây khó khăn cho cơng việc của họ. Vì vậy các hộ cần phải liên kết và tạo điều kiện để giúp đỡ

nhau trong sản xuất thông qua các tổ, nhóm; mỗi hộ cần có ít nhất một xe máy để thuận tiện và chủ động trong việc đi lại làm việc; có tivi để giải trí và nắm thơng tin về giá cả, thị trường, kỹ thuật sản xuất và nhiều thông tin phục vụ cuộc sống khác.

Vốn tài chính: Việc quản lý và sử dụng nguồn vốn của nông hộ tại điểm khảo

sát đây chưa hiệu quả, khơng có kế hoạch để cân đối thu nhập và các khoản chi tiêu, tính tốn trong sản xuất. Các hộ đều có nhu cầu vay thêm vốn để đầu tư cho sản xuất nhưng không phải dễ dàng tiếp cận với các nguồn vốn ưu đãi với lãi suất thấp mà một số phải chịu vay bên ngoài với lãi suất cao hơn; một số hộ đến hạn phải trả nợ ngân hàng nhưng khơng có phải vay nóng bên ngồi với lãi suất cao và sao đó vay của ngân hàng để trả nợ cho bên ngồi đây là khó khăn của một số nơng hộ, vì thế việc tích lũy của các hộ này lại càng khó khăn hơn. Để giải quyết những khó khăn trên cần phải mở các lớp hướng dẫn về kỹ năng quản lý, kế hoạch sử dụng nguồn vốn, quy trình sản xuất và cách làm kinh tế cho nông hộ thông qua sinh hoạt và các hoạt động của tổ chức đoàn thể tại địa phương; thành lập các tổ, nhóm tiết kiệm giúp đỡ nhau phát triển kinh tế, hướng dẫn cách quản lý thu nhập và chi tiêu đặc biệt là việc sử dụng vốn vay; đa dạng hóa các hoạt động tạo ra thu nhập cho nông hộ.

Đối với chiến lƣợc sinh kế: Với đặc điểm và điều kiện thuận lợi ở nơi đây là

sản xuất nông nghiệp mà cây lúa là lựa chọn số một cho chiến lược sinh kế hộ gia đình. Tuy nhiên thời gian gần đây với sự biến động của giá cả thị trường, sự thay đổi của thời tiết khí hậu nhất là tình trạng xâm nhập mặn và các loại dịch bệnh nên việc sản xuất của bà con gặp nhiều khó khăn. Để cải thiện tình trạng này có thể lưu ý một số vấn đề sau: Chuyển đổi cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện và từng vùng để giảm thiểu rủi ro; mở các lớp tập huấn hướng dẫn kỹ thuật canh tác mới, kiến thức phòng trừ dịch bệnh; tổ chức tham quan học hỏi các mơ hình hiệu quả để bà con học tập kinh nghiệm; Chính phủ có sự hỗ trợ hộ gia đình khi có thiên tai, dịch bệnh xảy ra làm ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp của nông hộ; hệ thống kênh mương thủy lợi ngăn mặn, trữ ngọt đảm bảo cung cấp đủ nguồn nước tưới. Bên cạnh đó cần nâng cao trình độ học vấn, tiếp tục liên kết mở các lớp đào tạo

CHƢƠNG V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 5.1 Kết luận 5.1 Kết luận

Xã Tham Đôn với 73,22% là dân tộc thiểu số phần lớn là dân tộc Kh’mer chiếm 70,22%, hầu hết người dân tộc Kh’mer đã sinh sống ở đây qua nhiều thế hệ. Sinh kế chính của nơng hộ nơi đây chủ yếu là nông nghiệp làm chủ lực với cây lúa là cây trồng chính, kế tiếp là chăn ni và trồng hoa màu. Tuy nhiên q trình sinh sống và phát triển từ trước tới nay cuộc sống của đồng bào dân tộc Kh’mer đã có nhiều chuyển biến tích cực, tuy nhiên vẫn cịn khơng ít khó khăn nhất là đối với hộ nghèo và cận nghèo.

Đối với các hộ đồng bào Kh’mer ở đây có sự khác nhau về 5 nguồn vốn sinh kế giữa các nhóm hộ nghèo, cận nghèo và khá. Hầu hết nhóm hộ khá sở hữu phần lớn những thuận lợi của các nguồn vốn này so với nhóm hộ nghèo và cận nghèo. Thách thức lớn nhất cho tài sản sinh kế của các hộ nói chung ở đây là vốn con người với sự hạn chế về trình độ học vấn, thiếu kỹ năng kỹ thuật, tiếp đó là vốn tự nhiên và vốn tài chính đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc cải thiện sinh kế cho đồng bào Kh’mer ở vùng nghiên cứu đặc biệt là với nhóm hộ nghèo và cận nghèo.

Chính vì có sự khác nhau trong việc sở hữu các nguồn vốn sinh kế trong khi chiến lược sinh kế tuy khá đa dạng nhưng gần như giống nhau với việc lựa chọn nơng nghiệp trong đó trồng lúa là chủ yếu, kế tiếp là chăn nuôi và trồng hoa màu, bên cạnh đó thì một bộ phận các hộ cịn có thêm thu nhập từ mua bán, làm thuê nên chênh lệch về thu nhập và tiết kiệm của các nhóm hộ cũng khác nhau. Đối với nhóm hộ nghèo nguồn thu chủ yếu từ lúa là 66,33% và làm thuê là 26,62%, trong khi đó nguồn thu của nhóm hộ khá có sự đa dạng hơn thu từ lúa là 51,97%, chăn ni 19,98%, hoa màu 12,96%. Về tích lũy của các nhóm hộ cũng có sự chênh lệch nhau khá nhiều, ở nhóm hộ khá bình qn là 53.273 (1000VNĐ/hộ/năm), trong khi đó nhóm nghèo là 4.701 (1000VNĐ/hộ/năm) và cận nghèo là 7.248 (1000VNĐ/hộ/năm), sự chênh lệch nhau về tích lũy của các nhóm hộ sẽ tạo ra khoảng cách giàu nghèo ngày càng xa và điều đáng quan tâm là ở nhóm cận nghèo

nhiều hộ có khả năng bị rơi vào tái nghèo khi khơng cịn được hưởng một số chính sách hỗ trợ của Nhà nước hoặc bị thiên tai làm ảnh hưởng lớn đến thu nhập của gia đình. Một số hộ thuộc nhóm hộ nghèo và cận nghèo do chiến lược sinh kế tại địa phương khơng sẵn có nên đi làm th tại các cơng ty, doanh nghiệp ngồi tỉnh là một lựa chọn hợp lý dù đối với lựa chọn này người dân phải trả nhiều giá khác nhau, trong đó việc học tập của con em họ là điều đáng quan tâm.

Vấn đề giáo dục thường được xem như một trong những cách để đào tạo nguôn nhân lực cho sự phát triển của địa phương nhưng vòng luẩn quẩn nghèo - bỏ học vẫn còn xảy ra đối với một số hộ nghèo, vấn đề này tuy chính quyền địa phương có quan tâm nhưng chưa giải quyết được khiến cho vấn đề nâng cao chất lượng vốn con người đối với đồng bào dân tộc Kh’mer tại đây cịn nhiều bất cập. Các chương trình, dự án hỗ trợ của Chính phủ cho phát triển nông nghiệp, nông thôn được triển khai đa dạng và rộng khắp tuy nhiên hiệu quả còn thấp, đặc biệt là còn nhiều rủi ro nhất là trong sản xuất nơng nghiệp. Để có thể cải thiện sinh kế cho đồng bào dân tộc Kh’mer nơi đây điều quan trọng nhất vẫn là ý chí tự lực vươn lên của chính bản thân các hộ gia đình. Muốn vậy thì chính quyền địa phương phải có những biện pháp giúp họ nhận ra được điều này và tạo điều kiện giúp đỡ để phát triển.

5.2 Đề xuất

Qua kết quả nghiên cứu về 5 nguồn vốn sinh kế của đồng bào dân tộc Kh’mer tại 3 ấp thuộc xã Tham Đơn cho thấy có sự khác nhau giữa 3 nhóm hộ, đặc biệt là giữa hộ nghèo và hộ khá. Để cải thiện sinh kế cho nông hộ, tác giả đề xuất một số giải pháp sau:

- Tiếp tục thực hiện chính sách ưu tiên cho phát triển giáo dục đối với đồng bào dân tộc Kh’mer, cụ thể là phổ cập giáo dục, xóa mù chữ; đầu tư cơ sở vật chất cho các điểm trường vùng sâu, tiếp tục hỗ trợ sách giáo khoa cho các Chùa Kh’mer để các sư sãi dạy tiếng Kh’mer cho con, em đồng bao dân tộc, nhất là đối với hộ nghèo và cận nghèo khơng có điều kiện cho con, em đến trường.

- Gắn các chương trình đào tạo nghề cho lao động nơng thơn với các chính sách xóa đói giảm nghèo và xây dựng nơng thơn mới. Có chính sách thu hút đầu tư về nơng thơn, đa dạng hóa nghề nghiệp, phát triển các hoạt động phi nông nghiệp, khôi phục và phát triển các ngành nghề truyền thống và nghề mới ở nông thôn, nhằm tạo ra nhiều công ăn việc làm tại chỗ cho hộ nghèo và cận nghèo ở khu vực nông thơn. Ngồi ra cần tạo điều kiện để người dân di cư lao động từ nông thôn ra khu vực đô thị và khuyến khích, tạo điều kiện để người dân đi lao động ở nước ngồi.

- Xây dựng các mơ hình sản xuất nơng nghiệp, Tổ hợp tác nơng hộ, mơ hình sản xuất, kinh doanh tổng hợp. Trang bị kiến thức cho các hộ đồng bào dân tộc Kh’mer nghèo biết lập kế hoạch sản xuất, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp của nông hộ.

- Đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi đảm bảo việc ngăn mặn, trữ ngọt phục vụ sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của người dân; quy hoạch vùng chuyên canh và chăn nuôi cụ thể phù với điều kiện tự nhiên của từng vùng với nhu cầu của thị trường. Cải thiện công tác khuyến nông và gắn chặt nông dân với thị trường thông qua phương thức sản xuất theo hợp đồng với các doanh nghiệp kinh doanh thu mua nơng sản, nắm bắt và thơng tin kịp thời tình hình thị trường tiêu thụ đến với nơng dân.

- Phát huy vai trò của các tổ chức hội và đồn thể trong cơng tác tun truyền, vận động, tổ chức các hoạt động giao lưu, sinh hoạt và tham gia các lễ, hội truyền thống của đông bào dân tộc; nâng cao vai trò của cộng đồng và thúc đẩy sự tham gia của nông dân trong quá trình ra quyết định góp phần phát triển nơng nghiệp nông thôn, xây dựng nông thôn mới. Phát huy và quản lý chặt chẽ việc tổ chức các lễ, hội và sinh hoạt tín ngưỡng của đồng bào dân tộc Kh’mer.

- Có các chính sách thơng thống hơn trong việc cho vay tín dụng phục vụ cho phát triển nông nghiệp, cụ thể là cho vay không thế chấp để hộ nghèo, hộ cận nghèo tiếp cận dễ hơn với nguồn vốn vay ưu đãi; tạo điều kiện và đa dạng hóa

nguồn tín dụng, tiếp tục hỗ trợ các tổ chức hội, đồn thể tham gia các dịch vụ tín dụng thơng qua Ngân hàng Chính sách xã hội. Xem xét chuyển đổi chính sách hỗ trợ trực tiếp cho đồng bào dân tộc thiểu số sang chính sách hỗ trợ theo cơ chế ưu đãi hoặc hỗ trợ gián tiếp để khuyến khích tính tự chủ của người được hưởng thụ, nhất là đối với đồng bao dân tộc thiểu số./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Anh

1. The rural non – farm economy, livelihoods and their diversification: issues and option (by Junior R. Davis, July 2003).

2. ESRC-DFID (2008). Synthesis Report of the economic development of ethnic minorities in Vietnam. Institute of Development Studies/Centre for Analysis and Forecasting, March 2008.

3. DFID (1999), Sustainable livelihoods guidance sheets. 4. DFID (2000), Sustainable livelihoods guidance sheets

5. Frank, Ellis, (1999). Rural livelihood diversity in developing countries: evidence and policy implications. Overseas development institute.

6. Frank, Ellis, (2000). The determinants of rural livelihood diversification in developing countries. Journal of agricultural Economics, 51: 289-302.

7. Muhamad Israr và Humayun Khan, (2010). Availabilty and access to capitals of rural household in northern Pakistan. Sarhad J. Agric. Vol.26, No.3, 2010.

8. Sarah, (2012). Determinants of Rural Household Income Diversification inSenegal and Kenya.UMR MOISA, CIRAD, France.

9. Scoones (1998). Sustainable Rural Livelihoods. Institute of Development Studies 1998. IDS working paper No.72. Brington: IDS.

Tiếng Việt

1. Trần Tiến khai (2007). Báo cáo tổng quan cải thiện đời sống nông dân Việt Nam trong bối cảnh tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế.

2. Trần Tiến Khai (2014), Sách phương pháp nghiên cứu kinh tế. Nhà xuất bản lao động xã hội.

3. Trần Tiến Khai (2014), Sách môn kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn. 4. Ngô Thị Phương Lan (2011), Bất ổn sinh kế và di cư lao động của người Kh’mer tại huyện Cầu Kè và huyện Cầu Ngang tỉnh Trà Vinh. Bài viết đăng trên Tạp chí nghiên cứu con người, số 3 năm 2012.

5. Ngô Thị Phương Lan (2014), Sinh kế của các tộc người thuộc nhóm ngơn ngữ Mơn - Khmer ở Bình Phước trong bối cảnh phát triển hiện nay. Tạp chí Phát triển Khoa học và Cơng nghệ, T. 17, S. 2X (2014)

6. Nguyễn Xuân Mai và Nguyễn Duy Thắng (2011), Sinh kế của cộng đồng ngư

dân ven biển thực trạng và giải pháp. Xã hội học, số 4 (116), 2011.

7. Lê Duy Thường (2014), Đánh giá các hoạt động sinh kế của đồng bào dân tộc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sinh kế đồng bào dân tộc khmer tại xã tham đôn, huyện mỹ xuyên, tỉnh sóc trăng (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)