Vốn tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sinh kế đồng bào dân tộc khmer tại xã tham đôn, huyện mỹ xuyên, tỉnh sóc trăng (Trang 49 - 52)

CHƢƠNG IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2 Kết quả nghiên cứu

4.2.1.3 Vốn tự nhiên

Tại 3 ấp nghiên cứu hầu hết hộ gia đình sống ở nông thôn, nông nghiệp là hoạt động sản xuất chủ yếu và đất đai là yếu tố sản xuất quyết định kinh tế của hộ gia đình. Nói đến đất thì có hai yếu tố đó là diện tích và chất lượng đất, hầu hết ở đây chất lượng đất khá tốt phù hợp cho sản xuất nông nghiệp và chủ yếu là cây lúa, bên cạnh đó thì địa thế của đất cũng là yếu tố quan trọng trong hoạt động sản xuất. Diện tích đất là yếu tố có giới hạn, khơng thể gia tăng diện tích mãi được và địa thế đất cũng khơng thể thay đổi, do đó chất lượng đất là yếu tố cần được quan tâm. Kết

quả điều tra tại ba điểm nghiên cứu thì diện tích đất bình qn trên mỗi hộ của nhóm hộ khá nhiều hơn so với hai nhóm cịn lại, lên tới 11.828m2

/hộ, trong khi đó nhóm hộ nghèo là 4.513m2

/hộ và hộ cận nghèo là 4.692m2/hộ. Phần lớn trong tổng diện tích đất thì trồng lúa là chính, chiếm tỷ lệ 63,5%, kế tiếp là trồng hoa màu chiếm 15,6%, ngoài trồng lúa và hoa màu là chính thì một số hộ gia đình cịn ni tơm, cá, nuôi gia súc, gia cầm phục vụ cho sinh hoạt trong gia đình, một số hộ sản xuất lớn cung cấp cho các trung tâm chợ xã, huyện. Tuy nhiên tình trạng đất bỏ hoang với tỷ lệ 2,1% và đất vườn tạp khơng có thu nhập cho nơng hộ là 4,2% chủ yếu là ở nhóm hộ nghèo và cận nghèo.

Với quỹ đất không thể mở rộng thêm được nữa nên giải quyết vấn đề đất canh tác cho các hộ nghèo không đất sản xuất là một việc khó khăn của Chính quyền nơi đây, chủ trương cấp đất sản xuất cho hộ nghèo khó khăn khơng đất sản xuất cũng được thực hiện, tuy nhiên do khơng có quỹ đất cơng, giá đất cao địa phương không đủ khả năng cấp đất nên thiếu đất vẫn tiếp tục tồn tại. Bênh cạnh đó việc sử dụng đất khơng hiệu quả và đất bỏ hoang gây lãng phí trong việc sử dụng đất hiện nay tại địa phương.

Bảng 4.8 Tình hình đất đai của hộ gia đình Nghèo Cận Nghèo Cận nghèo Khá TB Tổng nguồn lực đất đai (1000m2/hộ) 4,5 4,7 11,8 6,2 % 100 100 100 100 Đất trồng lúa (1000m2/hộ) 2,9 2,5 7,8 3,9 % 63,2 53,8 65,6 63,5 Đất trồng hoa màu (1000m 2/hộ) 0,6 0,7 2,2 1,0 % 13,2 15,4 18,8 15,6

Đất trồng cây lâu năm

(1000m2/hộ) 0,1 0,2 0,4 0,2

% 2,6 3,8 3,1 3,1

Đất trồng cây ăn trái

(1000m2/hộ) 0,4 0,5 0,7 0,5 % 7,9 11,5 6,3 8,3 Đất vườn tạp (1000m2/hộ) 0,2 0,4 0,4 0,3 % 5,3 7,7 3,1 4,2 Đất bỏ hoang (1000m2/hộ) 0,1 0,2 0,0 0,1 % 2,6 3,8 0,0 2,1 Đất nuôi tôm, cá (1000m 2/hộ) 0,2 0,2 0,4 0,2 % 5,3 3,8 3,1 3,1

Nguồn: Tính tốn từ phiếu điều tra khảo sát nông hộ

Để minh chứng có sự khác biệt về nguồn lực đất đai giữa các nhóm hộ gia đình. Áp dụng các kiểm định thống kê so sánh One-Way ANOVA. Kết quả cho thấy sig. = 0.000 < 0.005, như vậy có sự khác biệt có ý nghĩa về giá trị trung bình

của diện tích đất giữa các nhóm hộ nghèo tại 03 ấp ở xã Tham Đôn (xem phụ lục 17).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sinh kế đồng bào dân tộc khmer tại xã tham đôn, huyện mỹ xuyên, tỉnh sóc trăng (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)