Quy mơ hộ gia đình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sinh kế đồng bào dân tộc khmer tại xã tham đôn, huyện mỹ xuyên, tỉnh sóc trăng (Trang 40 - 42)

CHƢƠNG IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2 Kết quả nghiên cứu

4.2.1.1.1 Quy mơ hộ gia đình

Quy mơ hộ gia đình giữa 3 nhóm hộ được nghiên cứu khơng có sự khác biệt nhau nhiều, bình quân khoảng 5,47 người/hộ, chỉ có nhóm hộ khá là thấp hơn với 5,13 người/hộ. Với đặc tính của Kh’mer và theo số liệu điều tra đa số hộ gia đình đều có từ hai đến ba thế hệ chung sống nên đây là quy mơ hộ gia đình tỷ lệ cao hơn so với thông thường. Theo quan niệm của người Kh,mer con cái là của cải, đơng con là nhà có phúc; đồng thời vấn đề sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình ở đây trong thời gian qua vẫn chưa có sự tiến bộ, theo kết quả điều tra các hộ gia đình có từ 2 con trở lên chiến tỷ lệ 69,8% và khoảng cách giữa các lần sinh cũng gần nhau hầu hết thuộc nhóm hộ nghèo và cận nghèo.

Bảng 4.2 Quy mơ hộ gia đình, số lao động chính, tỷ lệ giới tính và cấu trúc theo nhóm tuổi

Nghèo Cận nghèo Khá TB

Quy mô hộ (người/hộ) 5,41 5,69 5,13 5,47

Số lao động hộ (LĐ chính/hộ) 3,18 3,31 3,47 3,28

Phân theo giới tính (%)

Nam 47,4 46,2 53,1 49,0

Nữ 52,6 53,8 46,9 51,0

Cấu trúc theo nhóm tuổi (%)

< 10 tuổi 13,2 11,5 9,4 11,5

20 - 39 tuổi 28,9 38,5 25,0 30,2

40 - 59 tuổi 18,4 19,2 43,8 27,1

> 60 tuổi 5,3 3,8 6,3 5,2

Nguồn: Tính tốn từ phiếu điều tra khảo sát nông hộ

Với nguồn lao động thì nhóm hộ khá tỷ lệ 3,47 lao động/hộ cao hơn so với mức trung bình của 3 nhóm hộ, đối với nhóm hộ nghèo và cận nghèo thì mức bình quân lại thấp hơn. Với trung bình của 3 nhóm 3,28 lao động/hộ đây là lực lượng lao động có khả năng tạo ra sản phẩm cao và hiệu quả đạt được tốt nhất, tỷ lệ này càng cao càng chứng tỏ nguồn nhân lực của đia phương càng dồi dào. Đối với nhóm hộ nghèo và cận nghèo tuy tổng số người trong hộ tỷ lệ cao hơn nhưng số lao động lại tấp hơn là do có một tỷ lệ phụ thuộc tương đối cao hơn so với nhóm hộ khá (trẻ em dưới 10 tuổi và người già trên 60 tuổi), đây cũng chính là gánh nặng cho lao động chính. Cùng với tỷ lệ lao động chính thấp hơn và tỷ lệ lao động phụ thuộc cao nên nhóm hộ nghèo và cận nghèo vẫn cịn khó khăn trong việc cải thiện chất lượng cuộc sống của họ.

Về giới tính theo mức trung bình của 3 nhóm thì tỷ lệ nữ chiếm 51,0% cao hơn so với nam, tuy nhiên đối với nhóm hộ khá thì tỷ lệ nam chiếm 53,1%, đây có lẽ cũng là yếu tố bổ sung cho lực lượng lao động tốt hơn ở nhóm này. Dân tộc Kh’mer người đàn ơng đóng vai trị quan trọng và là người lao động chính để quyết định sản lượng làm ra của gia đình, cịn người phụ nữ hầu hết chăm lo việc nhà cửa và ni dạy con cái. Vì vậy với nhóm hộ nghèo và cận nghèo có tỷ lệ nữ cao hơn sẽ là một thách thức trong hoạt động sản xuất nhằm tạo ra thu nhập và cải thiện chất lượng cuộc sống gia đình.

Để biết chắc chắn sự sai biệt giữa các nhóm hộ để rút ra kết luận xác đáng và tin cậy về thống kê. Áp dụng thống kê so sánh One-Way ANOVA. Kết quả cho

thấy sig. = 0.001 < 0.005, như vậy có sự khác biệt có ý nghĩa về giá trị trung bình về quy mơ hộ giữa các nhóm hộ nghèo tại 03 ấp ở xã Tham Đôn (xem phụ lục 3).

Áp dụng kiểm định thống kê Chi-Squared để biết chắc chắn có sự liên quan giữa tình trạng nghèo của hộ và giới tính. Qua kết quả kiểm định cho thấy thống kê Pearson Chi-Square có Sig.=0.003 (<0.05) nên ở độ tin cậy 95%, giới tính có ảnh hưởng đến tình trạng nghèo của hộ (xem phụ lục 4).

Áp dụng kiểm định thống kê Chi-Squared để biết chắc chắn có sự liên quan giữa tình trạng nghèo của hộ và cấu trúc nhóm tuổi. Kết quả thống kê Pearson Chi- Square có Sig.=0.002 (<0.05) nên ở độ tin cậy 95%, cấu trúc nhóm tuổi có ảnh hưởng đến tình trạng nghèo của hộ (xem phụ lục 5).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sinh kế đồng bào dân tộc khmer tại xã tham đôn, huyện mỹ xuyên, tỉnh sóc trăng (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)