Chi tiêu của hộ gia đình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sinh kế đồng bào dân tộc khmer tại xã tham đôn, huyện mỹ xuyên, tỉnh sóc trăng (Trang 64 - 65)

CHƢƠNG IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2 Kết quả nghiên cứu

4.2.4.2 Chi tiêu của hộ gia đình

Bảng 4.14 Cơ cấu chi phí của các nhóm hộ (%)

Nội dung chi Nghèo Cận nghèo Khá TB

Chi phí cho sản xuất 28,9 30,8 43,8 34,4

Chi mua lương thực thực phẩm 36,8 34,6 25,0 32,3

Chi cho quần, áo 5,3 3,8 3,1 4,2

Chi cho giáo dục 7,9 7,7 9,4 8,3

Chi cho chăm sóc sức khỏe 10,5 11,5 6,3 9,4

Chi lễ tết, ma chay, hiếu hỉ 7,9 11,5 12,5 10,4

Chi khác 2,6 0,00 0,00 1,0

Tổng 100,00 100,00 100,00 100,00

Nguồn: Tính tốn từ phiếu điều tra khảo sát nơng hộ

Chi tiêu của các nhóm hộ phần lớn là đầu tư cho sản xuất trung bình là (34,4%), nhưng ở nhóm hộ khá là cao nhất (43,8%), cịn ở nhóm hộ nghèo lại dành phần lớn thu nhập của mình cho việc chi mua lương thực thực phẩm (36,8%). Với đặc điểm và phong tục tập quán của người dân tộc Kh’mer có nhiều hoạt động lễ hội do nhà Chùa và cá nhân tổ chức trong năm và hàng tháng gia đình phải đi Chùa 4 lần do đó tỷ lệ chi cho lễ tết, ma chay, hiếu hỉ cũng khá cao (trung bình 10,4% đứng thư 3 trong phần chi tiêu của gia đình); kế tiếp là chi cho việc chăm sóc sức khỏe (trung bình là 9,4%) phần lớn là ở nhóm hộ cận nghèo và đây cũng là nhóm vừa thốt nghèo nhưng lại cũng dễ tái nghèo nếu gia đình có người bệnh cần chi nhiều tiền hoặc do thiên tai làm ảnh hưởng đến sản xuất của hộ.

Để minh chứng sự liên hệ giữa cơ cấu chi và tình trạng kinh tế của hộ. Áp dụng kiểm định Chi-Squared. Kết quả thống kê Pearson Chi-Square có Sig.=0.000 (<0.05) nên ở độ tin cậy 95%, cơ cấu chi có sự liên hệ giữa cơ cấu chi và tình trạng kinh tế của hộ (xem phụ lục 22).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sinh kế đồng bào dân tộc khmer tại xã tham đôn, huyện mỹ xuyên, tỉnh sóc trăng (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)