Vốn tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sinh kế đồng bào dân tộc khmer tại xã tham đôn, huyện mỹ xuyên, tỉnh sóc trăng (Trang 54)

CHƢƠNG IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2 Kết quả nghiên cứu

4.2.1.5 Vốn tài chính

Vốn tài chính bao gồm tiết kiệm và các khoản vay. Trong phạm vi nghiên cứu này dạng vốn tài chính cơ bản nhất là sản xuất lúa đóng vai trị là tài sản quan trọng của nơng hộ. Ngồi ra cịn có các nơng sản khác như hoa màu, chăn nuôi cũng được xem như một loại vốn tài chính chủ yếu của một số nông hộ. Hiện nay về thu hoạch lúa đa số người dân sẽ nhận tiền cọc trước của thương lái và bán ngay sau khi thu hoạch lúa trên đồng ruộng, một số hộ chỉ giữ lại một ít để làm giống cho vụ sau và một ít để ăn, cịn lại đều mua gạo để ăn hàng tháng.

Bảng 4.11 Tình hình vốn và các nguồn vốn vay của hộ Nghèo Cận nghèo Khá TB Nghèo Cận nghèo Khá TB Có vay 55,3 53,8 68,8 59,4 Không vay 44,7 46,2 31,3 40,6 Nguyện vọng vay 78,9 76,9 56,3 70,8 Mục đích vay Trồng lúa 47,4 38,5 50,0 45,8 Trồng hoa mùa 15,8 19,2 9,4 14,6 Chăn nuôi 10,5 15,4 15,6 13,5 Mua bán 7,9 7,7 12,5 9,4 Xây nhà 5,3 3,8 6,3 5,2

Cho con đi học 10,5 11,5 0,0 7,3

Trả nợ 2,6 3,8 0,0 2,1 Khác 0,0 0,0 6,3 2,1 Nguồn vay Ch.trình XĐGN 10,5 7,7 0,0 6,3 Ch. Trình của NN 2,6 0,0 0,0 1,0 NH chính sách 42,1 34,6 0,0 26,0 NH NNPTNT 21,1 30,8 65,6 38,5

Ngân hàng khác 2,6 11,5 25,0 12,5 Hội phụ nữ 7,9 7,7 0,0 5,2 Ban Hội khác 5,3 3,8 0,0 3,1 Tư nhân 5,3 3,8 0,0 3,1 Người thân 2,6 0,0 3,1 2,1 Khác 0,0 0,0 6,3 2,1

Nguồn: Tính tốn từ phiếu điều tra khảo sát nông hộ

Vốn tài chính là nhu cầu cần thiết cho các hộ gia đình trong phát triển kinh tế hộ và hầu như các hộ đều cần vốn để đầu tư cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình. Tuy nhiên qua khảo sát thì nhóm hộ cận nghèo là nhóm được vay vốn ít nhất (53,8%), nhóm hộ nghèo là (55,3%) và ở hai nhóm hộ này lại có nhu cầu vay vốn nhiều hơn, hầu hết đối với các hộ có nhu cầu nhưng khơng được vay là do khơng có tài sản thế chấp, một số thì khơng có kế hoạch sử dụng vốn và phương án trả vốn khả thi.

Về mục đích vay phần lớn là vay để trồng lúa trung bình của 3 nhóm chiếm 45,8%, trong đó hộ khá là 50%, hộ nghèo 47,4% và hộ cận nghèo 38,5%; kế đến là vay để trồng hoa màu và chăn nuôi. Đối với hộ nghèo và cận nghèo vay để lo cho con đi học (10,5%, 11,5%) và vay để trả nợ (2,6%, 3,8%).

Trong số các nguồn vay của nơng hộ thì Ngân hàng Chính sách xã hội là nơi có lãi suất ưu đãi thấp nhất (6,6%/năm) đây là nguồn vốn vay giúp tạo điều kiện cho hộ nghèo và cận nghèo phát triển, tuy nhiên nguồn vay này không đáp ứng tất cả nhu cầu cho các hộ có nguyện vọng vay vốn, trung bình chỉ có 26,0% được vay từ nguồn này và có số ít là 7,3% được vay từ các nguồn vốn thuộc chương trình xóa đói giảm nghèo, chương trình của Nhà nước với lãi suất ưu đãi hơn và hầu hết thuộc nhóm hộ nghèo và cận nghèo. Với các nguồn vay thì Ngân hàng Nơng nghiệp

chiếm phần nhiều (38,5%). Các nguồn vốn vay từ Hội Phụ nữ và các ban hội khác được ủy thác từ ngân hàng chính sách xã hội tuy lãi suất có ưu đãi nhưng lại địi hỏi nhiều thủ tục, số tiền vay không nhiều, sử dụng nguồn vốn khơng đúng mục đích nên cũng chưa phát huy được tác dụng nhiều. Có 3,1% vay từ các tư nhân với thủ tục đơn giản dễ dàng nhưng lãi suất lại cao hơn nhiều, với các tư nhân thường hộ sẽ vay dưới dạng vật chất trong đó phần lớn là phân bón, thuốc trừ sâu và trả sau khi thu hoạch vụ lúa, phần vay này hầu hết là nhóm hộ nghèo và cận nghèo không đủ vốn đầu tư cho sản xuất thường mua trước trả sau theo từng vụ, số vay bằng tiền mặt chiếm tỷ lệ 91,7%.

Để phân tích sự liên quan giữa tình trạng nghèo, giàu của hộ và các chỉ tiêu nguyện vọng vay, có vay và khơng vay để thấy sự khác biệt giữa các nhóm hộ. Áp dụng kiểm định Chi – Squared. Kết quả thống kê Pearson Chi-Square cho thấy có Sig.=0.041, Sig.=0.000 và Sig.=0.000 tất cả đều (<0.05) nên ở độ tin cậy 95%, việc hộ có vay, nguyện vọng vay và khơng vay đều có liên quan đến tình trạng nghèo, giàu của hộ (xem phụ lục từ 18 đến 20).

4.2.2 Bối cảnh dễ bị tổn thƣơng và sự hỗ trợ của Chính phủ cho sinh kế 4.2.2.1 Bối cảnh dễ bị tổn thƣơng

4.2.2.1.1 Sự thay đổi thời tiết khí hậu

Với đặc điểm chung của vùng đồng bằng sơng Cửu Long thời tiết có hai mùa mưa - nắng, mùa nắng từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau và nắng nóng gay gắt nhất vào tháng 2 và tháng 3. Trong những năm gần đây do ảnh hưởng biến đổi khí hậu, nước biển dâng và hiện tượng El-Nino gây ra hạn hán và xâm nhập mặn kéo dài làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp, giảm năng suất nhất là cây lúa, đồng thời nguồn nước ngọt phục vụ cho sinh hoạt của nông hộ ngày càng khó khăn trong mùa nắng. Ngoài ra do thời tiết ln có những diễn biến bất thường gây ra nhiều loại sâu bệnh trên cây trồng, dịch bệnh trên người, vật nuôi cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất và cuộc sống của nơng hộ. Để ứng phó với những khó khăn trên địi hỏi nông hộ sản xuất theo đúng lịch thời vụ của ngành chức

năng khuyến cáo, chuyển đổi cây trồng, vật ni để thích ứng với sự biến đổi của thời tiết.

4.2.2.1.2 Thay đổi trong thu nhập và chi tiêu

Về nguồn thu của nông hộ nơi đây chủ yếu là hai lúa vào khoảng tháng 8 và tháng giêng năm sau. Thời điểm mà đồng bào Kh’mer chi tiêu nhiều thường từ tháng 2 đến tháng 4 là thời điểm diễn ra nhiều lễ (lễ cầu an, lễ cầu siêu do gia đình tổ chức; lễ dâng bông do các Chùa tổ chức) đặc biệt trong tháng 4 cũng là dịp đồng bào Kh’mer đón Tết Chơl Chnăm Thmây, tháng 9 lễ Đôn Ta và vào thời điểm này cũng là lúc bắt đầu năm học mới nên cần nhiều khoản chi tiêu (mua sắm sách vở đồ dùng học tập, học phí, quần áo và các khoản khác), ngồi ra sau khi thu hoạch vụ lúa thì các chi phí để đầu tư cho sản xuất vụ sau địi hỏi phải chi tiêu nhiều nên thường số tiền thu được từ việc bán nơng sản cũng nhanh chóng được chi dùng hết và hầu hết các hộ nghèo, cận nghèo phải tới thu hoạch vụ sau họ mới có nguồn thu trở lại nên những lúc cần chi cho ốm đau, hiếu hỉ thường phải đi vay mượn. Với khoảng thời gian thu nhập và thời gian cần chi tiêu nhiều lại không trùng nhau và việc chi tiêu thường xuyên không tiết kiệm. Để khắc phục vấn đề này nông hộ cần phải có kế hoạch tiết kiệm và chi tiêu hợp lý để tích lũy cho gia đình.

4.2.2.2 Các chính sách và sự hỗ trợ của Chính phủ

Các chính sách hỗ trợ của Chính phủ đối với đồng bào dân tộc thiểu số nói chung và đồng bào dân tộc Kh’mer Sóc Trăng nói riêng được sự quan tâm hỗ trợ thiết thực trong nhiều lĩnh vực. Đối với giáo dục 100% con em dân tộc thiểu số được miễn giảm học phí khi đi học, chỉ phải đóng góp một phần rất nhỏ các khoản phục vụ cho chính bản thân mình. Hưởng các chế độ theo Quyết định 112/Thủ tướng Chính phủ đối với hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số con em đi học nhận được hỗ trợ 140.000 đồng/người/tháng, tuy số tiền không nhiều nhưng đây là sự hỗ trợ thiết thực cho con, em đồng bào dân tộc thiểu số nghèo lo chi phí ăn học.

Chính sách hỗ trợ trong việc cấp đất sản xuất, đất ở, nhà ở, nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo theo Quyết định 134/QĐ-TTg ngày 20/7/2004

của Thủ tướng Chính phủ; chính sách hỗ trợ định canh, định cư theo Quyết định số 33/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; Chương trình 135 về phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi. Quyết định số 54/2012/QĐ-TTg ngày 04/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách cho vay vốn phát triển sản xuất đối với dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn; Quyết định số 755/QĐ-TTg ngày 20/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ đất ở, giải quyết việc làm, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn; Quyết định số 29/2013/QĐ-TTg ngày 20/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ giải quyết đất ở và giải quyết việc làm cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2013 - 2015.

Nhờ nhiều chính sách, chương trình đầu tư và hỗ trợ của Chính phủ giúp cho chính quyền địa phương xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn như: đường giao thông, trường học, Trạm Y tế và các thiết chế văn hóa, cơng trình điện thấp sáng, nước sạch phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người dân ngày càng tốt hơn. Các hộ nghèo và cận nghèo được hưởng lợi từ các chính sách an sinh xã hộ như: hỗ trợ nhà ở, đất sản xuất, học nghề, giới thiệu việc làm, chăn sóc sức khỏe; có 100% hộ Kh’mer đều có điện thấp sáng, trên 95% có nước sạch sinh hoạt, 100% hộ đều có nhà ở, trên 10% trong số hộ khơng đất ở, đất sản xuất được hỗ trợ. Có thể thấy các chính sách hỗ trợ của Chính phủ thời gian qua tác động rất lớn, góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân nơng thơn nói chung, đặc biệt là đối với đồng bào dân tộc Kh’mer.

4.2.3 Chiến lược sinh kế

Chiến lược sinh kế của đồng bào Kh’mer qua khảo sát tại ba ấp của xã Tham Đôn cho thấy sinh kế của các nhóm hộ có sự khác nhau và khá đa dạng:

Nhóm hộ nghèo

với hộ ít đất và khơng có đất canh tác hoặc vào mùa khơ có ít việc làm trên đất của hộ gia đình (chiếm 47,4%), đối với hộ có đất canh tác thì mở rộng sản xuất, tăng vụ, trồng hoa màu và chăn nuôi để tạo nguồn thu nhập và phụ vụ cuộc sống hằng ngày cho hộ gia đình.

Nhóm hộ cận nghèo

Đối với hộ cận nghèo, chiến lược sinh kế của họ khá đa dạng, vừa mở rộng sản xuất nông nghiệp, đi làm thuê trong lĩnh vực nông nghiệp, phi nông nghiệp và làm công nhân tại các xí nghiệp, chăn nuôi gia súc, gia cầm, buôn bán để tạo ra nguồn thu nhập cải thiện cuộc sống, giúp gia đình thốt nghèo vươn lên trong cuộc sống.

Nhóm hộ khá

Đối với nhóm hộ khá, chiến lược sinh kế của họ là phát huy tối đa lợi thế từ các nguồn vốn sinh kế, nhất là nguồn lực về đất đai sẵn có của họ, ngồi ra họ cịn thuê thêm đất để mở rộng sản xuất nông nghiệp như làm lúa, trồng hoa màu và chăn nuôi (chiếm 71,9%), 25,1% là mở rộng sản xuất kinh doanh, mua bán và có trên 3% quan tâm đầu tư cho con đi học để được tham gia vào các tổ chức và chính quyền tại địa phương.

Bảng 4.12 Chiến lƣợc sinh kế

Nghèo Cận nghèo Khá TB

Đi làm cơng nhân tại các xí nghiệp 15,8 11,5 0,0 9,4

Đi làm thuê theo thời vụ 31,6 23,1 0,0 18,8

Thuê thêm đất để làm lúa 5,3 7,7 12,5 8,3

Chăn nuôi gia súc, gia cầm 10,5 15,4 15,6 13,5

Mở rộng sản xuất lúa 26,3 30,8 34,4 30,2

Mở rộng sản xuất, kinh doanh 0,0 0,0 18,8 6,3

Buôn bán 2,6 3,8 6,3 4,2

Đầu tư cho con đi học 0,0 0,0 3,1 1,0

Nguồn: tổng họp từ phiếu điều tra khảo sát nông hộ

4.2.4 Kết quả sinh kế

4.2.4.1 Thu nhập của hộ gia đình

Hình 4.2 Cơ cấu nguồn thu của hộ (%)

52,6 11,88 15,3 80,354,45 6,68 0,69 LÚA HOA MÀU CHĂN NUÔI CÂY ĂN TRÁI CHO THUÊ ĐẤT MUA BÁN LÀM THUÊ TRỢ CẤP

Nguồn: Tính tốn từ phiếu điều tra khảo sát nông hộ

Với thu nhập chủ yếu của nông hộ dựa vào sản xuất nông nghiệp và chủ lực là cây lúa nên cơ cấu nguồn thu thì lúa chiếm tỷ lệ cao nhất với 52,6% thu nhập của nơng hộ từ lúa vì đây là khu vực thuận lợi cho việc trồng lúa nước, kế tiếp là chăn

nuôi (gia súc, gia cầm, tôm, cá) chiếm tỷ lệ 15,3% và đứng thứ ba trong cơ cấu thu nhập của nông hộ là trồng hoa màu chiếm 11,88%. Ngoài ra thu nhập từ đi làm thuê đây cũng là nguồn thu lớn đứng thứ hai của nhóm hộ nghèo (25,62%), các nguồn thu cịn lại khơng đáng kể. Tổng thu từ lúa của nhóm hộ nghèo vẫn cao hơn so với hai nhóm cịn lại, hầu hết ở nhóm hộ này chỉ tập trung vào cây lúa là chính chưa chuyển đổi cây trồng, vật nuôi do cịn khó khăn về vốn và tiếp cận khoa học kỹ thuật mới, cho nên dù đây là nguồn thu chính nhưng do diện tích đất ít, giá lúa không ổn định nên thu nhập của gia đình vẫn khó khăn. Đối với nhóm hộ khá ngồi việc có vốn và tiếp cận được tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhạy bén hơn về thị trường nên thường xuyên chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng hoa màu hoặc chăn nuôi,... để tăng thu nhập cho gia đình.

Bảng 4.13 Giá trị các nguồn thu theo nhóm hộ (1.000VNĐ)

Nguồn thu Nghèo Cận nghèo Khá

Thu từ lúa 719.796 415.845 2.614.360

Thu từ hoa màu 41.300 154.000 652.000 Thu từ chăn nuôi 5.240 85.000 1.005.000 Thu từ cây ăn trái 11.000 142.000 417.000

Làm thuê 278.000 198.000 0

Cho thuê đất 0 0 25.000

Trợ cấp 29.800 19.100 0

Thu khác 0 0 317.000

Tổng cộng 1.085.136 1.013.945 5.030.360

Hình 4.3 Cơ cấu nguồn thu của từng nhóm hộ 66,33 66,33 3,81 0,48 1,0100 25,62 2,75 41,01 15,19 8,38 14 0 0 19,53 1,88 51,97 12,96 19,98 8,290,5 6,300 0% 20% 40% 60% 80% 100% NGHÈO CẬN NGHÈO KHÁ TRỢ CẤP LÀM TH KHÁC CHO TH ĐẤT CÂY ĂN TRÁI CHĂN NI HOA MÀU LÚA

Nguồn: Tính tốn từ phiếu điều tra khảo sát nông hộ

Về cơ cấu nguồn thu thì ta thấy nhóm hộ nghèo có tỷ lệ cao nhất về nguồn thu từ lúa là 66,33% trong tổng cơ cấu nguồn thu của hộ, trong khi của hộ khá là 51,97% và thấp nhất là hộ cận nghèo 51,01%. Ngoài nguồn thu từ lúa thì đi làm thuê cũng đem lại nguồn thu cho nhóm hộ nghèo là 25,62%, một phần vì các hộ nhóm nghèo này ít đất sản xuất nên đi làm thuê được xem như lựa chọn thứ hai trong hoạt động tạo thu nhập. Tuy nhiên đi làm thuê chủ yếu cũng là làm nơng nghiệp nên mang tính thời vụ tại địa phương và một số khác thì đi làm thuê ở các cơng ty, xí nghiệp tại tỉnh hoặc ngồi tỉnh.

Để thấy được sự khác biệt về giá trị của từng nguồn thu giữa các nhóm hộ. Áp dụng thống kê so sánh One-Way ANOVA. Kết quả cho thấy sig. = 0.003 < 0.005, như vậy có sự khác biệt có ý nghĩa về giá trị trung bình giữa các nguồn thu của các nhóm hộ tại 03 ấp ở xã Tham Đơn (xem phụ lục 21).

4.2.4.2 Chi tiêu của hộ gia đình

Bảng 4.14 Cơ cấu chi phí của các nhóm hộ (%)

Nội dung chi Nghèo Cận nghèo Khá TB

Chi phí cho sản xuất 28,9 30,8 43,8 34,4

Chi mua lương thực thực phẩm 36,8 34,6 25,0 32,3

Chi cho quần, áo 5,3 3,8 3,1 4,2

Chi cho giáo dục 7,9 7,7 9,4 8,3

Chi cho chăm sóc sức khỏe 10,5 11,5 6,3 9,4

Chi lễ tết, ma chay, hiếu hỉ 7,9 11,5 12,5 10,4

Chi khác 2,6 0,00 0,00 1,0

Tổng 100,00 100,00 100,00 100,00

Nguồn: Tính tốn từ phiếu điều tra khảo sát nơng hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sinh kế đồng bào dân tộc khmer tại xã tham đôn, huyện mỹ xuyên, tỉnh sóc trăng (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)