Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sinh kế đồng bào dân tộc khmer tại xã tham đôn, huyện mỹ xuyên, tỉnh sóc trăng (Trang 36 - 37)

CHƢƠNG IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1 Đặc điểm cơ bản địa bàn nghiên cứu

4.1.1 Điều kiện tự nhiên

Vị trí địa lý: Tham Đơn là xã nằm phía ở phía Nam, huyện Mỹ Xun cách

Thành phố Sóc Trăng 20km và cách trung tâm huyện 10km. Phía Tây giáp với xã Thạnh Phú, phía Nam giáp xã Ngọc Đông và xã Hồ Tú 1, phía Bắc giáp xã Đại Tâm huyện Mỹ Xuyên và phường 10 thành phố Sóc Trăng. Với diện tích tự nhiên là 4.931,59 ha.

Địa hình: Tham Đôn là xã nằm trong vùng đồng bằng nên địa hình chung

của xã tương đối bằng phẳng, chênh lệch độ cao giữa vùng thấp nhất và cao nhất 0,7-1,5m. Định hình các vùng cao gồm dọc theo đường tỉnh lộ 936, huyện lộ 56,57 và các tuyến dân dọc theo các trục đường nơng thơn, các vùng địa hình thấp trồng lúa, ao ni tơm và các khu vực vườn tạp.

Khí hậu thời tiết: Tham Đơn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa của

Đồng bằng sơng Cửu Long với nền nhiệt cao, được chia làm hai mùa khí hậu tương phản rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.

Nhiệt độ: Nhiệt độ tương đối cao và ổn định, trung bình 29.50c. Nhiệt độ cao nhất là 330c (vào tháng 4 - 5) và nhiệt độ thấp nhất 26.50

c ( tháng 1-2)

Tài ngun đất, nƣớc: Tham Đơn có vị trí khá quan trọng của huyện Mỹ

Xuyên cũng như của tỉnh, là vùng đất phù hợp trồng lúa, nuôi tôm, chăn nuôi,… với địa thế bằng phẳng, cùng với sự khai thác nguồn lợi từ đất. Với diện tích là 4.931,59 ha, trong đó đất nơng nghiệp 4.332,90 ha, chiếm 87,86% chủ yếu là trồng lúa, trồng cây lâu năm, nuôi thủy sản và hoa màu; đất phi nông nghiệp 598,69 ha, chiếm 12,14%. Với nước ngọt chủ yếu có nước ngầm và nước mưa, bảo đảm về số lượng, chất lượng phục vụ nước sinh hoạt cho người dân; nguồn nước mặt chỉ thích hợp cho việc trồng lúa và nuôi thủy sản.

Dân số: Tồn xã có 3.961 hộ với 18.065 khẩu gồm 03 dân tộc cùng sinh

sống (Kinh, Kh’mer, Hoa) trong đó phần lớn là dân tộc Kh’mer chiếm 70,22%; dân tộc Kinh chiếm 26,76%; dân tộc Hoa chiếm 3,0%. Hầu hết người dân tộc Kh’mer đã sinh sống ở đây qua nhiều thế hệ. Dân cư chủ yếu phân bố dọc tuyến tỉnh lộ 936, huyện lộ 56,57, các trục đường giao thông nông thôn và sống rải rác khu vực đất giồng cát trong toàn xã. Theo thống kê năm 2014 tồn xã có 770 hộ nghèo chiếm 19,43%, trong đó hộ Kh’mer chiếm trên 20% số hộ Kh’mer trong toàn xã.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sinh kế đồng bào dân tộc khmer tại xã tham đôn, huyện mỹ xuyên, tỉnh sóc trăng (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)