CHƢƠNG IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Đặc điểm cơ bản địa bàn nghiên cứu
4.1.2.1 Sản xuất nông nghiệp
Tham Đôn kinh tế chủ lực là lĩnh vực nông nghiệp, chủ yếu là trồng lúa, diện tích được giữ vững ổn định hàng năm là 5.150 ha (lúa đặc sản 2.716 ha, chiếm 52,73% diện tích và giống lúa xác nhận 3.626 ha, chiếm 70,40% diện tích); tổng sản lượng (tính hàng năm) được 29.943 tấn, đạt 102,18%, năng suất đạt từ 5,5 tấn/ha đến 6,0 tấn/ha. Cây màu được người dân trồng chuyên canh và trồng trên bờ kênh thủy lợi và bờ bao vùng nuôi tôm-lúa được 1.835 ha. Diện tích ni thủy sản hàng năm là 1.150 ha, sản lượng 942,4 tấn; tổng đàn bị được 1.500 con, trong đó bị sữa 1.023 con, đàn heo 1.355 con và trên 55.000 con gia cầm. Nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật, chọn giống nên chăn nuôi hiện nay của người dân phần lớn đạt năng suất, tuy nhiên do điều kiện thời tiết, dịch bệnh và giá cả thị trường khơng ổn định nên đầu ra cịn nhiều khó khăn. Mơ hình kinh tế hợp tác được phát triển mạnh, tồn xã có 27 Tổ hợp tác với 671 thành viên, các Tổ hợp tác đã thể hiện được vai trò quan trọng trong việc tham gia học tập và áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, góp phần tích cực thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.
Đối với tiểu thủ cơng nghiệp và dịch vụ: Nhờ có vị trí khá thuận lợi như gần trung tâm huyện và cách thành phố Sóc Trăng 20km, giao thơng thuận lợi nên việc giao thương với các vùng khác khá thuận lợi so với các xã khác của huyện. Tồn xã có 10 doanh nghiệp, 448 cơ sở sản xuất kinh doanh, giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ đạt 12,5 tỷ năm 2015.