Vai trò và sự cần thiết phải tăng cường cơ chế và nâng cao tự chủ tài chính đố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường cơ chế tự chủ tài chính tại trung tâm phát triển quỹ đất tỉnh cà mau (Trang 35)

7. Kết cấu luận văn

1.4. Vai trò và sự cần thiết phải tăng cường cơ chế và nâng cao tự chủ tài chính đố

chính đối với đơn vị sự nghiệp cơng lập hiện nay

1.4.1. Vai trị của tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.

Cơ chế tự chủ tài chính là yêu cầu tất yếu khi Nhà nước thực hiện chủ trương trao quyền tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp công lập. Nhà nước với vai trò quản lý, xây dựng cơ chế nhằm đảm bảo cho hệ thống các đơn vị trực thuộc hoạt động ổn định theo định hướng chung. Cơ chế ban hành mang tính chất hướng dẫn, khuyến khích và kiểm sốt.

Cơ chế tự chủ tài chính tạo hành lang pháp lý cho quá trình hoạt động đơn vị sự nghiệp cơng. Nó bao gồm hệ thống các văn bản Pháp luật, Thông tư, Nghị định, Quyết định... tạo cơ sở hoạt động cho các đơn vị sự nghiệp công lập. Hiện nay cùng các vản bản pháp luật đi kèm điều chỉnh các nội dung về: Nội dung định mức thu chi, thực hiện trích lập các quỹ tài chính tại các đơn vị sự nghiệp cơng lập. Mỗi hoạt động tại đơn vị điều có quy định và hướng dẫn cụ thể.

Thông qua cơ chế tự chủ tài chính, Nhà nước có thể phân phối, sử dụng các nguồn tài chính đáp ứng duy trì hoạt động và phát triển của các đơn vị, thúc đẩy sử dụng kinh phí tiết kiệm, hiệu quả.

Với vai trị khuyến khích, cơ chế tự chủ tài chính cịn làm tăng tính chủ động, sáng tạo và ý thức tự chịu trách nhiệm trong hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập. Khi được trao quyền tự chủ, các đơn vị sự nghiệp công lập sẽ chú trọng vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động. Do đó kích thích sự sáng tạo trong cách nghĩ và cách làm. Thủ trưởng đơn vị cần phát huy khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân.

1.4.2 Sự cần thiết phải tăng cường cơ chế và nâng cao tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập hiện nay đối với đơn vị sự nghiệp công lập hiện nay

Cơ chế tự chủ tài chính đang dần tạo ra những chuyển biến xuất phát từ nội tại các đơn vị sự nghiệp công lập. Thông qua cơ chế giao quyền tự chủ, các đơn vị sự nghiệp công lập định hướng lại tổ chức và mục tiêu phát triển. Trong đó, q trình tạo lập và sử dụng nguồn tài chính trong các đơn vị sự nghiệp được chú trọng.

Tuy nhiên sau nhiều năm thực hiện các quy định về cơ chế tự chủ về tài chính dần cho thấy một số vướng mắc nhiều chính sách là tiền đề của việc giao quyền tự chủ cho đơn vị công lập cịn chưa được ban hành nên hạn chế tính tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp. Các Bộ quản lý Ngành, Lĩnh vực chưa có văn bản hướng dẫn thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế đối với các đơn vị sự nghiệp cơng lập. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động sự nghiệp của đơn vị khi được giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm chưa được xây dựng rõ ràng. Vì vậy, trong thời gian tới các Bộ, cơ quan quản lý ngành, Chính phủ cần phải sớm nghiên cứu, bổ sung sửa đổi, hoàn thiện để cơ chế tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập ngày càng phát huy hiệu quả trong thực tế.

- Nâng cao tự chủ tài chính nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo.

Các đơn vị sự nghiệp công lập được trao quyền tự chủ xuất phát từ yêu cầu thực tế quản lý Nhà nước nhằm thực hiện một số dịch vụ cơng có đặc điểm, tính chất quan trọng. Với mục tiêu hiệu quả hoạt động cao hơn, Nhà nước cần thực hiện rà sốt và hồn thiện hơn nữa cơ chế tự chủ tài chính cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển, tạo các điều kiện thuận lợi cho hoạt động của đơn vị.

Theo xu hướng chung của toàn xã hội, sự cạnh tranh giữa các đơn vị cơng lập, ngồi công lập ngày càng mạnh mẽ. Nhà nước không thể thực hiện bảo hộ cho các đơn vị này. Để đảm bảo thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình thì việc đảm bảo quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm thực sự cho đơn vị sự nghiệp công lập là cần thiết. Đơn vị sự nghiệp công lập được tự chủ trong việc huy động các nguồn vốn để đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, đổi mới trang thiết bị, tạo điều kiện mở

rộng và phát triển hoạt động sự nghiệp phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao. Đồng thời với đó là việc đa dạng hố các loại hình dịch vụ cơng qua đó mở rộng được các nguồn thu.

Đi đôi với việc khai thác nguồn thu, các đơn vị sự nghiệp công xây dựng các giải pháp tài chính để tiết kiệm chi phí, như: xây dựng các tiêu chuẩn, định mức chi, định mức tiêu hao nguyên nhiên vật liệu để thực hiện trong nội bộ đơn vị, xây dựng các quy trình cung cấp dịch vụ hợp lý khoa học hơn như quy trình đào tạo, quy trình phối hợp, v.v...

Cơ chế tự chủ tạo điều kiện cho đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện việc kiểm sốt chi tiêu nội bộ, phát huy tính dân chủ, chủ động, sáng tạo của người lao động nâng cao kỹ năng quản lý và chất lượng hoạt động sự nghiệp công, hướng cơ chế hoạt động chuyển dần từ cơ chế quản lý theo yếu tố “đầu vào” sang cơ chế quản lý theo “đầu ra”.

- Nâng cao tự chủ tài chính khuyến khích việc khai thác mở rộng nguồn thu, giảm gánh nặng chi tiêu cho NSNN.

Trong điều kiện tìm lực tài chính của NSNN có hạn nhưng nhu cầu chi cho các lĩnh vực ngày càng lớn thì việc tích cực khai thác nguồn thu của các đơn vị sự nghiệp công sẽ giảm gánh nặng chi tiêu cho ngân sách đồng thời tạo điều kiện thực hiện tốt chủ trương xã hội hoá trong lĩnh vực tài nguyên mơi trường, tìm lực tài chính đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất cung ứng các dịch vụ công cho xã hội.

Nhà nước khuyến khích các đơn vị sự nghiệp tham gia tích cực vào các xu hướng xã hội hoá, thực hiện chuyển dần sang cơ chế hoạt động của doanh nghiệp, hoạt động theo loại hình đơn vị tự đảm bảo kinh phí hoạt động.

TĨM TẮT CHƯƠNG 1

Thực trạng kinh tế trong từng đơn vị sự nghiệp ngay từ khi chuyển đổi từ đơn vị sự nghiệp sang đơn vị sự nghiệp có thu đã có nhiều mặt chưa hợp lý như: Thiếu vốn, thiếu đội ngũ cán bộ, cơng chức, viên chức có trình độ. Cơ quan cấp trên buông lỏng vấn đề quản lý nhà nước, chưa phân định rõ quyền sở hữu và quyền quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước do khi lập đề án tự chủ, tự chịu trách nhiệm về chức năng nhiệm vụ, tổ chức, biên chế, tài chính chưa hợp lý.

Nhằm chấn chỉnh sự lỏng lẻo trong quản lý và sử dụng nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn ngân sách nhà nước, vốn tự có, vốn vay đúng mục đích và có hiệu quả Kinh tế - Tài chính - Xã hội cao thì phải quản lý tốt tất cả các giai đoạn đầu tư.

Trên cơ sở lý thuyết nêu trên, chương 2 tiến hành phân tích và đánh giá cơ chế tự chủ tài chính tại TTPTQĐ tỉnh Cà Mau để đưa ra một số giải pháp tăng cường quản lý tài chính đối với đơn vị sự nghiệp có thu.

CHƯƠNG 2

PHÂN TÍCH CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH

TẠI TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN QUỸ ĐẤT TỈNH CÀ MAU 2.1. Khái quát chung về Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh Cà Mau 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Trung tâm

Tổ chức phát triển quỹ đất là một trong những tổ chức sự nghiệp công. Khái niệm tổ chức sự nghiệp công được Luật đất đai 2015 nhắc đến và định nghĩa như sau: “Tổ chức sự nghiệp công là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội thành lập, có chức năng thực hiện các hoạt động dịch vụ công theo quy định của pháp luật”. Đây chính là điều kiện tiền đề để ra đời các Tổ chức phát triển quỹ đất. Sự kiện đất nước gia nhập tổ chức thương mại thế giới, đã tác động làm cho việc hình thành các Tổ chức phát triển quỹ đất càng trở nên cấp thiết để Nhà nước thực hiện quản lý, sử dụng, khai thác giá trị mang lại từ đất đai. Phục vụ cho mục tiêu phát triển của từng địa phương và của cả nước. Chính vì lẽ đó mà Chính phủ, các Bộ như Bộ tài nguyên môi trường, Bộ Nội vụ đã lần lượt cho ra đời các Nghị định, Thơng tư để hướng dẫn cho việc hình thành và hoạt động của Tổ chức phát triển quỹ đất.

Nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra, các tổ chức phát triển quỹ đất lần lượt ra đời, đi vào hoạt động để phục vụ yêu cầu phát triển của các địa phương. Theo thống kê của Bộ TN&MT, tính đến đầu tháng 4/2015, hiện cả nước đã có 62/63 tỉnh thành thành lập Tổ chức phát triển quỹ đấy cấp tỉnh. Trong đó, có 8 đơn vị trực thuộc UBND tỉnh và 54 đơn vị trực thuộc Sở TN&MT. Cà Mau cũng đã thành lập tổ chức phát triển quỹ đất với tên gọi là Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh Cà Mau.

Từ khi thành lập đến nay, TTPTQĐ đã thực hiện đạt được một số kết quả nhất định. Đặc biệt, TTPTQĐ có đóng góp rất lớn trong cơng tác bồi thường, giải phóng mặt bằng phục vụ cho các dự án đầu tư xây dựng các cơng trình: Giao thơng, giáo dục, y tế... đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế -xã hội của tỉnh. Tuy nhiên qua đó vẫn cịn một số hạn chế, như một số nhiệm vụ thực hiện còn chồng chéo; mối

quan hệ, phối hợp giữa các trung tâm cấp tỉnh, cấp huyện chưa được gắn kết, quan tâm nên không thể tập trung phát huy hiệu quả nguồn lực các trung tâm hiện có. Nhiệm vụ quản lý, sử dụng quỹ đất công Nhà nước TTPTQĐ chưa được giao thực hiện. Bên cạnh đó, các Trung tâm Phát triển quỹ đất cấp huyện cũng chỉ thực hiện nhiệm vụ chủ yếu là cơng tác bồi thường, giải phóng mặt bằng phục vụ các dự án đầu tư xây dựng cơng trình cơng cộng thuộc địa bàn. Cơng tác tạo lập, phát triển quỹ đất, đầu tư cơ sở hạ tầng trên đất để tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất hầu như chưa triển khai thực hiện. Cơ cấu tổ chức bộ máy, nhân sự, cơ chế hoạt động giữa các Trung tâm cấp huyện không thống nhất, nên tổ chức hoạt động của các Trung tâm chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đặt ra.

Để đáp ứng mục tiêu nhiệm vụ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh, nhằm quản lý và khai thác hiệu quả nguồn lực đất đai, nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động của Trung tâm Phát triển quỹ đất. Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh Cà Mau đã được tổ chức lại theo mơ hình Trung tâm Phát triển quỹ đất một cấp, trực thuộc Sở Tài ngun và Mơi trường, có các chi nhánh tại các huyện, thành phố trên cơ sở hợp nhất Trung tâm Phát triển quỹ đất các huyện, thành phố.

Chi nhánh Trung tâm Phát triển quỹ đất tại các huyện, thành phố Cà Mau là bộ phận trực thuộc Trung tâm Phát triển quỹ đất; có nhiệm vụ thực hiện một phần chức năng của Trung tâm Phát triển quỹ đất trên địa bàn huyện, thành phố Cà Mau nơi có Chi nhánh. Các Chi nhánh Trung tâm Phát triển quỹ đất có con dấu và được Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí văn phòng, trang thiết bị làm việc theo quy định của pháp luật để thực hiện nhiệm vụ được giao.

2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Trung tâm Phát triển quỹ đất

Từ khi thành lập đến nay, Tổ chức phát triển quỹ đất hoạt động theo loại hình đơn vị sự nghiệp có thu, tự đảm bảo tồn bộ chi phí hoạt động thường xuyên, thực hiện nhiệm vụ cơng ích do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định thành lập để thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng trong trường hợp thu hồi đất sau khi quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được cơng bố mà chưa có dự án đầu tư, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong khu vực có quy hoạch phải

thu hồi đất mà người sử dụng đất có nhu cầu chuyển đi nơi khác trước khi Nhà nước quyết định thu hồi đất; quản lý quỹ đất đã thu hồi và tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với khu đất được giao quản lý.

Là một tổ chức sự nghiệp trong hệ thống quản lý đất đai của Nhà nước. Với chức năng nhiệm vụ cụ thể được quy định, đã khẳng định sự cần thiết phải thành lập và phát triển các tổ chức này để vừa đáp ứng yêu cầu phát triển của các địa phương, vừa góp phần vào cơng cuộc cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước.

Tuy nhiên, để đưa mơ hình tổ chức phát triển quỹ đất vào thực tiễn cần có những cơ chế, chính sách đi kèm, đảm bảo cho bộ máy của tổ chức được vận hành trên cơ sở pháp lý với mục đích khai thác tối ưu giá trị mang lại từ nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của đất nước. Và cơ chế tự chủ tài chính là một cơ chế khơng thể thiếu đối với mơ hình này.

2.1.3 Cơ cấu tổ chức của Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh Cà Mau 2.1.3.1 Tổ chức bộ máy

Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh Cà Mau được xây dựng theo mơ hình: Ban giám đốc trung tâm là cấp cao nhất, các phịng Bồi thường và Giải phóng mặt bằng; Phịng Quản lý và Phát triển quỹ đất; chi nhánh Trung tâm Phát triển quỹ đất TP Cà Mau; chi nhánh Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Năm Căn, chi nhánh Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Trần Văn Thời là cấp quản lý chuyên môn chịu trách nhiệm trước Trung tâm về nghiệp vụ chun mơn; Phịng Hành chính – Tổng hợp; Phịng Kế hoạch – Tài chính là bộ phận tham mưu, giúp việc cho Ban Giám đốc Trung tâm về công tác kế hoạch đào tạo, chỉ đạo, cơng tác quản lý tài chính và các mặt quản lý khác.

Sơ đồ 2.1. Tổ chức bộ máy của Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh Cà Mau

(Nguồn: Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh Cà Mau )

GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHĨ GIÁM ĐỐC Phịng Hành chính – Tổng hợp (08 cán bộ) Phịng Kế hoạch – Tài chính (03 cán bộ) Phịng Bồi thường và Giải phóng mặt bằng (13 cán bộ) Phòng Kỹ thuật và Thông tin đất đai (15 cán bộ) Chi nhánh Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Năm Căn (10 cán bộ) Chi nhánh Trung tâm Phát triển quỹ đất thành phố Cà Mau (20 cán bộ) Phòng Quản lý và Phát triển quỹ đất (08 cán bộ) Chi nhánh Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Trần Văn Thời (13 cán bộ)

nam, 30 nữ) và chỉ tiêu biên chế được giao là 65 người nhưng số thực hiện là 43 người còn lại là hợp đồng lao động (số liệu tính đến ngày 31/3/2016). Trong đó: Ban giám đốc: 03 người (Giám đốc, 02 Phó Giám đốc); Phịng Hành chính – Tổng hợp: 08 người (Trưởng phịng, 01 Phó Trưởng phịng và 06 nhân viên); Phịng Kế hoạch – Tài chính: 03 người (Trưởng phòng và 02 nhân viên); Phịng Bồi thường và Giải phóng mặt bằng: 13 người (Trưởng phịng, 02 Phó Trưởng phịng và 10 nhân viên); Phịng Quản lý và Phát triển quỹ đất: 08 người (Trưởng phịng, 01 Phó Trưởng phịng và 06 nhân viên); Phịng Kỹ Thuật và Thơng tin đất đai: 15 người (Trưởng phịng, 02 Phó Trưởng phịng và 12 nhân viên); Chi nhánh Trung tâm Phát triển quỹ đất tại thành phố Cà Mau: 20 người (02 Phó Giám đốc, 03 Tổ trưởng và 15 nhân viên); Chi nhánh Trung tâm Phát triển quỹ đất tại huyện Trần Văn Thời: 13 người (01 Phó Giám đốc và 12 nhân viên); Chi nhánh Trung tâm Phát triển quỹ đất tại huyện Năm Căn: 10 người (Giám đốc, 01 Phó Giám đốc và 08 nhân viên).

Bảng 2.1. Tình hình biên chế, lao động của TTPTQĐ qua các năm Năm 2011 2012 2013 2014 2015 Chỉ tiêu Tổng số viên chức có mặt tới 31/12, trong đó 72 69 57 55 53 - Viên chức (biên chế) 21 21 22 22 22 - Hợp đồng chuyên môn 50 47 35 33 31

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường cơ chế tự chủ tài chính tại trung tâm phát triển quỹ đất tỉnh cà mau (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)