Chế độ bảo hộ lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động (Theo luật

Một phần của tài liệu Bài giảng An toàn và vệ sinh lao động: Phần 1 - Trường ĐH Lâm nghiệp (Trang 31 - 35)

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG

2.5. Chế độ bảo hộ lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động (Theo luật

ATVSLĐ 2015)

2.5.1. Khám sức khỏe và điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động

- Hàng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe ít nhất một lần cho người lao động; đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần.

- Khi khám sức khỏe theo quy định tại khoản 1 Điều này, lao động nữ phải được khám chuyên khoa phụ sản, người làm việc trong môi trường lao động tiếp xúc với các yếu tố có nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp phải được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp.

- Người sử dụng lao động tổ chức khám sức khỏe cho người lao động trước khi bố trí làm việc và trước khi chuyển sang làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hơn hoặc sau khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đã phục hồi sức khỏe, tiếp tục trở lại làm việc, trừ trường hợp đã được Hội đồng y khoa khám giám định mức suy giảm khả năng lao động.

- Người sử dụng lao động tổ chức khám sức khỏe cho người lao động, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo đảm yêu cầu, điều kiện chuyên môn kỹ thuật.

- Người sử dụng lao động đưa người lao động được chẩn đoán mắc bệnh nghề nghiệp đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đủ điều kiện chuyên môn kỹ thuật để điều trị theo phác đồ điều trị bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định.

- Chi phí cho hoạt động khám sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động do người sử dụng lao động chi trả quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 5.

2.5.2. Bồi dưỡng bằng hiện vật

- Người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại được người sử dụng lao động bồi dưỡng bằng hiện vật.

- Việc bồi dưỡng bằng hiện vật theo nguyên tắc sau đây: + Giúp tăng cường sức đề kháng và thải độc của cơ thể; + Bảo đảm thuận tiện, an toàn, vệ sinh thực phẩm;

+ Thực hiện trong ca, ngày làm việc, trừ trường hợp đặc biệt do tổ chức lao động không thể tổ chức bồi dưỡng tập trung tại chỗ.

- Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định việc bồi dưỡng bằng hiện vật.

2.5.3. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi (Theo luật Lao động năm 2012, Nghị định 45/2013/NĐ-CP) định 45/2013/NĐ-CP)

2.5.3.1. Thời giờ làm việc

a. Thời giờ làm việc bình thường

- Thời giờ làm việc bình thường khơng q 08 giờ trong 01 ngày và 48 giờ trong 01 tuần.

- Người sử dụng lao động có quyền quy định làm việc theo giờ hoặc ngày hoặc tuần; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường khơng q 10 giờ trong 01 ngày, nhưng không quá 48 giờ trong 01 tuần.

Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ. - Thời giờ làm việc không quá 06 giờ trong 01 ngày đối với những người làm các| công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục do Bộ Lao động thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành.

- Người lao động làm việc trong ngày từ 10 giờ trở lên kể cả số giờ làm thêm thì được nghỉ thêm ít nhất 30 phút tính vào giờ làm việc).

* Lưu ý: Thời giờ được tính vào thời giờ làm việc được hưởng lương.

- Nghỉ cần thiết trong quá trình lao động đã được tính trong định mức lao động cho nhu cầu sinh lý tự nhiên của con người.

- Thời giờ nghỉ mỗi ngày 60 phút đối với lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

- Nghỉ mỗi ngày 30 phút đối với lao động nữ trong thời gian hành kinh. - Thời giờ phải ngừng việc không đo lỗi của người lao động.

- Thời giờ học tập, huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động.

- Thời giờ hội họp, học tập, tập huấn do yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc được người sử dụng lao động đồng ý.

- Thời giờ hội họp, học tập, tập huấn do cơng đồn cấp trên triệu tập cán bộ cơng đồn khơng chun trách theo quy định của pháp luật về cơng đồn.

- Thời giờ làm việc được rút ngắn mỗi ngày ít nhất 01 giờ đối với người lao động cao tuổi trong năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu.

b. Giờ làm việc ban đêm

Giờ làm việc ban đêm được tính từ 22 giờ đến 6 giờ sáng ngày hơm sau.

c. Làm thêm giờ

- Làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường được quy định trong pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc theo nội quy lao động.

- Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

+ Được sự đồng ý của người lao động;

+ Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày, trường hợp áp dụng quy định làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm khơng q 12 giờ trong 01 ngày, không quá 30 giờ trong 01 tháng và tổng số không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ một số trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định thì được làm thêm giờ khơng quá 300 giờ trong 01 năm;

+ Sau mỗi đợt làm thêm giờ nhiều ngày liên tục trong tháng, người sử dụng lao động phải bố trí để người lao động được nghỉ bù cho số thời gian đã không được nghỉ.

2.5.3.2. Thời giờ nghỉ ngơi a. Nghỉ trong giờ làm việc

- Người lao động làm việc liên tục 08 giờ hoặc 06 giờ (đối với việc NNĐHNH) được nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút, tính vào thời giờ làm việc.

- Trường hợp làm việc ban đêm, thì người lao động được nghỉ giữa giờ ít nhất 45 phút, tính vào thời giờ làm việc.

b. Nghỉ hàng tuần

- Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần, thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình qn 01 tháng ít nhất 04 ngày.

- Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày chủ nhật hoặc một ngày cố định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động.

c. Nghỉ hàng năm

- Người lao động có đủ 12 tháng làm việc cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:

+ 12 ngày làm việc đối với người làm cơng việc trong điều kiện bình thường; + 14 ngày làm việc đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có có điều kiện sinh sống khắc nghiệt hoặc lao động chưa thành niên hoặc lao động là người khuyết tật;

+ 16 ngày làm việc đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống đặc biệt khắc nghiệt.

- Người sử dụng lao động có quyền quy định lịch nghỉ hằng 1 sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động.

- Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hàng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.

d. Nghỉ lễ, tết

- Người lao động được nghi làm việc, hướng nguyên lượng trong những ngày lễ, tết sau đây:

+ Tết Dương lịch 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch); + Tết Âm lịch 05 ngày;

+ Ngày Chiến thắng 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch); + Ngày Quốc tế lao động 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch); + Ngày Quốc khánh 01 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch); + Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).

e. Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương

- Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương trong những trường hợp sau đây:

+ Kết hôn: Nghỉ 03 ngày; + Con kết hôn: Nghỉ 01 ngày;

+ Bố đẻ, mẹ đẻ, bố vợ, mẹ vợ hoặc bố chồng, mẹ chồng chết, vợ chết hoặc chống chết; con chết: Nghỉ 03 ngày.

- Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; bố hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.

Một phần của tài liệu Bài giảng An toàn và vệ sinh lao động: Phần 1 - Trường ĐH Lâm nghiệp (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)