Các loại phương tiện bảo vệ cá nhân

Một phần của tài liệu Bài giảng An toàn và vệ sinh lao động: Phần 1 - Trường ĐH Lâm nghiệp (Trang 98)

- Phương tiện chống đuối nước (hình 4.10b).

- Phương tiện chống điện giật, điện từ trường (hình 4.10c).

Phương tiện bảo vệ cá nhân được sản xuất theo tiêu chuẩn chất lượng của Nhà nước, việc quản lý cấp phát sử dụng theo quy định của pháp luật. Người sử dụng lao động phải tiến hành kiểm tra chất lượng phương tiện bảo vệ cá nhân trước khi cấp phát và kiểm tra định kỳ theo tiêu chuẩn, người lao động phải kiểm tra trước khi sử dụng.

Phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động (Theo điều 23 của Luật an toàn, vệ

sinh lao động số 84/2015/QH13) quy định:

Người lao động làm cơng việc có yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại được người sử dụng lao động trang cấp đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân và phải sử dụng trong quá trình làm việc).

Người sử dụng lao động thực hiện các giải pháp về công nghệ, kỹ thuật, thiết bị để loại trừ hoặc hạn chế tối đa yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại và cải thiện điều kiện lao động.

Người sử dụng lao động khi thực hiện trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:

+ Đúng chủng loại, đúng đối tượng, đủ số lượng, bảo đảm chất lượng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;

+ Không phát tiền thay cho việc trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân; không buộc người lao động tự mua hoặc thu tiền của người lao động để mua phương tiện bảo vệ cá nhân;

+ Hướng dẫn, giám sát người lao động sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân; + Tổ chức thực hiện biện pháp khử độc, khử trùng, tẩy xạ bảo đảm vệ sinh đối với phương tiện bảo vệ cá nhân đã qua sử dụng ở những nơi dễ gây nhiễm độc, nhiễm trùng, nhiễm xạ;

+ Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về chế độ trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động.

4.2.8. Khám nghiệm và kiểm định an tồn máy móc, thiết bị

Mục đích: Khám nghiệm và kiểm định an tồn máy móc, thiết bị là đánh giá

chất lượng của thiết bị về các mặt tính năng, độ bền và độ tin cậy của toàn bộ thiết bị hoặc của chi tiết bộ phận quy định đến an tồn của q trình vận hành. Từ đó sẽ quyết định việc cấp phép sử dụng hoặc cấp phép gia hạn sử dụng đối với từng loại máy, thiết bị, vật tư và các chất có u cầu nghiêm ngặt về an tồn lao động theo quy định.

Nội dung: Khám nghiệm và kiểm định độ bền, độ tin cậy của máy, thiết bị,

cơng trình, các bộ phận của chúng là biện pháp an toàn nhất thiết phải thực hiện trước khi đưa vào sử dụng.

Chế độ khám nghiệm và kiểm định: Được tiến hành định kỳ hoặc sau những kỳ

sửa chữa bảo dưỡng, chẳng hạn như:

- Thử nghiệm độ bền (tĩnh hoặc động) theo tải trọng của thời gian: độ bền của cáp, xích, dây an toàn…;

- Thử nghiệm độ bền xác định độ rạn nứt của đá mài; - Thử nghiệm độ tin cậy của phanh hãm;

- Thử nghiệm độ bền, độ kín khít của thiết bị áp lực, đường ống, van an toàn; - Thử nghiệm cách điện của các dụng cụ kỹ thuật điện và phương tiện cá nhân.

Một phần của tài liệu Bài giảng An toàn và vệ sinh lao động: Phần 1 - Trường ĐH Lâm nghiệp (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)