Một số biển báo báo hiệu chỉ dẫn, nhắc nhở

Một phần của tài liệu Bài giảng An toàn và vệ sinh lao động: Phần 1 - Trường ĐH Lâm nghiệp (Trang 92 - 96)

Một số u cầu đối với tín hiệu an tồn: - Tín hiệu, biển báo phải dễ nhận biết; - Độ tin cậy cao, khả năng nhầm lẫn thấp;

- Dễ thực hiện, phù hợp tập quán, cơ sở khoa học kỹ thuật và yêu cầu của tiêu chuẩn hóa.

4.2.5. Khoảng cách an tồn

a. Khái niệm

Khoảng cách an toàn là khoảng cách cho phép nhỏ nhất giữa người lao động và nguồn nguy hiểm đủ đảm bảo an tồn cho họ.

b. Mục đích

- Đảm bảo an tồn cho máy móc thiết bị trong quá trình hoạt động.

- Đảm bảo khơng làm ảnh hưởng tới q trình vận hành cũng như thao tác của người lao động.

- Đề phòng các sự cố xảy ra như: cháy, nổ, đổ gãy... thì sẽ giảm tối đa sự phá hủy cơng trình, cơng trường cũng như hạn chế tới mức thấp nhất ảnh hưởng tới khu dân cư xung quanh, không gây nên các tổn thất về người và của.

c. Yêu cầu

- Khoảng cách giữa các máy móc thiết bị không hẹp hơn 1 m. Trường hợp máy hoặc thiết bị có các bộ phận chuyển động (động cơ, máy li tâm, máy nén khí) hoặc thiết bị của các quá trình nhiều nguy hiểm (lò, nồi hơi…) khu vực giữa chúng phải tăng lên tới 2 m. Khoảng cách giữa các hành thiết bị phải để lối qua lại rộng ít nhất 2,5 m.

- Trong gian sản xuất có các máy vận chuyển bên trong thì giữa các bộ phận chuyển động (toa xe, goòng, băng chuyển, xe lăn…) và các phần nhơ ra của kết cấu cơng trình (tường, cột) cần phải chừa lối qua lại rộng ít nhất 1 m.

- Phía trên các lối qua lại ấn định để cho người đi lại thường xuyên không cho phép vận chuyển hàng bằng cầu trục hay băng chuyền.

- Các đường ống dẫn nước, hơi khí, máng thơng gió hoặc các thiết bị khác dưới trần nhà xưởng ở các lối qua lại không thấp hơn 2,2 m.

- Các thiết bị làm việc có tiếng ồn lớn (lớn hơn 90 dB và rung động mạnh (v ≥ mm/s) cần bố trí ở khu nhà riêng và phải được xử lý giảm ồn và cách rung.

d. Khoảng cách an toàn trong một số ngành nghề

- Đối với ngành lâm nghiệp thì khoảng cách an tồn xác định là khoảng cách trong chặt hạ cây, kéo gỗ...

- Đối với ngành xây dựng thì khoảng cách an tồn là khoảng cách trong đào đất, khai thác đá, đào móng cơng trình...

- Đối với ngành cơ khí thì khoảng cách an tồn khoảng cách giữa các máy, giữa các bộ phận nhô ra của máy, giữa các bộ phận chuyển động của máy với các phần cố định của máy, của nhà xưởng, cơng trình...

- Đối với ngành điện: Tùy thuộc vào loại cáp ngầm, cáp đi trên không và từng

loại cấp điện áp mà đảm bảo các khoảng cách an tồn cho cơng trình và người dân sống xung quanh.

Hình 4.6. Khoảng cách an tồn giữa đường dây điện cao thế với cơng trình xây dựng

- Đối với các kho hóa chất, các chất dễ gây cháy, nổ thì đặc biệt quan tâm đến

khoảng cách an toàn khơng chỉ trong nội bộ doanh nghiệp mà cịn quan tâm đến sự an toàn và sức khỏe của dân cư và môi trường xung quanh.

- Khoảng cách an tồn về phóng xạ: với các hạt khác nhau, đường đi trong khơng khí của chúng khác nhau: tia X đi được 10 - 20 cm, tia β đi được 10 m.

Cùng với việc thực hiện các biện pháp phòng chống khác, việc cách ly người lao động ra khỏi vùng nguy hiểm đã loại trừ được rất nhiều tác hại của phóng xạ đối với con người.

4.2.6. Cơ khí hóa, tự động hóa và điều khiển từ xa

a. Khái niệm

Là biện pháp nhằm giải phóng người lao động khỏi khu vực nguy hiểm, độc hại. Các trang thiết bị cơ khí hóa, tự động hóa thay thế con người thực hiện các thao tác trong điều kiện làm việc xấu, đồng thời vẫn đảm bảo được năng suất lao động.

b. Phân loại

- Cơ cấu điều khiển: Có thể là các nút mở máy, đóng máy, hệ thống tay gạt, vơ

lăng điều khiển để vận hành thiết bị.

- Phanh hãm: Nhằm chủ động điều khiển vận tốc chuyển động của phương

phanh từ. Tùy theo yêu cầu cụ thể mà tác động của phanh hãm có thể là tức thời hay từ từ. Ngồi hệ thống phanh hãm chính thường kèm theo hệ thống phanh hãm dự phịng.

- Khóa liên động: Được sử dụng nhằm tự động loại trừ khả năng gây ra tai nạn

lao động khi người lao động vi phạm quy trình trong vận hành, thao tác như: đóng bộ phận bao che rồi mới được mở máy. Khóa liên động có thể là khí, khí nén, thủy lực, điện, tế bào quang điện...

- Điều khiển từ xa: Là một biện pháp hữu hiệu nhằm giải phóng người lao động khỏi các thao tác thủ cơng thơng qua hệ thống điều khiển đặt trong phịng điều khiển trung tâm. Như vậy, sẽ hạn chế tối đa việc người lao động tiếp xúc với các yếu tố nguy hiểm độc hại, ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Điều khiển từ xa bao gồm:

+ Cơ khí hóa: Ngồi mục đích tạo ra năng suất lao động cao hơn thủ cơng mà

cịn đưa người lao động khỏi những công việc nặng nhọc, nguy hiểm. Cơ khí hóa có thể tồn bộ hoặc từng phần của q trình cơng nghệ sản xuất;

+ Tự động hóa: Là biện pháp hiện đại nhất tạo ra năng suất lao động, người lao động chỉ cần bấm nút và theo dõi sự làm việc của quá trình cơng nghệ trên các loại đồng hồ đo.

c. Yêu cầu

- Các bộ phận truyền động đều phải được bao che thích hợp. - Đầy đủ thiết bị bảo hiểm, khóa liên động.

- Đầy đủ hệ thống tín hiệu, báo hiệu đối với tất cả các trường hợp sự cố. - Có thể điều khiển riêng từng máy, từng bộ phận, có thể dừng máy theo yêu cầu. - Có các cơ cấu tự động kiểm tra.

- Không phải sửa chữa, bảo dưỡng khi máy đang chạy.

- Đảm bảo các u cầu về kỹ thuật an tồn có liên quan như: điện, thiết bị chịu áp lực, nối đất an toàn các thiết bị điện.

- Đảm bảo thao tác chính xác, liên tục.

4.2.7. Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động

Ngoài các loại thiết bị và biện pháp bảo vệ: bao che, bảo hiểm, báo hiệu tín hiệu, khoảng cách an toàn, cơ cấu điều khiển, phanh hãm, tự động hóa, các thiết bị

an tồn riêng biệt... nhằm ngăn ngừa, chống ảnh hưởng xấu của các yếu tố nguy hiểm do quá trình sản xuất gây ra cho người lao động, trong nhiều trường hợp cụ thể cần phải thực hiện một biện pháp phổ biến nữa là trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho từng người lao động.

Phương tiện bảo vệ cá nhân là những dụng cụ, phương tiện cần thiết mà người lao động phải được trang bị để sử dụng trong khi làm việc hoặc thực hiện nhiệm vụ để bảo vệ cơ thể khỏi tác động của các yếu tố nguy hiểm, độc hại phát sinh trong quá trình lao động, khi các giải pháp cơng nghệ, thiết bị, kỹ thuật an tồn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc chưa thể loại trừ hết.

Phương tiện bảo vệ cá nhân bao gồm:

- Phương tiện bảo vệ mắt và mặt:

+ Loại bảo vệ mắt khỏi bị tổn thương do vật rắn bắn phải, khỏi bị bỏng...; + Loại bảo vệ mắt khỏi bị tổn thương bởi các tia năng lượng.

Tùy theo điều kiện lao động để lựa chọn thiết bị bảo vệ mắt cho thích hợp, bảo đảm tránh được tác động xấu của điều kiện lao động đối với mắt, đồng thời không làm giảm thị lực hoặc gây các bệnh về mắt.

Một phần của tài liệu Bài giảng An toàn và vệ sinh lao động: Phần 1 - Trường ĐH Lâm nghiệp (Trang 92 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)