Cách treo đèn nung nóng tại nơi làm việc

Một phần của tài liệu Bài giảng An toàn và vệ sinh lao động: Phần 1 - Trường ĐH Lâm nghiệp (Trang 68)

Tính chất của đèn Góc bảo vệ

của đèn

Độ cao theo số lượng bóng (m) < 4 bóng > 4 bóng Đèn ánh sáng trực tiếp phản xạ khuếch tán 150 - 200 4 4,5 250 - 400 3 3,5 > 400 Không hạn chế Đèn có ánh sáng tán xạ 2 3,2 3 4

Bảng 3.7. Cách treo đèn nung nóng tại nơi làm việc Tính chất của đèn Tính chất của đèn

Độ cao theo số lượng bóng (m) Cơng suất bóng < 200 W Cơng suất bóng > 200 W Đèn có bộ phận phản xạ khuếch tán có: + Góc bảo vệ 10- 300 3 4 + Góc bảo vệ > 300 Khơng hạn chế 3 Đèn phản xạ gương + Phân bố ánh sáng sâu 2,5 3 + Phân bố ánh sáng rộng 4 6 Đèn khơng có bao chụp nhưng có vỏ

3.2.6. Bức xạ ion hóa

3.2.6.1. Khái niệm

Các nguyên tố phóng xạ tự nhiên và đồng vị phóng xạ nhân tạo là những chất mà hạt nhân nguyên tử có khả năng ion hóa vật chất và phát ra các tia phóng xạ.

- Phóng xạ là hiện tượng thay đổi bên trong hạt nhân khơng cần có tác động của các yếu tố bên ngồi, tự phát ra các bức xạ liên tục và khác nhau mà khơng có tác nhân nào làm tăng nhanh hoặc chậm lại các hiện tượng đó.

- Bức xạ ion hóa là các bức xạ điện từ và hạt, khi tương tác với môi trường tạo

nên các ion. Có thể phân chia nguồn bức xạ ion hóa thành 2 loại: phóng xạ và các thiết bị bức xạ.

- Các loại bức xạ ion hóa:

Bức xạ được phân loại theo năng lượng (tần số) cao hay thấp. Bức xạ tần số thấp còn gọi là bức xạ khơng ion hóa do khơng có đủ năng lượng cắt đứt các liên kết hóa học, khơng tạo ra các ion có hoạt tính cao (như ánh sáng mặt trời, tia UV năng lượng thấp, tia hồng ngoại, sóng radi...).

Bức xạ ion hóa (BXIOH) là bức xạ có đủ năng lượng cắt đứt các liên kết hóa học, đánh bật các điện tử ra khỏi các ngun tử, hay tạo ra các ion có hoạt tính cao. BXIOH đi qua môi trường vật chất, làm cho mơi trường đó ion hóa trực tiếp hay ion hóa gián tiếp và làm thay đổi cấu trúc hóa học của các đối tượng vật chất trong mơi trường đó, có thể gây đột biến (thay đổi) trong DNA phân tử, gây tổn thương trên tế bào, vi khuẩn, virus…

+ Bức xạ anpha (α): Hạt anpha là hạt nhân của nguyên tử Heli gồm 2 photon và 2 neutron có khối lượng lớn, khả năng ion hóa cao, do đó nó mất nhanh năng lượng trên đường đi nên khả năng đâm xuyên kém.

+ Bức xạ bêta (β): Hạt bêta có khối lượng như điện tử từ trong hạt nhân bắn ra, mang điện (-) hay (+). Năng lượng và tốc độ của hạt bêta rất lớn nên khả năng đâm xuyên lớn hơn hạt anpha.

+ Bức xạ Gamma (γ): Là bức xạ điện từ (photon) sinh ra trong quá trình biến đổi hạt nhân hoặc hủy biến các hạt.

+ Bức xạ Rơnghen hay tia X: Là một loại sóng điện từ giống như ánh sáng, nhưng bước sóng dài hơn.

+ Bức xạ Neutron (trung tử) là những hạt khơng mang điện, nó được sinh ra trong các phản ứng hạt nhân.

Hình 3.6. Khả năng ion hóa của các bức xạ

3.2.6.2. Các nghề tiếp xúc với bức xạ ion hóa

- Thăm dị địa chất, khai thác mỏ, chế biến quặng có phóng xạ.

- Trong công nghiệp: nhà máy điện nguyên tử, lò phản ứng hạt nhân, nhà máy

xi măng, nhà máy thủy tinh, nhà máy bia, nhà máy giấy, nhà máy nhiệt điện…

- Ngành hàng không, cửa khẩu ứng dụng phóng xạ vào việc kiểm tra hàng hóa,

hành lý.

- Ngành nơng nghiệp: sử dụng phóng xạ để bảo quản giống, kích thích sinh trưởng cây trồng, diệt vi khuẩn, nấm mốc, bảo quản thực phẩm…

- Trong ngành chế biến gỗ: chất phóng xạ dùng để đánh giá, kiểm tra vai trị của nguyên tố vi lượng, tính chống mịn của các chi tiết máy... Ứng dụng tia phóng xạ để chống lại sâu bọ có hại, làm sách nguyên liệu...

- Ngành y tế: Dùng đồng vị phóng xạ trong việc chẩn đốn, điều trị, thăm dò chức năng, sản xuất thuốc chữa bệnh…

- Các viện nghiên cứu: Viện Vật lý, Viện Địa chất khoáng sản. - Ngành quốc phịng: Chế tạo vũ khí.

3.2.6.3. Ảnh hưởng của bức xạ ion hóa tới cơ thể

a. Sự xâm nhập của bức xạ ion hóa tới cơ thể người

Các bức xạ khi chiếu từ bên ngồi vào bề mặt cơ thể thì gọi là tác dụng chiếu ngồi. Tại nơi sản xuất, làm việc như khai thác mỏ quặng có phóng xạ, các bức xạ

phát sinh từ lị phản ứng hạt nhân, phịng thí nghiệm có sử dụng nguồn phóng xạ… Các tia tác động trực tiếp tới người lao động, nghiên cứu, gây tác dụng chiếu ngoài.

Các chất phóng xạ xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp, đường tiêu hóa gây tác dụng chiếu trong. Chiếu xạ ngoài và chiếu xạ trong đều gây nguy hiểm cho cơ thể. Nhưng chiếu xạ trong thường nguy hiểm hơn do thời gian bị chiếu xạ lâu hơn, diện chiếu xạ rộng hơn và việc đào thải chất phóng xạ ra khỏi cơ thể thường khơng đơn giản và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

- Tổng liều chiếu xạ và liều chiếu xạ một lần;

- Diện tích cơ thể bị chiếu xạ và cơ quan tổ chức trong cơ thể bị chiếu xạ; - Tích chứa trong cơ thể: khi mệt mỏi, đói, nhiễm độc, nhiễm trùng sẽ tăng thêm khả năng nhạy cảm với bức xạ;

- Bản chất vật lý của loại bức xạ và độc tính lý hóa của chất phóng xạ.

b. Những ảnh hưởng sớm - bệnh nhiễm xạ cấp tính

Nhiễm xạ cấp tính có thể xảy ra rất sơm sau vài giờ hoặc vài ngày khi cơ thể bị nhiễm xạ một liều ≥ 300 Rem một lần, với các triệu chứng:

- Rối loạn chức phận hệ thần kinh trung ương: nhức đầu, chóng mặt, buồn nơn, hồi hộp, cáu kỉnh, khó ngủ, chán ăn, mệt mỏi;

- Da bị bỏng hoặc tấy đỏ chỗ tia phóng xạ chiếu qua;

- Cơ quan tạo máu bị tổn thương nặng nề, bệnh nhân bị thiếu máu nặng, giảm khả năng chống lại bệnh nhiễm trùng;

- Gầy, sút cân dẫn đến chết trong tình trạng suy nhược toàn thân hay bệnh nhiễm trùng nặng.

Bệnh nhiễm xạ cấp tính thường gặp trong những vụ nổ hạt nhân, sự cố lò phản ứng hạt nhân, mất hộp chì bảo vệ nguồn phóng xạ có hoạt độ lớn.

c. Những ảnh hưởng muộn - bệnh nhiễm xạ mãn tính

Nhiễm xạ mãn tính thường gây các triệu chứng bệnh muộn, lâu tới hàng năm hoặc hàng chục năm kể từ lúc bị chiếu tia hoặc nhiễm xạ. Bệnh xảy ra khi cơ thể nhiễm một liều 200 Rem một lần hoặc những liều nhỏ tia, chất phóng xạ trong một khoảng thời gian. Triệu chứng sớm nhất trong bệnh nhiễm xạ mãn tính là hội chứng suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể, rối loạn chức phận cơ quan tạo máu, rối loạn chuyển hóa đường, lipid, protit, muối khống và sau cùng là thối hóa, suy sụp chức phận ở các cơ quan hệ thống. Bệnh nhân có thể bị đục nhân mắt, ung thư da, ung thư xương…

3.2.6.4. Các biện pháp an toàn khi tiếp xúc với tia phóng xạ a. Bảo vệ chống chiếu xạ ngồi

Đây là những cơng việc khơng phải tiếp xúc trực tiếp với các chất phóng xạ, chỉ sử dụng thiết bị chứa nguồn phóng xạ như dùng tia xạ để điều trị bệnh ung thư, dùng tia Gamma (γ) để kiểm tra các vết nứt, độ kín mối hàn, tia X. quang để kiểm tra bệnh… Chú ý khi dùng nguồn phóng xạ có hoạt tính trên 10 đương lượng gam Radi phải có hệ thống thơng gió, hút khí bắt buộc nên có buồng riêng biệt. Về nguyên tắc, khi tiếp xúc với các nguồn phóng xạ kín, để đảm bảo an tồn cho vùng tiếp xúc cần thực hiện tốt các yêu cầu sau:

- Bảo quản các chất phóng xạ trong hộp chì kín, bao che bớt bóng phát tia Rơghen bằng vỏ chì;

- Bảo đảm thời gian chiếu và khoảng cách từ nguồn đến cơ thể để phòng chống nguy hại cho cơ thể;

- Buồng sử dụng tia phóng xạ, buồng Rơnghen cần có kích thước đủ rộng, khơng để nhiều đồ đạc.

- Tùy theo tính chất cơng việc mà nhân viên khi làm việc phải đeo tạp dề cao su chì, mang găng tay, ủng cao su và đeo kính.

b. Bảo vệ chống chiếu xạ trong

Để bảo vệ người lao động khỏi bị tác động thường xuyên của bụi, hơi, khí phóng xạ… cần thực hiện các u cầu bắt buộc sau:

- Các phịng thí nghiệm phóng xạ phải bố trí riêng biệt, có chu vi bảo vệ 50 - 300 m;

- Cấu trúc trang thiết bị của phịng thí nghiệm phóng xạ cần giảm bớt tính hấp thụ phóng xạ, dễ cọ rửa và tẩy sạch;

- Nhân viên phịng thí nghiệm được trang bị các phương tiện bảo vệ cá nhân chuyên dùng cần thiết như: găng tay cao su, tạp dề, giầy tất, khẩu trang, tấm che mặt;

- Khi làm thí nghiệm các nhân viên phải mặc đầy đủ phương tiện bảo vệ chuyên dụng: Thực hiện các thao tác chuẩn xác với thời gian tối ưu, không được ăn uống khi làm việc; thay quần áo, tắm rửa và kiểm tra nhiễm xạ trước khi ra về;

- Có kế hoạch tẩy xạ hàng ngày, hàng tuần cho người, quần áo, dụng cụ, thiết bị, bàn làm việc, tường, sàn, trần, cửa phịng thí nghiệm và kiểm tra kết quả bằng máy đếm;

- Đối với công tác khai thác, chế biến, vận chuyển quặng phóng xạ, cần phải tuân thủ các yêu cầu về AT - VSLĐ nghiêm ngặt. Đặc biệt là cơng tác thơng gió, cơng tác chống bụi, cũng như các nguyên tắc vệ sinh, sử dụng PTBVCN… để phịng chống có hiệu quả nguy cơ chiếu xạ do bụi quặng phóng xạ thâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp và tiêu hóa;

- Để bảo vệ được sức khỏe người lao động tiếp xúc với phóng xạ cần tuân thủ nghiêm ngặt công tác khám tuyển và khám sức khỏe định kỳ để loại những người không đủ sức khỏe và những người mắc các bệnh chống chỉ định làm việc với bức xạ ion hóa.

3.2.7. An tồn khi làm việc với hóa chất và kim loại nặng

3.2.7.1. Kiến thức cơ bản a. Khái niệm

Hóa chất cơng nghiệp: Là các ngun tố hóa học, các hợp chất và hỗn hợp có

nguồn gốc từ tự nhiên hay do con người tổng hợp tạo thành được sử dụng trong công nghiệp như nhiên liệu, nguyên liệu đầu vào, chất trung gian, sản phẩm của quá trình sản xuất, sản phẩm của q trình sản xuất, sản phẩm phụ khơng mong muốn hay các chất thải…

Kim loại nặng: Là những nguyên tố kim loại mà tỷ trọng của chúng bằng hoặc lớn hơn 5, ví dụ như Pb, Ca… còn những kim loại khác gọi là kim loại thường. Kim loại nặng và hợp chất của chúng được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp như chế biến và khai thác quặng, công nghệ luyện kim, hợp chất màu vơ cơ, các q trình mạ kim loại, chế tạo ắc qui…

Chất độc công nghiệp: Là những chất dùng trong sản xuất, khi xâm nhập vào

cơ thể dù chỉ một lượng nhỏ cũng gây nên tình trạng bệnh lý.

Sự nhiễm độc: Bệnh do chất độc gây ra trong sản xuất gọi là nhiễm độc nghề

nghiệp. Khi độc tính chất độc vượt quá giới hạn cho phép, sức đề kháng của cơ thể yếu độc chất sẽ gây ra nhiễm độc nghề nghiệp.

b. Đường xâm nhập, chuyển hóa và đào thải chất độc trong con người - Đường xâm nhập:

Khi thi công xây dựng đặc biệt trong q trình hồn thiện, trang trí, sơn… Cơng nhân chịu tác động trực tiếp của các chất độc chứa trong vật liệu xây dựng khi dùng để thi cơng, chất độc cịn gặp trong thi công đất, đá...

Hóa chất độc xâm nhập vào cơ thể con người qua 3 đường chính sau đây:

- Qua đường hô hấp: Là đường gây nhiễm độc quan trọng nhất tại nơi làm

việc. Có tới 90% nguyên nhân gây bệnh nghề nghiệp cho người lao động qua đường xâm nhập này.

Nhiễm độc qua đường hô hấp thường xảy ra khi làm việc trong khơng gian hẹp, khơng có sự lưu thơng khơng khí hoặc có sự lưu thơng khơng khí nhưng yếu. Tuy nhiên, một số hóa chất có khả năng bốc hơi mạnh có thể gây nhiễm độc ngay cả khi làm việc ở khơng gian thống.

Trong khi hít thở, khơng khí có lẫn hóa chất vào mũi hoặc mồm, qua họng, khí quản và cuối cùng tới vùng trao đổi khí, tại đó hóa chất lắng đọng lại hoặc khuếch tán qua thành mạch vào máu. Từ đó các hóa chất thấm qua thành mạch vào máu, gây tổn thương cho các cơ quan nội tạng.

- Qua da: Xảy ra khi người lao động tiếp xúc trực tiếp với hóa chất. Trong

thực tế, có hai trường hợp chính có thể gây nhiễm độc hóa chất qua da đó là rơi, dính hóa chất trực tiếp lên da, qua quần áo mà người lao động không biết. Điều kiện làm việc nóng làm các lỗ chân lơng ở da mở rộng hơn cũng tạo cho các hóa chất thâm nhập qua da nhanh hơn. Khi da bị tổn thương do các vết xước hoặc các bệnh về da thì nguy cơ bị hóa chất thâm nhập vào cơ thể qua da sẽ tăng lên.

- Qua đường tiêu hóa: Xảy ra khi ăn, uống hay nuốt phải hóa chất tại nơi làm

việc có nồng độ vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Chủ yếu do người lao động không chú ý giữ gìn vệ sinh cá nhân như ăn uống, hút thuốc trong khi bàn tay dính hóa chất dùng thức ăn và đồ uống bị nhiễm hóa chất là những nguyên nhân chủ yếu để hóa chất xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa.

- Sự chuyển hóa chất độc trong cơ thể người:

Khi vào trong cơ thể người, một số các hóa chất có thể tham gia vào các q trình sinh hóa phức tạp trong các tổ chức của cơ thể như phản ứng hóa khử, thủy phân… chúng sẽ bị chuyển hóa và tạo thành các chất mới. Các chất đó có thể ít độc hơn so với chất ban đầu hoặc hồn tồn khơng độc, song cũng có những chất trở nên độc hơn các chất chưa bị chuyển hóa và gây thương tổn các tế bào, cơ quan nội tạng trong cơ thể. Mức độ phá hủy, gây tổn thương cho các cơ quan nội tạng phụ thuộc vào loại và lượng chất bị hấp thu vào cơ thể và độc tính của chất đó.

Cũng có những chất độc sau một thời gian xâm nhập vào cơ thể sẽ được lưu giữ ở một số cơ quan, dưới dạng hợp chất khơng độc. Nơi lưu trữ hóa chất độc chủ yếu ở các tế bào, xương, gan và thận hoặc ở mơ mỡ.

- Q trình đào thải: Quá trình đào thải là quá trình chuyển dời các hóa chất độc khỏi cơ thể có kèm theo các tác động của các bộ phận cơ thể như thận, gan và phổi… Chúng được đào thải ra khỏi cơ thể bằng nhiều đường, nhiều cách khác nhau sau đây:

- Qua đường hơ hấp: Có thể đào thải phần lớn các chất dễ bay hơi được hít

vào và cả các chất được cơ thể hấp thụ bằng con đường khác.

- Qua hệ thống tiêu hóa: Đào thải chủ yếu các chất độc vào cơ thể qua miệng

và một số chất xâm nhập vào cơ thể qua các đường khác. Chất độc vào cơ thể được hấp thụ vào máu rồi theo hệ thống tuần hoàn tới gan. Ở gan, chất độc chịu tác động của mật.

- Qua tuyến nước bọt: Đào thải các hợp chất hữu cơ và các kim loại. Một số

kim loại được cơ thể hấp thụ từ môi trường khi bị thải loại qua nước bọt đã gây ra các dấu hiệu hoặc tổn thương đặc trưng được sử dụng trong chẩn đốn nhiễm độc chì, thủy ngân…

- Một số các con đường đào thải khác như: qua sữa, mồ hôi…

Một phần của tài liệu Bài giảng An toàn và vệ sinh lao động: Phần 1 - Trường ĐH Lâm nghiệp (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)