An toàn khi làm việc với hóa chất và kim loại nặng

Một phần của tài liệu Bài giảng An toàn và vệ sinh lao động: Phần 1 - Trường ĐH Lâm nghiệp (Trang 73 - 84)

Chương 3 KỸ THUẬT VỆ SINH LAO ĐỘNG

3.2. Các yếu tố có hại thường gặp trong mơi trường lao động

3.2.7. An toàn khi làm việc với hóa chất và kim loại nặng

3.2.7.1. Kiến thức cơ bản a. Khái niệm

Hóa chất cơng nghiệp: Là các ngun tố hóa học, các hợp chất và hỗn hợp có

nguồn gốc từ tự nhiên hay do con người tổng hợp tạo thành được sử dụng trong công nghiệp như nhiên liệu, nguyên liệu đầu vào, chất trung gian, sản phẩm của quá trình sản xuất, sản phẩm của q trình sản xuất, sản phẩm phụ khơng mong muốn hay các chất thải…

Kim loại nặng: Là những nguyên tố kim loại mà tỷ trọng của chúng bằng hoặc lớn hơn 5, ví dụ như Pb, Ca… còn những kim loại khác gọi là kim loại thường. Kim loại nặng và hợp chất của chúng được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp như chế biến và khai thác quặng, công nghệ luyện kim, hợp chất màu vơ cơ, các q trình mạ kim loại, chế tạo ắc qui…

Chất độc công nghiệp: Là những chất dùng trong sản xuất, khi xâm nhập vào

cơ thể dù chỉ một lượng nhỏ cũng gây nên tình trạng bệnh lý.

Sự nhiễm độc: Bệnh do chất độc gây ra trong sản xuất gọi là nhiễm độc nghề

nghiệp. Khi độc tính chất độc vượt quá giới hạn cho phép, sức đề kháng của cơ thể yếu độc chất sẽ gây ra nhiễm độc nghề nghiệp.

b. Đường xâm nhập, chuyển hóa và đào thải chất độc trong con người - Đường xâm nhập:

Khi thi công xây dựng đặc biệt trong q trình hồn thiện, trang trí, sơn… Cơng nhân chịu tác động trực tiếp của các chất độc chứa trong vật liệu xây dựng khi dùng để thi cơng, chất độc cịn gặp trong thi công đất, đá...

Hóa chất độc xâm nhập vào cơ thể con người qua 3 đường chính sau đây:

- Qua đường hô hấp: Là đường gây nhiễm độc quan trọng nhất tại nơi làm

việc. Có tới 90% nguyên nhân gây bệnh nghề nghiệp cho người lao động qua đường xâm nhập này.

Nhiễm độc qua đường hô hấp thường xảy ra khi làm việc trong khơng gian hẹp, khơng có sự lưu thơng khơng khí hoặc có sự lưu thơng khơng khí nhưng yếu. Tuy nhiên, một số hóa chất có khả năng bốc hơi mạnh có thể gây nhiễm độc ngay cả khi làm việc ở khơng gian thống.

Trong khi hít thở, khơng khí có lẫn hóa chất vào mũi hoặc mồm, qua họng, khí quản và cuối cùng tới vùng trao đổi khí, tại đó hóa chất lắng đọng lại hoặc khuếch tán qua thành mạch vào máu. Từ đó các hóa chất thấm qua thành mạch vào máu, gây tổn thương cho các cơ quan nội tạng.

- Qua da: Xảy ra khi người lao động tiếp xúc trực tiếp với hóa chất. Trong

thực tế, có hai trường hợp chính có thể gây nhiễm độc hóa chất qua da đó là rơi, dính hóa chất trực tiếp lên da, qua quần áo mà người lao động không biết. Điều kiện làm việc nóng làm các lỗ chân lơng ở da mở rộng hơn cũng tạo cho các hóa chất thâm nhập qua da nhanh hơn. Khi da bị tổn thương do các vết xước hoặc các bệnh về da thì nguy cơ bị hóa chất thâm nhập vào cơ thể qua da sẽ tăng lên.

- Qua đường tiêu hóa: Xảy ra khi ăn, uống hay nuốt phải hóa chất tại nơi làm

việc có nồng độ vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Chủ yếu do người lao động không chú ý giữ gìn vệ sinh cá nhân như ăn uống, hút thuốc trong khi bàn tay dính hóa chất dùng thức ăn và đồ uống bị nhiễm hóa chất là những nguyên nhân chủ yếu để hóa chất xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa.

- Sự chuyển hóa chất độc trong cơ thể người:

Khi vào trong cơ thể người, một số các hóa chất có thể tham gia vào các q trình sinh hóa phức tạp trong các tổ chức của cơ thể như phản ứng hóa khử, thủy phân… chúng sẽ bị chuyển hóa và tạo thành các chất mới. Các chất đó có thể ít độc hơn so với chất ban đầu hoặc hồn tồn khơng độc, song cũng có những chất trở nên độc hơn các chất chưa bị chuyển hóa và gây thương tổn các tế bào, cơ quan nội tạng trong cơ thể. Mức độ phá hủy, gây tổn thương cho các cơ quan nội tạng phụ thuộc vào loại và lượng chất bị hấp thu vào cơ thể và độc tính của chất đó.

Cũng có những chất độc sau một thời gian xâm nhập vào cơ thể sẽ được lưu giữ ở một số cơ quan, dưới dạng hợp chất khơng độc. Nơi lưu trữ hóa chất độc chủ yếu ở các tế bào, xương, gan và thận hoặc ở mơ mỡ.

- Q trình đào thải: Quá trình đào thải là quá trình chuyển dời các hóa chất độc khỏi cơ thể có kèm theo các tác động của các bộ phận cơ thể như thận, gan và phổi… Chúng được đào thải ra khỏi cơ thể bằng nhiều đường, nhiều cách khác nhau sau đây:

- Qua đường hơ hấp: Có thể đào thải phần lớn các chất dễ bay hơi được hít

vào và cả các chất được cơ thể hấp thụ bằng con đường khác.

- Qua hệ thống tiêu hóa: Đào thải chủ yếu các chất độc vào cơ thể qua miệng

và một số chất xâm nhập vào cơ thể qua các đường khác. Chất độc vào cơ thể được hấp thụ vào máu rồi theo hệ thống tuần hoàn tới gan. Ở gan, chất độc chịu tác động của mật.

- Qua tuyến nước bọt: Đào thải các hợp chất hữu cơ và các kim loại. Một số

kim loại được cơ thể hấp thụ từ môi trường khi bị thải loại qua nước bọt đã gây ra các dấu hiệu hoặc tổn thương đặc trưng được sử dụng trong chẩn đốn nhiễm độc chì, thủy ngân…

- Một số các con đường đào thải khác như: qua sữa, mồ hơi…

3.2.7.2. Các nhóm hóa chất và kim loại nặng thường gặp gây hại đến sức khỏe người lao động

a. Chì và hợp chất của chì

Chì và hợp chất của chì được dùng nhiều trong cơng nghiệp vật liệu như ắc quy chì, pin, đồ sành sứ, thủy tinh, xăng pha chì, chì có mặt ở cả trong sơn bảo vệ bề mặt kim loại... Chì xâm nhập vào cơ thể qua đường hơ hấp, qua đường tiêu hóa, một số và các ezim của gan chuyển hóa rồi qua ruột và cuối cùng được tống ra ngồi theo đường phân. Chì vào cơ thể gây rối loạn việc tạo máu, gây ảnh hưởng đến gan, thận, gây tổn thương hệ thần kinh, não

b. Thủy ngân và hợp chất của nó

Thủy ngân và hợp chất của nó được sử dụng phổ biến trong công nghiệp sản xuất thuốc lợi tiểu, thuốc bảo vệ thực vật khai thác mỏ, đãi vàng. Thủy ngân gây tổn thương hệ thần kinh, mất trí nhớ, rối loạn chức năng gan...

c. Hợp chất crôm

Hợp chất crôm như cromat, bicromat, axit cromic... được sử dụng rộng rãi trong cơng nghiệp, hợp chất Crơm có trong xi măng, thép khơng rỉ, mạ điện, cơng nghiệp dệt. Các hợp chất crom gây dị ứng, viêm da, gây tổn thương niêm mạc mũi, miệng, hít phải nhiều gây ung thư phổi.

d. Các bon ơxít (CO)

Các bon ơ xít - khí khơng màu, khơng mùi, được tạo ra do cháy khơng hồn toàn ở mỏ, các phân xưởng đúc, rèn, nhiệt luyện và trong cả động cơ đốt trong... Khi hít phải khí có chứa các bon ơxit gây thường gây ra đau đầu, ù tai, chóng mặt, buồn nơn, mệt mỏi, ngạt thở có thể dẫn đến tử vong.

e. Dung môi (Benzen)

Chúng thường được sử dụng rộng rãi trong cơng nghiệp, dùng để hịa tan các chất dầu mỡ, pha sơn, pha nhựa, mực in, keo, trong xăng. Benzen vào cơ thể chủ yếu bằng đường hô hấp, gây ra hội chứng thiếu máu nặng, giảm hồng cầu và bạch cầu làm tổn thương hệ thần kinh trung ương.

3.2.7.3. Tác hại của hóa chất và kim loại nặng tới sức khỏe người lao động a. Gây ra tác hại chung

- Tác hại của hóa chất: Có thể cấp tính hoặc mãn tính phụ thuộc vào nồng độ

và thời gian tiếp xúc. Hóa chất cũng gây ra những phản ứng khác nhau do kiểu và dạng tiếp xúc. Ảnh hưởng của hóa chất có thể phân loại theo các nhóm sau:

+ Gây kích thích; + Dị ứng; + Thiếu ơxy; + Nhiễm độc hệ thống; + Ung thư; + Ảnh hưởng đến di truyền; + Các bệnh nghề nghiệp.

- Tác hại của kim loại nặng:

+ Tác hại đến da: Gây kích ứng da, viêm da tiếp xúc, viêm nang lông và gây

tổn thương da. Đối với asen còn gây tăng sừng hóa gan bàn tay, bàn chân và vân trắng ở móng. Thường kèm theo viêm nhiều dây thần kinh.

+ Tác hại đến đường hô hấp: Gây rối loạn đường hô hấp, tổn thương niêm

mạc, viêm kết mạc, thậm chí có thể làm thủng vách ngăn (asen). Do tác dụng kích ứng của cadimi trên niêm mạc đường hơ hấp dẫn đến viêm mũi, viêm phế quản và nhất là khí thũng.

+ Tác hại đến đường tiêu hóa: Rối loạn tiêu hóa, loét dạ dày, các cơn đau

+ Tác hại đến hệ thống thần kinh: Bệnh não do chì, đối với asen thì dấu hiệu

duy nhất biểu hiện nhiễm độc mãn tính là viêm dây thần kinh ngoại vi cảm giác.

+ Tác hại đến gan, thận, tim mạch và không khắc phục được: Khi bị nhiễm

độc cấp tính kim loại xuất hiện hiện tượng rối loạn nhịp tim, tăng huyết áp không rõ ngun nhân. Ngồi ra, nhiễm độc chì gây thiếu máu tạo huyết, gây tai biến não.

+ Ung thư: Qua nghiên cứu tiếp xúc thường xuyên với asen gây ung thư da,

phổi, xoang và gan; amiang, crom, niken gây ung thư phổi, cadimi có khả năng gây ung thư tuyến tiền liệt.

+ Tác hại đến một số bộ phận khác: Răng, miệng và rối loạn toàn thân. b. Gây bệnh nghề nghiệp và bệnh lý khác

Các hóa chất cơng nghiệp và kim loại nặng có thể gây ra nhiều dạng ảnh hưởng theo mức độ tiếp xúc:

- Gây kích thích và gây bỏng da:

+ Kích thích da: Làm cho da bị khơ, xù xì và xót được gọi là viêm da;

+ Kích thích mắt: Phá hủy với phạm vi từ khó chịu như tạm thời đến phá

hủy lâu dài, với các phản ứng viêm tấy đỏ, phù nề mắt cục bộ, sưng tấy và chảy nước mắt;

+ Kích thích đường hơ hấp: Gây ra cảm giác bỏng rát khi tiếp xúc với đường

hô hấp trên (mũi và họng). Một vài chất kích thích khác ảnh hưởng đến đường thở gây ra viêm phế quản đôi khi hủy hoại dữ dội tới đường thở và mô phổi.

- Gây dị ứng:

+ Phản ứng dị ứng của da là tình trạng giống như viêm da (mụn nhỏ hoặc là phỏng nước);

+ Ảnh hưởng lên đường hô hấp gây ra bệnh hen nghề nghiệp. Triệu chứng của phản ứng này bao gồm ho nhiều về đêm, khó thở, thở khị khè và ngắn.

- Gây ngạt thở: Là hiện tượng liên quan tới hạn chế việc đưa ôxy tới các tổ chức của cơ thể. Có hai dạng ngạt thở:

+ Ngạt thở đơn giản: Tình trạng này có thể xảy ra ở nơi làm việc có khơng

gian hẹp và đơng người, nồng độ ôxy thấp (< 17%) không đủ cung cấp cho người lao động. Nếu nồng độ ơxy thấp hơn nữa có thể gây tử vong;

+ Ngạt thở do hóa chất: Là hiện tượng gây nên do hóa chất xâm nhập vào cơ

thể, làm cản khả năng lưu thông của ôxy và sử dụng ôxy của cơ thể.

- Gây tê và gây mê: Tác động chính của nhóm này khơng gây hậu quả tồn thân nghiêm trọng. Một số chất có tác động làm suy nhược hệ thống thần kinh trung ương do chúng chiếm ưu về áp suất riêng phần trong máu cung cấp cho não. Ví dụ các rượu, etyl ete…

- Gây ung thư: Là do tiếp xúc lâu dài với một hóa chất nào đó dẫn đến sự phát triển tự do của tế bào, xuất hiện khối u ung thư. Giai đoạn này gọi là tiềm tàng có phạm vi từ 4 - 40 năm.

- Ảnh hưởng tới chức năng sinh sản: ảnh hưởng đến hoocmôn, khả năng sinh sản.

3.2.7.4. Nguyên tắc và biện pháp ngăn ngừa tác hại của hóa chất a. Hạn chế hoặc thay thế hóa chất độc hại

Cách tốt nhất để ngăn ngừa hoặc giảm thiểu tác hại của hóa chất đến con người và mơi trường là tránh sử dụng các hóa chất độc hại hoặc những hóa chất có khả năng gây cháy, nổ. Thay vào đó nên sử dụng hóa chất ít độc và ít nguy hiểm hơn hoặc khơng cịn nguy hiểm nữa. Việc lựa chọn các hóa chất phải được tiến hành ngay từ giai đoạn thiết kế hoặc lập kế hoạch sản xuất. Trong trường hợp phải cân nhắc giữa giải pháp kỹ thuật với các lợi ích kinh tế thì phải bắt buộc sử dụng các hóa chất đặc thù.

Cần phải hạn chế mức thấp nhất số lượng hóa chất tại nơi làm việc chỉ đủ cho yêu cầu sử dụng của một ngày hoặc một ca.

Trong giai đoạn thiết kế hoặc lập kế hoạch sản xuất, phải dự kiến những thay đổi trong tương lai về thay đổi hóa chất hoặc thay đổi quy trình cơng nghệ tốt hơn sạch hơn, an toàn hơn. Như sử dụng sơn hoặc keo tan trong nước thay thế cho sơn hoặc keo tan trong dung môi hữu cơ. Thay thế phun sơn bằng phương pháp sơn tĩnh điện hoặc sơn nhúng.

b. Che chắn, cách ly nguồn phát sinh hóa chất độc hại, nguy hiểm

Một q trình sản xuất lý tưởng là ở đó người lao động hạn chế tới mức thấp nhất tiếp xúc với hóa chất và hạn chế lượng hóa chất nguy hiểm cháy nổ và độc hại

có thể gây ra nguy hiểm tới người lao động bằng cách sử dụng hệ thống điều khiển từ xa hoặc che kín tồn bộ máy, thiết bị sản xuất phát sinh ra bụi độc, khí độc khơng để chúng khuyếch tán ra môi trường làm việc.

Sự tiếp xúc với các hóa chất độc hại cũng có thể giảm xuống bằng việc di chuyển, cách ly các quy trình và các hoạt động sản xuất với các hóa chất độc hại tới vị trí cách xa và an toàn đối với người lao động trong nhà máy, hoặc xây tường bao che để cách ly chúng với các quá trình sản xuất khác.

Kho bảo quản hóa chất phải đảm bảo các vấn đề về an toàn, xử lý sự cố và tuân thủ các nguyên tắc cơ bản sau (Theo Nghị định 113/2017/NĐ-CP):

- Nhà xưởng chứa hóa chất phải đạt yêu cầu theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, phù hợp với tính chất, quy mơ và cơng nghệ sản xuất, lưu trữ hóa chất;

- Nhà xưởng chứa hóa chất, kho chứa hóa chất phải có lối, cửa thốt hiểm. Lối thoát hiểm phải được chỉ dẫn rõ ràng bằng bảng hiệu, đèn báo và được thiết kế thuận lợi cho việc thoát hiểm, cứu hộ, cứu nạn trong trường hợp khẩn cấp;

- Hệ thống thơng gió của nhà xưởng chứa hóa chất, kho chứa hóa chất phải đáp ứng các quy chuẩn, tiêu chuẩn về hệ thống thơng gió;

- Hệ thống chiếu sáng đảm bảo theo quy định để đáp ứng yêu cầu sản xuất, lưu trữ hóa chất. Thiết bị điện trong nhà xưởng, kho chứa có hóa chất dễ cháy, nổ phải đáp ứng các tiêu chuẩn về phòng, chống cháy, nổ;

- Sàn nhà xưởng chứa hóa chất, kho chứa hóa chất phải chịu được hóa chất, tải trọng, khơng gây trơn trượt, có rãnh thu gom và thốt nước tốt;

- Nhà xưởng chứa hóa chất, kho chứa hóa chất phải có bảng nội quy về an tồn hóa chất, có biển báo nguy hiểm phù hợp với mức độ nguy hiểm của hóa chất, treo ở nơi dễ thấy. Các biển báo thể hiện các đặc tính nguy hiểm của hóa chất phải có các thơng tin: mã nhận dạng hóa chất; hình đồ cảnh báo, từ cảnh báo, cảnh báo nguy cơ. Trường hợp hóa chất có nhiều đặc tính nguy hiểm khác nhau thì hình đồ cảnh báo phải thể hiện đầy đủ các đặc tính nguy hiểm đó. Tại khu vực sản xuất có hóa chất nguy hiểm phải có bảng hướng dẫn cụ thể về quy trình thao tác an tồn ở vị trí dễ đọc, dễ thấy;

Một phần của tài liệu Bài giảng An toàn và vệ sinh lao động: Phần 1 - Trường ĐH Lâm nghiệp (Trang 73 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)