Thiết bị che chắn bộ phận chuyển động

Một phần của tài liệu Bài giảng An toàn và vệ sinh lao động: Phần 1 - Trường ĐH Lâm nghiệp (Trang 88)

- Che chắn các bộ phận dẫn điện, các nguồn bức xạ có hại.

- Che chắn các vùng làm việc trên cao, các khu vực hào hố sâu…

4.2.3. Thiết bị và cơ cấu phòng ngừa

a. Khái niệm

Thiết bị và cơ cấu phòng ngừa là các phương tiện kỹ thuật an toàn tự động ngắt chuyển động, hoạt động của máy và thiết bị khi một thơng số kỹ thuật nào đó vượt qua giới hạn quy định cho phép.

b. Mục đích

Ngăn chặn tác động xấu do sự cố của quá trình sản xuất gây ra, ngăn chặn, hạn chế sự cố trong sản xuất. Sự cố gây ra có thể do: Quá tải, chuyển động vượt quá vị trí giới hạn, nhiệt độ cao hay thấp hơn mức quy định, cường độ dịng điện khơng ổn định ở trị số yêu cầu. Khi có các sự cố trên, các thiết bị và cơ cấu phịng ngừa có thể tự điều chỉnh được hoặc tự động dừng hoạt động của thiết bị hay bộ phận của máy.

c. Phân loại thiết bị và cơ cấu phòng ngừa

- Hệ thống có thể tự phục hồi lại khả năng làm việc của thiết bị như: van an toàn, rơle nhiệt...

- Hệ thống không thể tự phục hồi, phải dùng tay để phục hồi như: aptomat. - Một số cơ cấu phịng ngừa phải thay thế như: cầu chì của các thiết bị điện. Thiết bị và cơ cấu phịng ngừa có cấu tạo, cơng dụng rất khác nhau tùy thuộc vào đối tượng phòng ngừa và quá trình cơng nghệ. Để bảo vệ thiết bị điện khi cường độ dòng điện vượt q giới hạn cho phép có thể dùng cầu chì, rơ le nhiệt, cơ cấu ngắt tự động... Để bảo vệ thiết bị chịu áp lực khi áp suất vượt quá giới hạn cho phép có thể dùng van bảo hiểm kiểu tải trọng, kiểu lò xo, các loại mạng an toàn…

Thiết bị và cơ cấu phòng ngừa thường được lắp đặt cho các thiết bị áp lực, máy động lực, thiết bị nâng và rất nhiều máy, thiết bị khác.

Thiết bị phòng ngừa chỉ bảo đảm làm việc tốt khi đã tính tốn chính xác ở khâu thiết kế, chế tạo đúng thiết kế và nhất là khi sử dụng phải tuân thủ các quy định về kỹ thuật an toàn.

Một số thiết bị và cơ cấu phòng ngừa dùng phổ biến trong sản xuất:

+ Thiết bị và cơ cấu phòng ngừa quá tải của thiết bị chịu áp lực như nồi hơi, nồi áp suất, máy nén khí (van, áp kế, ống thủy…);

+ Thiết bị và cơ cấu phòng ngừa quá tải của máy động lực như máy phát điện, thang máy (rơle tự ngắt, cơ cấu khống chế mômen tải);

+ Cơ cấu phịng ngừa, khống chế hành trình, tốc độ của các bộ phận thực hiện các chuyển động tịnh tiến hoặc quay trong (phanh, khóa liên động, rơle tự ngắt);

+ Thiết bị và cơ cấu phòng ngừa cháy nổ…;

+ Thiết bị và cơ cấu phòng ngừa quá tải của hệ thống điện.

a. Aptomat b. Cầu chì

4.2.4. Tín hiệu an tồn

a. Khái niệm

Tín hiệu an tồn là phương tiện kỹ thuật an toàn báo cho người lao động biết trước mối nguy hiểm và hướng dẫn biện pháp thực hiện để tránh bị ảnh hưởng của các yếu tố nguy hiểm.

b. Mục đích

- Báo trước cho người lao động những nguy hiểm có thể xảy ra.

- Hướng dẫn các thao tác: bảng điều khiển hệ thống tín hiệu bằng tay điều khiển cần trục ôtô.

- Nhận biết quy định về kỹ thuật và kỹ thuật an toàn qua dấu hiệu quy ước về màu sắc, hình vẽ: để nhận biết các chai khí, biển báo chỉ đường…

c. Phân loại

- Tín hiệu ánh sáng thường dùng cho các thiết bị di động như xe máy, ôtô,

thang máy…

- Tín hiệu màu sắc màu đỏ, màu vàng, màu xanh lục, màu xanh lam, các màu

tương phản. Giúp công nhân phân biệt các thao tác khi sử dụng nút nhấn điều khiển (mở máy, đóng máy…) giúp họ phân biệt các đường ống dẫn chất lỏng (nhiên liệu, nước nóng, nước lạnh, hóa chất), phân biệt các bình đựng khí nén (ơxy, axetylen…), phân biệt các lõi dây điện (dây pha, dây bảo vệ…), phân biệt các loại bình lọc dùng cho mặt nạ đơn năng.

- Tín hiệu âm thanh thường được phát ra từ cịi chng và phải có đặc tính

khác biệt với tiếng ồn trong sản xuất, dùng để báo hiệu trước khi khởi động máy, báo hiệu khi có xe tới, khi có cẩu hàng đi qua trên đầu công nhân, khi các thông số vượt quá giới hạn cho phép, khi có sự cố… nó thường được đặt ở nơi dễ thấy (khi cần báo động), đặt ở bảng điều khiển.

- Biển báo đó là các biển báo hiệu những nguy hiểm, độc hại có nguy cơ xảy

ra. Do đó, người lao động cần chú ý quan sát và thực hiện các hướng dẫn (nếu có). Biển báo hiệu thường được phân làm 4 nhóm chính:

+ Nhóm 1. Biển báo hiệu cấm: Nhóm biển này có dạng một vịng trịn đỏ có một gạch chéo ở giữa, được đặt trên nền trắng - được thể hiện như trong hình 4.5.a;

Hình 4.5.a. Một số biển báo hiệu cấm trong lao động

+ Nhóm 2. Biển báo hiệu nguy hiểm: Nhóm biển báo hiệu này thường có dạng một hình tam giác có viền đen trên nền màu vàng. Hình vẽ ở giữa hình tam giác thường có tính trực quan và mơ tả hình ảnh của mối nguy hiểm có thể xuất hiện. Ngồi ra, cịn có thể có thêm các dịng chữ ở ngay trên biển hoặc ở một biển phụ đặt bên dưới. Điều này giúp người làm việc khi nhìn vào biển báo thì họ có thể đọc dịng chữ trên biển phụ, kết hợp với hình vẽ trên đó để nhận ra mối nguy hiểm cần đề phịng (như hình 4.5.b).

Hình 4.5.b. Một số biển báo hiệu nguy hiểm trong lao động

+ Nhóm 3. Biển báo hiệu bắt buộc phải thực hiện: Nhóm biển báo này thường có hình trịn nền màu xanh lam nhạt. Bên trong là hình ảnh màu trắng có tính trực quan, mơ tả điều bắt buộc phải thực hiện đối với người làm việc trên công trường. Điều bắt buộc phải thực hiện ở đây là những điều giống như được chỉ ra trên biển báo, như hình 4.5.c.

+ Nhóm 4. Biển báo hiệu chỉ dẫn, nhắc nhở: Nhóm biển báo này thường có dạng hình chữ nhật trên nền màu xanh lá cây, màu xanh lam nhạt hoặc màu đỏ. Trên biển có ghi những điều nhắc nhở hoặc hướng dẫn người làm việc trên công trường thực hiện tốt các biện pháp về an toàn lao động. Được đặt ở nhiều chỗ trên công trường đặc biệt ưu tiên những chỗ dễ nhìn thấy tronng q trình làm việc. Nó nhắc nhở người làm việc ln chú ý và đề phịng tai nạn, như hình 4.5.d.

Hình 4.5.d. Một số biển báo báo hiệu chỉ dẫn, nhắc nhở

Một số yêu cầu đối với tín hiệu an tồn: - Tín hiệu, biển báo phải dễ nhận biết; - Độ tin cậy cao, khả năng nhầm lẫn thấp;

- Dễ thực hiện, phù hợp tập quán, cơ sở khoa học kỹ thuật và yêu cầu của tiêu chuẩn hóa.

4.2.5. Khoảng cách an tồn

a. Khái niệm

Khoảng cách an toàn là khoảng cách cho phép nhỏ nhất giữa người lao động và nguồn nguy hiểm đủ đảm bảo an toàn cho họ.

b. Mục đích

- Đảm bảo an tồn cho máy móc thiết bị trong quá trình hoạt động.

- Đảm bảo khơng làm ảnh hưởng tới q trình vận hành cũng như thao tác của người lao động.

- Đề phòng các sự cố xảy ra như: cháy, nổ, đổ gãy... thì sẽ giảm tối đa sự phá hủy cơng trình, cơng trường cũng như hạn chế tới mức thấp nhất ảnh hưởng tới khu dân cư xung quanh, không gây nên các tổn thất về người và của.

c. Yêu cầu

- Khoảng cách giữa các máy móc thiết bị khơng hẹp hơn 1 m. Trường hợp máy hoặc thiết bị có các bộ phận chuyển động (động cơ, máy li tâm, máy nén khí) hoặc thiết bị của các quá trình nhiều nguy hiểm (lò, nồi hơi…) khu vực giữa chúng phải tăng lên tới 2 m. Khoảng cách giữa các hành thiết bị phải để lối qua lại rộng ít nhất 2,5 m.

- Trong gian sản xuất có các máy vận chuyển bên trong thì giữa các bộ phận chuyển động (toa xe, goòng, băng chuyển, xe lăn…) và các phần nhô ra của kết cấu cơng trình (tường, cột) cần phải chừa lối qua lại rộng ít nhất 1 m.

- Phía trên các lối qua lại ấn định để cho người đi lại thường xuyên không cho phép vận chuyển hàng bằng cầu trục hay băng chuyền.

- Các đường ống dẫn nước, hơi khí, máng thơng gió hoặc các thiết bị khác dưới trần nhà xưởng ở các lối qua lại không thấp hơn 2,2 m.

- Các thiết bị làm việc có tiếng ồn lớn (lớn hơn 90 dB và rung động mạnh (v ≥ mm/s) cần bố trí ở khu nhà riêng và phải được xử lý giảm ồn và cách rung.

d. Khoảng cách an toàn trong một số ngành nghề

- Đối với ngành lâm nghiệp thì khoảng cách an tồn xác định là khoảng cách trong chặt hạ cây, kéo gỗ...

- Đối với ngành xây dựng thì khoảng cách an tồn là khoảng cách trong đào đất, khai thác đá, đào móng cơng trình...

- Đối với ngành cơ khí thì khoảng cách an tồn khoảng cách giữa các máy, giữa các bộ phận nhô ra của máy, giữa các bộ phận chuyển động của máy với các phần cố định của máy, của nhà xưởng, cơng trình...

- Đối với ngành điện: Tùy thuộc vào loại cáp ngầm, cáp đi trên không và từng

loại cấp điện áp mà đảm bảo các khoảng cách an tồn cho cơng trình và người dân sống xung quanh.

Hình 4.6. Khoảng cách an tồn giữa đường dây điện cao thế với cơng trình xây dựng

- Đối với các kho hóa chất, các chất dễ gây cháy, nổ thì đặc biệt quan tâm đến

khoảng cách an toàn khơng chỉ trong nội bộ doanh nghiệp mà cịn quan tâm đến sự an toàn và sức khỏe của dân cư và môi trường xung quanh.

- Khoảng cách an tồn về phóng xạ: với các hạt khác nhau, đường đi trong khơng khí của chúng khác nhau: tia X đi được 10 - 20 cm, tia β đi được 10 m.

Cùng với việc thực hiện các biện pháp phòng chống khác, việc cách ly người lao động ra khỏi vùng nguy hiểm đã loại trừ được rất nhiều tác hại của phóng xạ đối với con người.

4.2.6. Cơ khí hóa, tự động hóa và điều khiển từ xa

a. Khái niệm

Là biện pháp nhằm giải phóng người lao động khỏi khu vực nguy hiểm, độc hại. Các trang thiết bị cơ khí hóa, tự động hóa thay thế con người thực hiện các thao tác trong điều kiện làm việc xấu, đồng thời vẫn đảm bảo được năng suất lao động.

b. Phân loại

- Cơ cấu điều khiển: Có thể là các nút mở máy, đóng máy, hệ thống tay gạt, vơ

lăng điều khiển để vận hành thiết bị.

- Phanh hãm: Nhằm chủ động điều khiển vận tốc chuyển động của phương

phanh từ. Tùy theo yêu cầu cụ thể mà tác động của phanh hãm có thể là tức thời hay từ từ. Ngồi hệ thống phanh hãm chính thường kèm theo hệ thống phanh hãm dự phịng.

- Khóa liên động: Được sử dụng nhằm tự động loại trừ khả năng gây ra tai nạn

lao động khi người lao động vi phạm quy trình trong vận hành, thao tác như: đóng bộ phận bao che rồi mới được mở máy. Khóa liên động có thể là khí, khí nén, thủy lực, điện, tế bào quang điện...

- Điều khiển từ xa: Là một biện pháp hữu hiệu nhằm giải phóng người lao động khỏi các thao tác thủ cơng thơng qua hệ thống điều khiển đặt trong phịng điều khiển trung tâm. Như vậy, sẽ hạn chế tối đa việc người lao động tiếp xúc với các yếu tố nguy hiểm độc hại, ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Điều khiển từ xa bao gồm:

+ Cơ khí hóa: Ngồi mục đích tạo ra năng suất lao động cao hơn thủ cơng mà

cịn đưa người lao động khỏi những công việc nặng nhọc, nguy hiểm. Cơ khí hóa có thể tồn bộ hoặc từng phần của q trình cơng nghệ sản xuất;

+ Tự động hóa: Là biện pháp hiện đại nhất tạo ra năng suất lao động, người lao động chỉ cần bấm nút và theo dõi sự làm việc của quá trình cơng nghệ trên các loại đồng hồ đo.

c. Yêu cầu

- Các bộ phận truyền động đều phải được bao che thích hợp. - Đầy đủ thiết bị bảo hiểm, khóa liên động.

- Đầy đủ hệ thống tín hiệu, báo hiệu đối với tất cả các trường hợp sự cố. - Có thể điều khiển riêng từng máy, từng bộ phận, có thể dừng máy theo yêu cầu. - Có các cơ cấu tự động kiểm tra.

- Không phải sửa chữa, bảo dưỡng khi máy đang chạy.

- Đảm bảo các u cầu về kỹ thuật an tồn có liên quan như: điện, thiết bị chịu áp lực, nối đất an toàn các thiết bị điện.

- Đảm bảo thao tác chính xác, liên tục.

4.2.7. Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động

Ngoài các loại thiết bị và biện pháp bảo vệ: bao che, bảo hiểm, báo hiệu tín hiệu, khoảng cách an tồn, cơ cấu điều khiển, phanh hãm, tự động hóa, các thiết bị

an toàn riêng biệt... nhằm ngăn ngừa, chống ảnh hưởng xấu của các yếu tố nguy hiểm do quá trình sản xuất gây ra cho người lao động, trong nhiều trường hợp cụ thể cần phải thực hiện một biện pháp phổ biến nữa là trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho từng người lao động.

Phương tiện bảo vệ cá nhân là những dụng cụ, phương tiện cần thiết mà người lao động phải được trang bị để sử dụng trong khi làm việc hoặc thực hiện nhiệm vụ để bảo vệ cơ thể khỏi tác động của các yếu tố nguy hiểm, độc hại phát sinh trong quá trình lao động, khi các giải pháp cơng nghệ, thiết bị, kỹ thuật an tồn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc chưa thể loại trừ hết.

Phương tiện bảo vệ cá nhân bao gồm:

- Phương tiện bảo vệ mắt và mặt:

+ Loại bảo vệ mắt khỏi bị tổn thương do vật rắn bắn phải, khỏi bị bỏng...; + Loại bảo vệ mắt khỏi bị tổn thương bởi các tia năng lượng.

Tùy theo điều kiện lao động để lựa chọn thiết bị bảo vệ mắt cho thích hợp, bảo đảm tránh được tác động xấu của điều kiện lao động đối với mắt, đồng thời không làm giảm thị lực hoặc gây các bệnh về mắt.

Hình 4.7. Phương tiện cá nhân bảo vệ mắt và mặt

- Phương tiện bảo vệ cơ quan hơ hấp:

Mục đích của loại trang bị này là tránh các loại hơi, khí độc, các loại bụi thâm nhập vào cơ quan hô hấp. Loại trang bị này thường là các bình thở, bình tự cứu, mặt nạ, khẩu trang...

Hình 4.8. Phương tiện bảo vệ cơ quan hô hấp

- Phương tiện bảo vệ cơ quan thính giác:

Mục đích của loại trang bị này nhằm ngăn ngừa tiếng ồn tác động xấu đến cơ quan thính giác của người lao động. Loại trang bị này thường gồm:

- Nút bịt tai: Đặt ngay trong ống lỗ tai, khi chọn loại nút bịt tai thích hợp tiếng ồn sẽ được ngăn cản khá nhiều;

- Bao úp tai: Che kín cả phần khoanh tai dùng khi tác động của tiếng ồn trên 120 dB...

Hình 4.9. Phương tiện bảo vệ cơ quan thính giác

- Phương tiện bảo vệ đầu:

Tùy theo yêu cầu cần bảo vệ là chống chấn thương cơ học, chống cuốn tóc hoặc các tia năng lượng... mà sử dụng các loại mũ khác nhau.

Ngoài yêu cầu bảo vệ được đầu khỏi tác động xấu của điều kiện lao động nói trên, các loại mũ còn phải đạt yêu cầu chung là nhẹ và thơng gió tốt trong khoảng khơng gian giữa mũ và đầu.

- Phương tiện bảo vệ chân và tay:

Một phần của tài liệu Bài giảng An toàn và vệ sinh lao động: Phần 1 - Trường ĐH Lâm nghiệp (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)