Những vấn đề chung về kỹ thuật vệ sinh lao động

Một phần của tài liệu Bài giảng An toàn và vệ sinh lao động: Phần 1 - Trường ĐH Lâm nghiệp (Trang 42)

Chương 3 KỸ THUẬT VỆ SINH LAO ĐỘNG

3.1. Những vấn đề chung về kỹ thuật vệ sinh lao động

3.1.1. Đối tượng và nhiệm vụ của vệ sinh lao động

Vệ sinh lao động là lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các ảnh hưởng của những yếu tố có hại trong sản xuất đối với sức khỏe người lao động, tìm các biện pháp cải thiện điều kiện lao động, phòng ngừa các bệnh nghề nghiệp và nâng cao khả năng lao động cho người lao động.

Trong sản xuất, người lao động có thể phải tiếp xúc với những yếu tố có ảnh hưởng khơng tốt đến sức khỏe, các yếu tố này gọi là những tác hại nghề nghiệp. Ví dụ: Nghề rèn, nghề đúc kim loại, yếu tố tác hại nghề nghiệp chính là do nhiệt độ cao; nghề tiện, phay và dệt là tiếng ồn và bụi…

Khoa học vệ sinh lao động luôn gắn liền với hoạt động lao động sản xuất, nó phát triển phụ thuộc chủ yếu vào trình độ phát triển kinh kế xã hội, trình độ khoa học cơng nghệ của mỗi quốc gia.

Để đảm bảo đạt được các mục tiêu đặt ra, khoa học vệ sinh lao động có các nhiệm vụ cụ thể sau đây:

- Nghiên cứu đặc điểm môi trường lao động, các tác hại phát sinh trong quá trình lao động sản xuất;

- Nghiên cứu các biến đổi sinh lý, sinh hóa của cơ thể người lao động do tác động của các yếu tố nguy hiểm, có hại trong môi trường lao động;

- Nghiên cứu và xây dựng các tiêu chuẩn vệ sinh môi trường lao động, chế độ, chính sách và đảm bảo an tồn - vệ sinh lao động cho người lao động;

- Nghiên cứu và đề ra các biện pháp chống mệt mỏi trong lao động, hạn chế ảnh hưởng của các yếu tố tác hại nghề nghiệp trong sản xuất tới sức khỏe người lao động, nghiên cứu và đề xuất các biện pháp tổ chức lao động và nghỉ ngơi hợp lý nhằm phục hồi khả năng lao động và sức khỏe của người lao động;

- Tổ chức khám tuyển và bố trí hợp lý người lao động vào làm việc;

- Quản lý và theo dõi tình hình sức khỏe người lao động, tổ chức khám sức khỏe định kì, phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp;

- Tổ chức giám định khả năng lao động cho người lao động bị tai nạn lao động, mắc bệnh nghề nghiệp và các bệnh mãn tính khác;

- Đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các biện pháp vệ sinh an toàn lao động trong sản xuất nhằm ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.

3.1.2. Các bệnh nghề nghiệp

Theo Thơng tư 15/2016/TT BYT có 30 bệnh nghề nghiệp, chia vào 5 nhóm, gồm:

Nhóm I: Các bệnh bụi phổi và phế quản (07 bệnh)

1. Bệnh bụi phổi - silic nghề nghiệp. 2. Bệnh bụi phổi Atbet (amiăng). 3. Bệnh bụi phổi bông.

4. Bệnh viêm phế quản mạn tính nghề nghiệp. 5. Bệnh hen phế quản nghề nghiệp.

6. Bệnh bụi phổi - talc nghề nghiệp. 7. Bệnh bụi phổi - than nghề nghiệp.

Nhóm II: Các bệnh nhiễm độc nghề nghiệp (10 bệnh)

8. Bệnh nhiễm độc chì và các hợp chất chì.

9. Bệnh nhiễm độc benzen và các hợp chất đồng đẳng của benzen. 10. Bệnh nhiễm độc thủy ngân và các hợp chất của thủy ngân. 11. Bệnh nhiễm độc mangan và các hợp chất của mangan. 12. Bệnh nhiễm độc TNT (trinitrotoluen).

13. Bệnh nhiễm độc asen và các chất asen nghề nghiệp. 14. Nhiễm độc chất nicotin nghề nghiệp.

15. Bệnh nhiễm độc hóa chất trừ sâu nghề nghiệp (Lân hữu cơ - Organophosphates,

Carbamates, clo hữu cơ - Chlorinated hydrocarbons).

16. Bệnh nhiễm độc cacbon mơnơxít nghề nghiệp. 17. Bệnh nhiễm độc cadimi nghề nghiệp.

Nhóm III: Các bệnh nghề nghiệp do yếu tố vật lý (05 bệnh)

18. Bệnh do quang tuyến X và các chất phóng. 19. Bệnh điếc do tiếng ồn.

20. Bệnh rung chuyển nghề nghiệp. 21. Bệnh giảm áp mạn tính nghề nghiệp. 22. Bệnh nghề nghiệp do rung tồn thân.

Nhóm IV: Các bệnh da nghề nghiệp (04 bệnh)

23. Bệnh sạm da nghề nghiệp.

24. Bệnh loét da, loét vách ngăn mũi, viêm da, chàm tiếp xúc. 25. Bệnh nốt dầu nghề nghiệp (nhóm IV, 27/2006/QĐ-BYT).

26. Bệnh viêm loét da, viêm móng và xung quanh móng nghề nghiệp.

Nhóm V: Các bệnh nhiễm khuẩn nghề nghiệp (04 bệnh)

27. Bệnh lao nghề nghiệp.

28. Bệnh viêm gan virut nghề nghiệp.

29. Bệnh do xoắn khuẩn Leptospira nghề nghiệp.

30. Bệnh nhiễm vi rút HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.

3.2. Các yếu tố có hại thường gặp trong mơi trường lao động

3.2.1. Yếu tố vi khí hậu

3.2.1.1. Khái niệm

Vi khí hậu tại nơi làm việc là điều kiện khí tượng của mơi trường nơi làm việc, gồm sự tác động tổng hợp của các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ chuyển động của khơng khí, nhiệt độ của các bề mặt vật dụng và thiết bị xung quanh tới người lao động.

Điều kiện vi khí hậu trong sản xuất phụ thuộc và tính chất của q trình cơng nghệ và khí hậu địa phương.

Tùy theo tính chất tỏa nhiệt của quá trình sản xuất người ta chia ra ba loại vi khí hậu sau:

- Vi khí hậu nóng tỏa nhiệt hơn 20 kcal/m3 khơng khí một giờ ở xưởng đúc, xưởng rèn…;

- Vi khí hậu tương đối ổn định, nhiệt tỏa ra khoảng 20 kcal/m3 khơng khí một giờ, ở xưởng dệt, cơ khí…;

- Vi khí hậu lạnh tỏa nhiệt dưới 20 kcal/m3 khơng khí một giờ ở các xưởng lên men, ướp lạnh, thực phẩm…

3.2.1.2. Các yếu tố của vi khí hậu a. Nhiệt độ (Temperature)

Nhiệt độ là yếu tố biểu thị độ nóng của vật chất, nguồn phát sinh ra nhiệt độ cao thường gặp ở các nghề: vận hành lò hơi, nhiệt luyện,cán thép, thổi thủy tinh hoặc phát sinh do bức xạ mặt trời… Chính các nguồn nhiệt này làm cho nhiệt độ khơng khí lên cao có khi lên tới 50 - 600C.

Đơn vị đo nhiệt độ: 0C.

Theo điều lệ vệ sinh qui định nhiệt độ tối đa cho phép ở nơi là việc của công nhân từ 16 - 340C và chênh lệch nhiệt độ trong nơi sản xuất và ngồi trời khơng vượt q 3 - 50C (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 26:2016/BYT được ban hành

kèm theo Thông tư 26/2016/TT-BYT). b. Độ ẩm (Humidity)

- Độ ẩm khơng khí là lượng nước chứa trong không khí. Trong Vệ sinh lao động người ta thường sử dụng độ ẩm tương đối.

- Độ ẩm khơng khí tương đối (Hr) là tỷ lệ phần trăm giữa độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm khơng khí tối đa để biểu thị mức ẩm cao hay thấp.

100 (%)  

Hm Ha Hr

+ Độ ẩm tuyệt đối (Ha): Là lượng hơi nước có trong khơng khí vào thời điểm nhất định ở nhiệt độ nhất định tính bằng gam/m3.

+ Độ ẩm cực đại (Hm) hay độ ẩm bão hòa: Là lượng hơi nước bão hòa trong khơng khí tại một thời điểm và nhiệt độ nhất định tính bằng gam/m3.

c. Bức xạ nhiệt (Radiant heat)

Bức xạ nhiệt là các tia nhiệt phát ra từ nguồn các vật nóng và được các vật thể nơi làm việc hấp thụ, biến năng lượng bức xạ nhiệt thành nhiệt năng làm nóng mơi trường làm việc.

Đơn vị đo bức xạ nhiệt: W/m2.

d. Vận tốc chuyển động khơng khí (Air velocity)

Vận tốc chuyển động khơng khí là vận tốc gió (tự nhiên, nhân tạo) trong không gian khu vực lao động.

Ký hiệu là “v”, đơn vị đo “m/s”, gió có tác dụng làm điều hòa thân nhiệt, thơng thống khí trong nhà xưởng, làm lỗng khơng khí độc, bụi độc….

(Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 26:2016/BYT được ban hành kèm

theo Thông tư 26/2016/TT-BYT)

Bảng 3.1. Giá trị cho phép vi khí hậu tại nơi làm việc Loại lao Loại lao động Khoảng nhiệt độ khơng khí (0C) Độ ẩm khơng khí (%) Tốc độ chuyển động khơng khí (m/s) Cường độ bức xạ nhiệt theo diện tích tiếp xúc

(W/m2)

Nhẹ 20 đến 34 40 đến 80 0,1 đến 1,5 35 khi tiếp xúc trên 50% diện tích cơ thể người. 70 khi tiếp xúc trên 25% đến 50% diện tích cơ thể người.

100 khi tiếp xúc dưới 25% diện tích cơ thể người. Trung

bình 18 đến 32 40 đến 80 0,2 đến 1,5

Nặng 16 đến 30 40 đến 80 0,3 đến 1,5

3.2.1.3. Ảnh hưởng của vi khí hậu đối với người lao động a) Ảnh hưởng của vi khí hậu nóng

Ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh trung ương: Người lao động bị biến đổi các chức phận sinh lý hệ thống thần kinh trung ương gây cảm giác mệt mỏi, giảm trí nhớ, kém nhạy cảm, nhức đầu, chóng mặt, buồn nơn… Đồng thời cịn bị rối loạn chuyển hóa nước, muối khống do cơ thể phải tăng tiết mồ hôi để cân bằng nhiệt. Sau ca lao động mỗi người bài tiết từ 2 - 5 lít mồ hơi, ảnh hưởng đến cơ quan tuần hồn và tiêu hóa có thể dẫn đến rối loạn chức năng thận và bài tiết dịch vị dạ dày… người lao động có thể chuyển sang trạng thái bệnh lý như say nóng và có thể dẫn tới tử vong.

Ở nhiệt độ cao cơ thể tăng tiết mồ hơi để duy trì cân bằng nhiệt, từ đó gây sụt cân và mất cân bằng điện giải do mất ion K, Na, I, Fe, các vi tamin C, B1, B2, PP... Do mất nước nhiều nên tỷ trọng máu tăng lên, tim phải làm việc nhiều để thải lượng nhiệt thừa của cơ thể. Chức năng hoạt động của hệ thần kinh trung ương bị ảnh hưởng: Làm giảm sự chú ý, giảm phản xạ dẫn tới dễ bị tai nạn lao động.

Rối loạn bệnh lý do vi khí hậu nóng thường gặp là chứng say nóng và chứng co giật với các triệu chứng: chóng mặt, buồn nơn, nhức đầu, đau thắt ngực, buồn nôn, thân nhiệt tăng nhanh, nhịp thở nhanh, trạng thái suy nhược. Mức nặng hơn là choáng nhiệt, thân nhiệt cao 40 - 410C, mạch nhanh, thở nhanh, tím tái, mất tri giác, hôn mê. Chứng co giật gây nên do mất cân bằng nước, điện giải.

b. Ảnh hưởng của vi khí hậu lạnh

Khi mơi trường lao động dưới 180C, độ ẩm cao, tốc độ gió lớn dẫn đến giảm nhiệt độ cơ thể người lao động, rối loạn thần kinh trung ương, gây co mạch, cảm lạnh, viêm tắc tĩnh mạch, thấp khớp, viêm phế quản, viêm phổi và một số bệnh mãn tính khác do máu lưu thơng kém và sức đề kháng cơ thể giảm.

Lạnh cục bộ làm co thắt mạch gây cảm giác tê cóng, lâm râm ngứa ở các đầu chi, làm giảm khả năng vận động, sau đó sinh chứng đau cơ, viêm cơ, viêm thần kinh ngoại biên… lạnh còn gây dị ứng kiểu hen phế quản, giảm sức đề kháng, giảm miễn dịch gây viêm đường hô hấp trên, thấp khớp.

c. Ảnh hưởng của bức xạ nhiệt

Làm việc dưới ánh nắng trực tiếp của mặt trời, tia bức xạ nhiệt, tia tử ngoại, hồng ngoại có thể đâm xuyên tổ chức não, màng não, gây các biến đổi làm say nắng.

Tia hồng ngoại cịn có thể gây đục nhân mắt khi tiếp xúc thường xuyên, sau nhiều năm làm việc thị lực bị giảm dần và có thể bị mù hẳn nếu không sử dụng các phương tiện bảo vệ mắt (thợ hàn, cắt kim loại bằng hồ quang…) hoặc không kiểm tra phát hiện sớm và chữa trị kịp thời.

Tia tử ngoại (trong quá trình hàn, đúc) gây bỏng da độ 1 - 2, gây viêm giác mạc cấp tính làm giảm thị lực, thu hẹp thị trường (bệnh đau mắt của thợ hàn, thợ nấu thép). Nếu bị tác dụng nhẹ, lâu ngày gây mệt mỏi suy nhược, mắt khô, nhiều rỉ, thị lực giảm, đau đầu, chóng mặt, kém ăn gây mất thăng bằng, rối loạn tiền đình…

3.2.1.4. Các biện pháp phịng chống vi khí hậu xấu a. Vi khí hậu nóng

- Tổ chức sản xuất lao động hợp lý:

Những tiêu chuẩn vệ sinh đối với các điều kiện khí tượng nơi sản xuất, được thiết lập theo các tiêu chuẩn vệ sinh khi thiết kế xí nghiệp. Nhiệt độ tối ưu, nhiệt độ cho phép, độ ẩm tương đối, vận tốc gió ở ngồi trời nơi làm việc được tiêu chuẩn hóa phụ thuộc vào thời gian trong năm (mùa nóng, mùa lạnh, mùa ẩm …).

Lập thời gian biểu sản xuất sao cho những công đoạn sản xuất tỏa nhiều nhiệt không cùng một lúc mà rải ra trong các ca lao động.

Lao động trong những điều kiện nhiệt độ cao cần nghỉ ngơi thỏa đáng, để cơ thể người lao động lấy lại được cân bằng.

- Quy hoạch nhà xưởng và các thiết bị:

Sắp xếp các nhà xưởng, phân xưởng nóng trên mặt bằng xí nghiệp phải sao cho sự thơng gió tốt nhất, nên sắp xếp xen kẽ phân xưởng nóng và phân xưởng mát.

Cần chú ý hướng gió trong năm khi bố trí phân xưởng nóng, tránh nóng, tránh nắng Mặt trời chiếu vào phân xưởng qua các cửa. Xung quanh các phân xưởng nóng phải thống gió. Có lúc cần bố trí các thiết bị nhiệt vào một khu vực xa nơi làm việc của người lao động.

- Thơng gió:

Trong các phân xưởng tỏa nhiều nhiệt (như các thiết bị tỏa nhiệt, nhiều người làm việc…) cần áp dụng các biện pháp thơng gió chống nóng.

- Làm nguội:

Bằng cách phun nước hạt mịn để làm mát, làm ẩm khơng khí, quần áo người lao động, ngồi ra cịn tác dụng làm sạch bụi trong khơng khí. Để cách nhiệt, người ta có thể dùng màn chắn nước cách ly nguồn nhiệt với xung quanh. Màn chắn nước bố trí trước của lị, dày khoảng 2 mm có thể hấp thụ khoảng 80 - 90% năng lượng bức xạ. Nước để phun phải là nước sạch, độ mịn các hạt bụi nước phải khoảng 50 - 60 m và đảm bảo sao cho độ ẩm nằm trong khoảng 13 - 14 g/m3. Có nhiều thiết bị tỏa nhiệt cần phải dùng vịi tắm khí để giảm nhiệt, vận tốc gió phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường.

Bảng 3.2. Vận tốc chuyển động của dịng khơng khí tắm thay đổi theo nhiệt độ Vận tốc gió (m/s) Nhiệt độ khơng khí (0C) Vận tốc gió (m/s) Nhiệt độ khơng khí (0C)

1 25 - 30

2 27 - 33

3 > 33

- Sử dụng các thiết bị và q trình cơng nghệ giảm nhiệt:

Trong các phân xưởng nhà máy nóng, độc cần được cơ khí hóa, tự động hóa, điều khiển và quan sát từ xa để là giảm nhẹ lao động và nguy hiểm cho người công nhân. Đưa những ứng dụng các thiết bị truyền hình vào điều khiển và quan sát từ xa.

Có thể giảm nhiệt trong các nhà máy có thiết bị tỏa nhiệt lớn bằng cách giảm sự thất thốt nhiệt vào mơi trường. Để đạt mục đích đó cần dùng các biện pháp tăng cường cách nhiệt cho các thiết bị tỏa nhiệt như:

+ Dùng những vật liệu có tính cách nhiệt cao như samốt, samốt nhẹ, diatomit...; + Làm lớp cách nhiệt dày hơn nhưng khơng q mức vì làm tăng thêm trọng lượng thiết bị;

+ Dùng các màn chắn nhiệt mà thực chất là gương phản xạ nhiệt bên trong thiết bị nhiệt, nhờ đó ngồi thiết bị nhiệt độ khơng cao lắm.

Các cửa sổ thiết bị là nơi nhiệt thất thốt ra ngồi, cho nên diện tích cửa sổ phải là tối thiểu, những lúc không cần thiết nên đóng kín.

Trong trường hợp vỏ các thiết bị nhiệt do điều kiện kỹ thuật mà nhiệt độ vẫn cịn cao khơng những gây nóng cho mơi trường mà cịn làm hỏng các thiết bị, thì cần phải làm nguội vỏ thiết bị. Có nhiều phương pháp làm nguội nhưng phổ biến là dùng nước và nước hóa hơi. Một trong những phương pháp bảo vệ nữa là dùng màn chắn nhiệt khác với kiểu màn phản xạ nhiệt trong thiết bị đã nói trên. Đây là màn chắn nhiệt ngồi thiết bị, nó khơng những chắn các bức xạ nhiệt mà còn ngăn ngừa tia lửa và các vẩy thép bong ra khi nguội kim loại, sắt thép... trong luyện kim. Màn chắn có hai loại: loại phản xạ và loại hấp thụ, có loại cố định, loại di động.

Màn chắn nhiệt thường được chế tạo bằng sắt tráng kẽm, tôn trắng, nhôm, lá nhôm mỏng... có thể một lớp hoặc nhiều lớp, ở giữa hai lớp có nước lưu chuyển để làm giảm nhiệt rất hiệu quả.

- Sử dụng Phương tiện bảo vệ cá nhân:

Trước hết ta nói về quần áo bảo hộ, đó là loại quần áo đặc biệt chịu nhiệt, chống bị bỏng khi có tia lửa bắn vào như than nóng đỏ, xỉ lỏng, nước kim loại nóng chảy... nhưng lại phải thống khí để cơ thể trao đổi nhiệt tốt với môi trường bên

Một phần của tài liệu Bài giảng An toàn và vệ sinh lao động: Phần 1 - Trường ĐH Lâm nghiệp (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)