Phòng chống bụi trong sản xuất

Một phần của tài liệu Bài giảng An toàn và vệ sinh lao động: Phần 1 - Trường ĐH Lâm nghiệp (Trang 58 - 62)

Chương 3 KỸ THUẬT VỆ SINH LAO ĐỘNG

3.2. Các yếu tố có hại thường gặp trong mơi trường lao động

3.2.4. Phòng chống bụi trong sản xuất

3.2.4.1. Định nghĩa và phân loại a. Định nghĩa

Bụi là tập hợp nhiều hạt có kích thước lớn nhỏ khác nhau tồn tại lâu trong khơng khí dưới dạng bụi bay, bụi lắng và các hệ khí rung nhiều pha như hơi khói, mù khi những hạt bụi nằm lơ lửng trong không khí, khi chúng đọng lại trên bề mặt vật thể nào đó.

b. Phân loại bụi trong sản xuất

Quá trình sản xuất là tập hợp các hạt chất rắn được phát sinh trong quá trình gia cơng, chế biến đóng gói ngun - nhiên vật liệu và tồn tại trong khơng khí dưới dạng bụi bay, bụi lắng. Người ta phân loại theo các cách sau đây:

- Theo nguồn gốc:

+ Bụi hữu cơ từ tơ lụa, len, dạ, lơng tóc…; + Bụi nhân tạo có bụi từ nhựa hóa học, cao su…;

+ Bụi vô cơ như bụi khống - silic, amiăng, bụi vơi, bụi kim loại...

- Theo kích thước hạt bụi:

+ Những hạt có kích thước ≥ 50 m gọi là bụi thô, chỉ bám ở lỗ mũi khơng

gây hại cho phổi;

+ Những hạt có kích thước 10 m đến 50 m gọi là bụi lắng, bụi này sẽ đi sâu vào phổi nhưng không đáng kể;

+ Những hạt có kích thước ≤ 10 m gọi là bụi bay, bụi này đi sâu vào khí

quản và phổi có tác hại nhiều nhất.

Thực nghiệm cho thấy, các hạt bụi vào tận phổi qua đường hô hấp có đến 70% là những hạt có kích thước 1 m, gần 30% là những hạt 1 - 5 m. Những hạt từ 5 - 10 m chiếm tỷ lệ khơng đáng kể.

- Theo tác hại: Có thể phân ra:

+ Bụi gây nhiễm độc (Pb, Hg, Benzen…);

+ Bụi gây dị ứng, viêm mũi, hen, viêm họng như bụi lơng, len, vải, phân hóa học, một số bụi gỗ;

+ Bụi gây ung thư như nhựa đường, phóng xạ, các hợp chất Brom; + Bụi gây nhiễm trùng như bụi len, bụi xương, một số bịu kim loại…; + Bụi gây xơ phổi như bụi silic, amiăng…

c. Tính chất lý hóa của bụi

- Độ phân tán: Là trạng thái của bụi trong khơng khí phụ thuộc vào trọng

lượng hạt bụi và sức cản khơng khí. Hạt bụi càng lớn càng dễ rơi tự do, hạt càng mịn thì càng rơi chậm và hạt nhỏ hơn 0,1 m thì chuyển động Brao trong khơng

Bảng 3.5. Tỷ lệ lắng đọng bụi cao lanh trên đường hơ hấp Kích thước bụi Kích thước bụi (m) Lắng đọng chung Lắng đọng ở đường hô hấp Lắng đọng ở phế bào 0,5 47,8 9,2 34,5 0,9 63,5 16,5 50,5 1,3 68,7 26,5 34,8 1,6 71,7 46,5 25,9 5 92,3 82,7 9,8

Bảng trên cho thấy bụi càng mịn (kích thước càng bé) càng chui sâu và càng nguy hại.

- Sự nhiễm điện của bụi: Dưới tác dụng của một điện trường mạnh các hạt bụi

bị nhiễm điện và sẽ bị cực của điện trường hút với những vận tốc khác nhau tùy thuộc vào kích thước của hạt bụi. Tính chất này của bụi được ứng dụng để lọc bụi bằng điện.

- Tính cháy nổ của bụi: Các hạt bụi càng nhỏ mịn thì diện tích tiếp xúc với ôxy càng lớn, hoạt tính hóa học càng mạnh, dễ bốc cháy trong khơng khí. Ví dụ: Bột cacbon, bột sắt, bột coban… bơng vải có thể tự bốc cháy trong khơng khí. Nếu có mồi lửa như tia lửa điện, các loại đèn khơng có bảo vệ lại càng nguy hiểm hơn.

- Tính lắng trầm nhiệt của bụi: Cho một luồng khói đi qua từ một ống dẫn từ

vùng nóng chuyển sang vùng lạnh thì phần lớn khói bị lắng trên bề mặt ống lạnh, hiện tượng này là do các phần tử khí giảm vận tốc từ vùng nóng sang vùng lạnh. Sự lắng trầm của bụi được ứng dụng để lọc bụi.

3.2.4.2. Tác hại của bụi

Bụi gây nhiều tác hại cho con người và trước hết là bệnh về đường hô hấp, bệnh ngồi da, bệnh trên đường tiêu hóa…

Khi chúng ta thở nhờ có lơng mũi và màng niêm dịch của đường hô hấp mà những hạt bụi có kích thước ≥ 5 m bị giữ lại ở hốc mũi tới 90%. Các hạt bụi nhỏ hơn theo khơng khí tới tận phế nang, ở đây bụi được các lớp thực bào bao vây và tiêu diệt khoảng 90%, số còn lại đọng lại ở phổi gây ra một số bệnh bụi phổi và các bệnh khác.

- Bệnh phổi nhiễm bụi thường gặp ở công nhân khai thác, chế biến, vận chuyển quặng, đá, kim loại, than…

- Bệnh silicose là bệnh do phổi bị nhiễm bụi silic ở thợ khoan đá, thợ mỏ, thợ làm gốm sứ, vật liệu chịu lửa… Bệnh này chiếm tới 40 - 70% trong tổng số các bệnh về phổi. Ngồi ra cịn có bệnh asbetose (nhiễm bụi amiăng), aluminose (nhiễm bụi boxit, đất sét), athracose (nhiễm bụi than), siderose (nhiễm bụi sắt).

- Bệnh đường hô hấp: Viêm mũi, họng, phế quản, viêm teo mũi do bụi crom, asen. Bệnh ngoài da: Bụi gây kích thích da, bệnh mụn nhọt, lở loét như bụi vôi, thiếc, thuốc trừ sâu. Bụi đồng gây nhiễm trùng da rất khó chữa, bụi nhựa than gây sưng tấy.

- Chấn thương mắt: Bụi vào mắt gây kích thích màn màng tiếp hợp, viêm mi mắt, nhai quạt, mộng thịt. Bụi axit hoặc kiềm gây bỏng mắt có thể dẫn tới mù mắt.

- Bệnh ở đường tiêu hóa: Bụi đường, bột đọng lại ở răng gây sâu răng, bụi kim loại sắc nhọn vào dạ dày gây tổn thương niêm mạc, rối loại tiêu hóa.

3.2.4.3. Các biện pháp phịng chống bụi a. Biện pháp kỹ thuật

- Tự động hóa các q trình sản xuất đó là khâu quan trọng nhất để cơng nhân không phải tiếp xúc trực tiếp với bụi và bụi ít lan tỏa ra ngồi, ví dụ như khâu đóng gói bao xi măng. Áp dụng những biện pháp vận chuyển bằng hơi, máy hút, băng chuyền trong ngành dệt, sản xuất than.

- Bao kín thiết bị và có thể là cả dây chuyền sản xuất phát sinh bụi (máy mài, máy cưa, máy nghiền…). Phòng chống phát tán, lan tỏa bụi ra môi trường xung quanh, nơi đơng cơng nhân tham gia q trình sản xuất.

- Thay đổi phương pháp công nghệ sinh bụi bằng công nghệ sạch, ví dụ: Trong xưởng đúc làm sạch bằng nước thay cho làm sạch bằng cát, dùng phương pháp ướt thay cho phương pháp khô trong công nghiệp sản xuất xi măng, trong ngành luyện kim thay cho phương pháp trộn khô bằng phương pháp trộn ướt không những làm cho q trình trộn, nghiền tốt hơn mà cịn làm mất hẳn quá trình sinh bụi.

- Thay thế vật liệu nhiều bụi độc bằng vật liệu vật liệu ít bụi độc, ví dụ như đá mài nhân tạo cacbuarun thay cho đá mài tự nhiên có thành phần chủ yếu là SiO2.

- Sử dụng hệ thống thơng gió hút bụi trong các xưởng có nhiều bụi. Yêu cầu bắt buộc đối với các nhà máy công nghiệp có lượng bụi lớn thải vào mơi trường khơng khí như nhà máy Dệt, Luyện kim, Xi măng thì phải lọc sạch bụi đến tiêu chuẩn cho phép trước khi thải ra mơi trường.

- Đề phịng bụi cháy nổ: Kiểm tra thường xuyên nồng độ bụi ở giới hạn nổ, đặc biệt chú ý tới các ống dẫn và máy lọc bụi, chú ý cách ly mồi lửa. Ví dụ như tia lửa điện, diêm, tàn lửa và va đập mạnh ở những nơi có nhiều bụi gây nổ.

b. Biện pháp vệ sinh cá nhân

- Sử dụng các phương tiện bảo vệ cá nhân chống bụi hữu hiệu: phương tiện bảo vệ cơ quan hô hấp, mặt nạ, khẩu trang theo yêu cầu vệ sinh, mặt trùm, găng tay, quần áo.

- Chú ý khâu vệ sinh trong ăn uống, hút thuốc, tránh nói chuyện nơi làm việc.

c. Biện pháp y tế

Thực hiện khám tuyển, khám định kỳ cho cán bộ công nhân viên làm việc trong môi trường nhiều bụi, phát hiện sớm các bệnh do bụi gây ra.

Một phần của tài liệu Bài giảng An toàn và vệ sinh lao động: Phần 1 - Trường ĐH Lâm nghiệp (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)