Rung động trong sản xuất

Một phần của tài liệu Bài giảng An toàn và vệ sinh lao động: Phần 1 - Trường ĐH Lâm nghiệp (Trang 54 - 58)

Chương 3 KỸ THUẬT VỆ SINH LAO ĐỘNG

3.2. Các yếu tố có hại thường gặp trong mơi trường lao động

3.2.3. Rung động trong sản xuất

3.2.3.1. Khái niệm

Rung động là những dao động cơ học phát sinh từ các động cơ và dụng cụ sản xuất. Những dao động đó là dao động điều hịa hoặc khơng điều hịa.

Các tham số chính của rung động là:

- Tần số rung (f): Là số dao động trong một đơn vị thời gian, đơn vị đo là

Hertz (Hz);

- Chu kỳ rung (T): Là thời gian hoàn tất một dao động;

- Biên độ rung (a): Là độ lệch lớn nhất so với vị trí cân bằng của một dao

động. Đơn vị đo là: mm; cm; m;

- Vận tốc rung (v): Là đại lượng vectơ đặc trưng cho phương, chiều và độ

nhanh chậm của chất điểm chuyển động. Đơn vị đo là: mm/s; cm/s; m/s;

- Gia tốc rung (g): Là đại lượng vectơ đặc trưng cho phương, chiều và giá trị

của vận tốc của chất điểm chuyển động. Đơn vị đo là: mm/s2, cm/s2, m/s2.

Rung do các loại công cụ lao động gây ra thường là hỗn hợp của nhiều tần số và biên độ khác nhau. Tần số nào có biên độ và vận tốc lớn nhất thì tần số đó chính của rung và coi như rung có tần số đó.

3.2.3.2. Tiêu chuẩn vệ sinh cho phép

Bảng 3.4. Tiêu chuẩn mức rung cho phép

Thời gian tiếp xúc, phút Mức cho phép

Gia tốc rung (m/s2) Vận tốc rung (m/s)

480 1,4 1,4.10-2

240 2,0 2,0.10-2

120 2,8 2,8.10-2

60 3,9 3,9.10-2

30 5,6 5,6.10-2

3.2.3.3. Nguồn gây rung động

- Nguồn rung: Các loại thiết bị, máy móc, xe vận tải cỡ lớn... khi làm việc đều phát sinh ra các dạng dao động cơ học dưới dạng rung động.

- Các nghề hoặc cơng việc có nguy cơ tiếp xúc: Công việc sử dụng búa khí nén, máy mài, cưa máy, điều khiển các loại phương tiện giao thông vận tải, các loại thiết bị khai thác mỏ và xây dựng...

Rung động là yếu tố vật lý tác động qua đường truyền năng lượng từ nguồn rung đến con người.

Rung động được phân thành rung động toàn thân và rung cục bộ.

- Rung toàn thân: Là rung chuyển tác động lên toàn thân của người lao động.

Tùy theo phương tác động của rung chuyển mà chia ra rung đứng (tác động theo chiều thẳng đứng của thân) và rung ngang (tác động theo chiều ngang của thân).

- Rung cục bộ: Là rung chuyển tác động cục bộ lên một bộ phận cơ thể khi bộ phận đó tiếp xúc trực tiếp với nguồn rung.

3.2.3.4. Tác hại của rung động đến cơ thể a. Tác hại của rung tồn thân

Phụ thuộc vào các thơng số: Biên độ, tần số, gia tốc dao động và thời gian tiếp xúc với rung động. Thời gian tiếp xúc càng dài, rung động có tần số và gia tốc lớn sẽ dẫn đến tác hại rất nguy hiểm làm tổn thương thần kinh, hệ tim mạch và xương cơ khớp của người lao động.

Tác động nguy hiểm nhất của rung toàn thân là các tần số dao động của nó, đặc biệt là các tần số trùng vào các dao động tự nhiên của các bộ phận trong cơ thể. Lúc này, tại các bộ phận cơ thể gây nên những dao động cộng hưởng có biên độ dịch chuyển lớn mà hậu quả là sẽ gây ra những biến đổi chức năng của cơ thể phát triển thành bệnh lý trầm trọng. Tác động của bệnh lý các trầm trọng khi thời gian tiếp xúc càng kéo dài và càng có hại khi kết hợp đồng thời với một số tác động như: lạnh, ồn, hoạt động tĩnh của cơ bắp, làm việc trong trạng thái căng thẳng thần kinh tâm lý, lao động đơn điệu, gị bó...

Ở tần số thấp rung động thường gây tổn thương cơ bắp.

Ở tần số cao rung động thường gây những biến đổi trong thành mạch, ngăn cản lưu thơng tuần hồn, lâu dài có thể phá hoại hệ thống máu.

Rung động toàn thân mạnh gây nên tổn thương các cơ quan nội tạng, tác động lâu ngày gây ra các biến đổi về tổ chức tế bào gây ra các rối loạn dinh dưỡng.

b. Tác động của rung cục bộ

Bắt đầu bằng những rối loạn cảm giác ngồi da: tê nhức, kiến bị, giảm cảm giác đau, ra nhiều mồ hơi, khó cầm nắm các dụng cụ, da tay mỏng hoặc dày thêm có màu đỏ hoặc xanh tím, trắng bệch, móng tay biến dạng dễ gãy. Nặng hơn là các rối loạn hệ vận động, đau các khớp ống tay, cổ tay, khuỷu tay, khớp vai.

Những bệnh lý của rung cục bộ:

- Rối loạn vận mạch gây bệnh trắng ngón tay;

- Tổn thương gân cơ, thần kinh, đau gân cơ dẫn đến teo cơ, thường xảy ra ở tần số 300 Hz;

- Tổn thương xương khớp: Có các triệu chứng như đau khớp xương, cử động hạn chế có thể gây mất sức lao động hồn tồn;

- Tác động tới các cơ quan khác như rối loạn thần kinh, hơ hấp, tuần hồn, tiêu hóa; - Đối với phụ nữ còn ảnh hưởng đến bộ phận sinh dục, lệch tử cung;

- Đặc biệt trong điều kiện nhất định có thể phát triển gây thành bệnh rung động nghề nghiệp.

3.2.3.5. Các biện pháp phòng chống rung động a. Biện pháp kỹ thuật

Thay các bộ phận máy móc thiết bị phát ra rung động.

Kiểm tra thường xuyên và sửa chữa kịp thời các chi tiết máy bị mòn và hư hỏng hoặc gia công các chi tiết máy đặc biệt để khử rung.

1. Móng đệm cát; 2. Cát đệm; 3. Máy gây rung động

1. Tấm lót; 2. Móng máy gây rung; 3. Khe cách âm; 4. Móng nhà

1. Tấm cách rung thụ động; 2. Lò xo; 3. Nền rung động; 4. Hướng rung động; 5 và 6. Các gối tựa và dây treo của tấm (chỗ làm việc)

Hình 3.2. Các giải pháp kỹ thuật chống rung động

Nền bệ máy thiết bị phải bằng phẳng và chắc chắn. Cách ly những thiết bị phát ra độ rung lớn bằng những rãnh cách rung xung quanh móng máy.

Thay sự liên kết cứng giữa nguồn rung động và móng của nó bằng liên kết giảm rung khác để giảm sự truyền rung động của máy xuống móng.

b. Biện pháp tổ chức sản xuất

Nếu cơng việc thay thế được cho nhau thì nên bố trí sản xuất làm nhiều ca kíp để san sẻ mức độ tiếp xúc với rung động cho nhiều người.

Nên bố trí ca kíp sản xuất bảo đảm giữa 2 thời kỳ làm việc người thợ có khoảng nghỉ dài khơng tiếp xúc với rung động.

c. Biện pháp phòng hộ cá nhân

Tác dụng của các dụng cụ phòng hộ các nhân chống lại rung động là giảm trị số biên độ dao động truyền đến cơ thể khi có rung động chung hoặc lên phần cơ thể tiếp xúc với vật rung động.

- Giày vải chống rung: Có miếng đệm lót bằng cao su trong đó có gắn 6 lị xo.

Chiều dày miếng đệm 30 mm, độ cứng của lò xo ở phần gót 13 kg/cm, ở phần đế 10,5 kg/cm. Khi tần số rung động từ 20 ÷ 50 Hz với biên độ tương ứng từ 0,4 ÷ 0,1 mm thì độ tắt rung của loại giày này đạt khoảng 80%.

- Găng tay chống rung: Được sử dụng khi dùng các dụng cụ cầm tay rung động hoặc đầm rung bề mặt. Yêu cầu chủ yếu là hạn chế tác dụng rung động ở chỗ tập trung vào tay. Sử dụng găng tay có lớp lót ở lịng bàn tay bằng cao su xốp dày sẽ làm giảm biên độ rung động với tần số 50 Hz từ 3 ÷ 4 lần. Dùng găng tay chống rung có lót cao su đàn hồi giảm sự truyền động rung động.

a. Giày chống rung b. Găng tay chống rung

Hình 3.3. Phương tiện cá nhân chống rung động

d. Biện pháp y tế

Khám tuyển, khám sức khỏe định kỳ và làm các xét nghiệm chuyên khoa cho người lao động có tiếp xúc với rung động.

Điều trị phục hồi chức năng cho người chịu tác động của rung động và bố trí người bị rung động cách ly tiếp xúc với nguồn rung động.

Một phần của tài liệu Bài giảng An toàn và vệ sinh lao động: Phần 1 - Trường ĐH Lâm nghiệp (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)