quy định nhiệm kỳ chung cho tồn bộ HĐQT cơng ty. Tuy nhiên, Luật Doanh nghiệp năm 2014 với quy định về nhiệm kỳ của thành viên HĐQT đã tạo ra khuôn khổ pháp lý cần thiết để áp dụng phương pháp này. 21 Xem: Xiaofan Wang (2013), Takeover law in the UK, US and China: a comparative analysis and recommendations for Chinese takeover law reform, Degree of Doctor of Philosophy, Salford Law School,
đổi ý kiến, thực hiện thỏa thuận với cơng ty nhằm tối đa hóa lợi nhuận, thay vì bán lại cổ phiếu cho CTTT với giá thấp hơn như thỏa thuận.
Khi một công ty quyết định mua lại một lượng cổ phiếu đang lưu hành, người quản lý có thể chọn một hoặc một số cách thức sau: (i) Mua lại trên thị trường tự do; (ii) Chào mua công khai; (iii) Giao dịch thỏa thuận. Trong đó, mua lại trên thị trường tự do là cách thức phổ biến nhất, tuy nhiên lại mất nhiều thời gian và số lượng cổ phiếu mua lại ít hơn phương pháp chào mua công khai.
Biện pháp này mặc dù rất hiệu quả trong việc ngăn chặn hoạt động TTTĐ nhưng vẫn có những hạn chế nhất định. Để mua lại cổ phiếu quỹ, công ty phải đáp ứng các điều kiện về vốn, nợ, được ĐHĐCĐ chấp thuận với phương án được HĐQT thông qua. Hơn nữa, CTMT thường chỉ áp dụng khi hoạt động TTTĐ đã rõ ràng. Pháp luật cấm CTMT mua lại cổ phiếu của chính mình trong trường hợp cổ phiếu của công ty đang là đối tượng chào mua công khai (Điểm c Khoản 1 Điều 38 Nghị định số 58/2012/NĐ-CP ngày 20/07/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 60/2015/NĐ-CP). Do đó, nếu CTTT đã thực hiện chào mua thâu tóm thì CTMT không thể áp dụng biện pháp tự vệ này.
Một biện pháp chống thâu tóm khác mà CTMT có thể áp dụng là cho phép người quản lý tìm kiếm một đối tác phù hợp và thân thiện sau khi phát sinh đề nghị TTTĐ từ một công ty không được hoan nghênh. Lẽ tất nhiên, đối tác này phải bảo đảm một đề nghị có lợi hơn so với đề nghị của CTTT, hoặc sẵn sàng chấp nhận việc duy trì vị trí của NQLCT. Tuy nhiên, khi phải đối mặt với nguy cơ bị TTTĐ, người quản lý của CTMT thường cân nhắc các sự lựa chọn khác bởi vì sự thay đổi NQLCT sau thâu tóm là khơng thể tránh được.
1.6. Trách nhiệm của người quản lý công ty
Đối với công ty cổ phần, HĐQT được cổ đông gián tiếp bầu ra (thông qua ĐHĐCĐ) để thực hiện quyền quản lý, giám sát quản lý. HĐQT sẽ chọn Ban (Tổng) Giám đốc và các chức danh quản lý cao cấp khác theo quy định tại điều lệ. Như
vậy, trong cơng ty cổ phần có thể thấy có sự phân biệt rõ ràng giữa quyền sở hữu của cổ đông và quyền quản lý của NQLCT. Thực tế, hai quyền này có thể chồng lấn bởi những trường hợp cổ đơng kiêm nhiệm vai trị người quản lý ở các công ty cổ phần nhỏ. Tuy nhiên, ở các cơng ty niêm yết tại các nước có nền kinh tế phát triển, quyền sở hữu và quyền quản lý có một sự phân biệt tương đối rõ ràng.
NQLCT thông thường là chủ tịch HĐQT, thành viên HĐQT, Ban Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác theo quy định tại điều lệ (Khoản 18 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2014). NQLCT được các cổ đông lựa chọn trực tiếp hay gián tiếp dựa trên niềm tin nội tâm rằng những người được lựa chọn sẽ hành động vì lợi ích tối đa của cơng ty. Trong mối quan hệ giữa cổ đơng và NQLCT thì NQLCT được xem là người thụ ủy và do đó gắn liền với trách nhiệm của người thụ ủy (fiduciary).22 Người thụ ủy được định nghĩa là người chịu trách nhiệm hành động nhân danh người khác trong các hồn cảnh đặc biệt dựa trên sự tín nhiệm và tin tưởng... Người ủy thác có quyền nhận được sự trung thành tuyệt đối của người thụ ủy.23 Do đó, người thụ ủy có trách nhiệm đối với người ủy thác và phải hành động tuyệt đối vì lợi ích của người ủy thác. Trách nhiệm của NQLCT đối với các cổ đông là một trong những nội dung quan trọng nhất trong luật cơng ty Anh - Mỹ. Pháp luật địi hỏi người NQLCT phải hành động dựa trên sự trung thực, lịng trung thành đối với cơng ty và cổ đông; nghiêm cấm mọi hành vi tư lợi hoặc dẫn tới sự mâu thuẫn, xung đột giữa lợi ích cá nhân và cơng ty.24 Tại Việt Nam, trách nhiệm của NQLCT được quy định thành một điều khoản riêng trong Luật Doanh nghiệp năm 2014. Theo đó, NQLCT có trách nhiệm thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích