76 Xem: “Báo cáo TTKT tại Việt Nam Hiện trạng và dự báo”,
3.1.1. Xây dựng cơ chế đối trọng điều chỉnh hoạt động thâu tóm thù địch
Như đã phân tích ở Chương 2, pháp luật Anh và Mỹ có những hướng tiếp cận hồn tồn khác nhau trong việc điều chỉnh hoạt động TTTĐ. Việc làm rõ những nét tương đồng, khác biệt giữa hai hệ thống pháp luật này với pháp luật Việt Nam hiện tại theo tác giả sẽ rất hữu ích trong việc định hướng xây dựng khung pháp lý điều chỉnh hoạt động TTTĐ tại nước ta.
Ở Anh và Mỹ, các cơng ty niêm yết có sự phân tán mạnh mẽ quyền sở hữu và hiện tượng cổ đơng kiểm sốt cơng ty là rất hạn chế. Chính điều này đã tạo nên quyền hành mạnh mẽ của NQLCT. Khi đối mặt với nguy cơ bị TTTĐ, nội bộ cơng ty phát sinh có thể phát sinh mâu thuẫn gay gắt giữa NQLCT – phản đối quyết liệt đề nghị thâu tóm nhằm bảo tồn vị trí tại cơng ty và các cổ đơng – mong muốn chấp nhận đề nghị nhằm tối đa hóa lợi ích (vì giá đề nghị thường cao hơn giá thị trường rất nhiều). Để tự bảo vệ mình, NQLCT có thể áp dụng các biện pháp tự vệ mà không thông qua sự đồng ý của cổ đông. Đối với mâu thuẫn này, pháp luật Anh và Mỹ có cách thức giải quyết rất khác nhau. Ở Anh, trên cơ sở chế định trách nhiệm ủy thác của NQLCT, Bộ quy tắc đã đưa ra Quy tắc không can thiệp nhằm vơ hiệu hóa mọi nỗ lực cản trở của NQLCT đề nghị thâu tóm mà khơng được sự đồng ý của cổ đông công ty. Trái lại, ở Mỹ, pháp luật tiểu bang với các đạo luật chống thâu tóm lại cho phép NQLCT áp dụng các biện pháp chống thâu tóm trong chừng mực bảo đảm sự trung thực, cẩn trọng và vì lợi ích tối đa của cơng ty.
Ngồi mâu thuẫn giữa NQLCT và cổ đơng của CTMT, TTTĐ cịn làm phát sinh mâu thuẫn giữa CTTT và cổ đông CTMT. Mâu thuẫn này xuất phát từ vai trò chủ động với ưu thế rõ rệt của CTTT khi thực hiện chào mua công khai. Cổ đông CTMT đứng trước rủi ro phải thực hiện các giao dịch cưỡng ép hoặc bị đối xử
không công bằng để thỏa mãn mục đích của CTTT. Tương tự mâu thuẫn đầu tiên, pháp luật Anh và Mỹ cũng có cách tiếp cận hoàn toàn khác nhau trong việc giải quyết mâu thuẫn này. Nếu như Anh đưa ra Quy tắc chào mua bắt buộc trong Bộ quy tắc về thâu tóm nhằm bảo đảm cổ đơng của CTMT được đối xử công bằng và khơng bị cưỡng ép trong giao dịch với CTTT thì tại Mỹ, pháp luật không hạn chế các đề nghị chào mua riêng lẻ hoặc nghiêm cấm chào mua hai bậc (vốn có thể dẫn đến hệ quả giao dịch cưỡng ép), việc bảo vệ cổ đông mục tiêu sẽ được thực hiện thông qua Đạo luật Williams với các quy định ràng buộc CTTT và cả người quản lý CTMT trong việc cơng khai thơng tin, trình tự, thủ tục chào mua cơng khai.
Sự khác biệt này có lẽ xuất phát từ nguyên tắc nền tảng trong việc điều chỉnh hoạt động TTTĐ giữa Anh và Mỹ mà tác giả Xiaofang Wang đã chỉ ra: Ở Anh, pháp luật điều chỉnh hoạt động TTTĐ được xây dựng trên nguyên lý ưu tiên quyền cổ đơng. Theo đó, quyền của CTTT và quyền của người quản lý CTMT bị giới hạn một cách nghiêm ngặt nhằm bảo đảm lợi ích của cổ đông CTMT. Các quy tắc không can thiệp và chào mua bắt buộc đã tạo ra cơ chế đối trọng về quyền lợi, qua đó có tác dụng cân bằng thị trường đồng thời tăng cường bảo vệ cổ đông, quyền sở hữu. Trái lại, với nguyên lý ưu tiên người quản lý, ở Mỹ, cơ chế đối trọng được tạo ra khi pháp luật cho phép người quản lý CTMT quyền sử dụng các biện pháp chống thâu tóm và cũng khơng cấm CTTT thực hiện các phương án chào mua ép buộc. Nói cách khác, pháp luật Mỹ tạo ra cơ chế pháp lý cân bằng hoàn hảo để người quản lý CTMT và CTTT rảnh tay trong trận chiến thâu tóm.77
Bối cảnh pháp lý điều chỉnh hoạt động thâu tóm ở Việt Nam khác biệt một cách rõ ràng với Anh, Mỹ. Nguyên lý ưu tiên cổ đông ở Anh xuất phát từ sự vận động hành lang của các định chế tài chính mong muốn bảo vệ quyền sở hữu của mình trước nguy cơ TTTĐ ngày càng gia tăng.78 Trong khi đó, nguyên lý ưu tiên
77 Xem: Xiaofan Wang (2013), Takeover law in the UK, US and China: a comparative analysis and recommendations for Chinese takeover law reform, Degree of Doctor of Philosophy, Salford Law School, recommendations for Chinese takeover law reform, Degree of Doctor of Philosophy, Salford Law School,
p.129.
78 Xem: Xiaofan Wang (2013), Takeover law in the UK, US and China: a comparative analysis and recommendations for Chinese takeover law reform, Degree of Doctor of Philosophy, Salford Law School, recommendations for Chinese takeover law reform, Degree of Doctor of Philosophy, Salford Law School,
người quản lý lại xuất phát từ nhu cầu bảo vệ các công ty nội địa của các bang trước nguy cơ thâu tóm đến từ các cơng ty ở các bang khác.79 Còn ở Việt Nam, theo tác giả, việc điều chỉnh hoạt động thâu tóm nói chung và TTTĐ nói riêng có lẽ khơng xuất phát từ nguyên lý với bối cảnh ra đời cụ thể nào mà đến từ sự học hỏi thuần túy pháp luật nước ngoài trong việc điều chỉnh một hoạt động hình thành và ngày càng phổ biến trong mơi trường kinh tế ngày càng mở cửa sâu rộng. Điều này có thể thấy ở sự tương đồng trong các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động thâu tóm tại nước ta và nước Anh (và Liên minh Châu Âu nói chung80).
Ở Việt Nam, pháp luật về chào mua công khai với các quy định tương tự Quy tắc chào mua bắt buộc trong Bộ quy tắc về thâu tóm của Anh ngày càng được hồn thiện và quy định chi tiết trong các văn bản pháp luật từ Luật đến Thông tư.81 Các quy định này về cơ bản bảo đảm quyền của cổ đông nhất là cổ đông thiểu số khi đối mặt với đề nghị TTTĐ. Về lý thuyết cũng như thực tiễn áp dụng, các quy định về chào mua công khai đã chứng minh tính hữu ích cũng như sự phù hợp trong bối cảnh pháp lý Việt Nam – một nền pháp lý đã quen với những quy phạm pháp luật điều chỉnh một cách cụ thể hơn là cơ chế pháp luật không can thiệp quá sâu mà chỉ bảo đảm sự tự điều tiết như ở Mỹ. Do đó, việc tiếp tục hồn thiện và phát triển pháp luật điều chỉnh hoạt động thâu tóm theo pháp luật nước Anh và Liên minh Châu Âu trên cơ sở điều chỉnh phù hợp với hệ thống pháp luật, trình độ phát triển của nền kinh tế nước ta là hướng đi đúng đắn.
Tại Việt Nam, do chưa có sự tách bạch giữa quyền sở hữu và quyền điều hành cơng ty (phần lớn cơng ty mang tính gia đình trị, chịu sự kiểm sốt của một hoặc một số cổ đông cá nhân) nên trách nhiệm của NQLCT chưa được quan tâm, điều chỉnh đúng mức. Tuy nhiên, trong xu hướng chung của sự phát triển của công ty
79 Xem: Xiaofan Wang (2013), Takeover law in the UK, US and China: a comparative analysis and recommendations for Chinese takeover law reform, Degree of Doctor of Philosophy, Salford Law School, recommendations for Chinese takeover law reform, Degree of Doctor of Philosophy, Salford Law School,
p.126.