KẾT LUẬN CHƯƠNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật điều chỉnh hoạt động thâu tóm thù địch doanh nghiệp tại việt nam (Trang 35 - 37)

22 Xem: Bùi Xuân Hải, “Học thuyết về đại diện và mấy vấn đề của pháp luật công ty Việt Nam”,

KẾT LUẬN CHƯƠNG

1. Hoạt động M&A trên thực tế có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như sáp nhập, hợp nhất, mua bán doanh nghiệp. Các hình thức M&A có thể được thực hiện theo những trình tự, thủ tục khác nhau, hệ quả có thể khác nhau. Tuy nhiên, giữa những hình thức của hoạt động M&A vẫn tồn tại một điểm chung là quyền chi phối, kiểm sốt một cơng ty rơi vào tay một công ty khác. Và trong Luận văn này, thuật ngữ “thâu tóm” được định nghĩa là hành vi của một cơng ty tìm cách kiểm sốt, chi phối một cơng ty khác thơng qua việc thu mua toàn bộ hoặc một tỷ lệ cổ phiếu hoặc tài sản nhất định của CTMT để có thể khống chế toàn bộ các quyết định của cơng ty đó mà khơng quan tâm đến việc hình thức M&A cụ thể nào đã được sử dụng.

2. Khi một cơng ty thực hiện thâu tóm một cơng ty khác mà không nhận được sự chấp thuận của người quản lý CTMT thì đó là hành vi TTTĐ. CTTT sẽ đưa ra đề nghị trực tiếp đối với cổ đông của CTMT để mua lại số lượng cổ phiếu đủ để kiểm soát, chi phối CTMT. TTTĐ là một hiện tượng bình thường trong nền kinh tế vì NQLCT khơng dễ dàng từ bỏ vị trí lãnh đạo và quyền điều hành công ty mà họ đang nắm giữ. Trong trường hợp này, NQLCT có thể phát động một cuộc chiến chống thâu tóm bằng các biện pháp tự vệ. Mặc dù còn nhiều hạn chế nhưng với các quy định hiện tại, pháp luật Việt Nam cho phép các CTMT tìm kiếm giải pháp chống thâu tóm hiệu quả. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra ở đây là pháp luật cần có sự điều chỉnh phù hợp để bảo đảm quyền lợi hợp pháp của các bên có liên quan.

3. TTTĐ khơng phải là một hoạt động tiêu cực. Để đánh giá tác động tiêu cực của hoạt động TTTĐ cần xem xét động cơ, mục đích của CTTT. Hoạt động TTTĐ chỉ là hoạt động tiêu cực trong trường hợp (i) CTTT mong muốn TTKT để có được vị thế độc quyền trên thị trường; hoặc (ii) CTTT thực hiện hoạt động TTTĐ trong bối cảnh thông tin không được công khai; hoặc (iii) đề nghị thâu tóm khơng được thực hiện theo những trình tự với các thời hạn được đặt ra một cách phù hợp và đề nghị thâu tóm khơng cơng bằng, xâm phạm đến quyền lợi hợp pháp của các bên có

liên quan; hoặc (iv) CTTT phớt lờ hoặc sẵn sàng vi phạm các quy định pháp luật hiện tại để đạt được mục tiêu mong muốn.

4. Hoạt động thâu tóm nói chung và TTTĐ nói riêng phải được pháp luật điều chỉnh phù hợp nhằm đảm bảo sự cạnh tranh của nền kinh tế quốc gia, quyền lợi hợp pháp của các bên và hạn chế tối đa các tác động tiêu cực khác của hoạt động này. Việc điều chỉnh pháp luật đối với hoạt động TTTĐ còn là thơng lệ tốt, Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm lập pháp của nhiều quốc gia phát triển với thị trường M&A sôi động.

Chương 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật điều chỉnh hoạt động thâu tóm thù địch doanh nghiệp tại việt nam (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)