Mức vốn điều lệ theo số liệu năm 2011 là hơn 10.000 tỷ đồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật điều chỉnh hoạt động thâu tóm thù địch doanh nghiệp tại việt nam (Trang 52 - 54)

chính Sài Gịn Á Châu đã thực hiện các giao dịch mua và trở thành cổ đông lớn của Sacombank.65 Tuy nhiên, không ai trong số đó thực hiện nghĩa vụ thông báo trở thành cổ đông lớn theo quy định của pháp luật.

Một trong những đặc điểm của TTTĐ là việc áp dụng các biện pháp chống thâu tóm cũng đã thể hiện trong trường hợp thâu tóm Sacombank. Theo đó, trước nguy cơ bị thâu tóm, HĐQT của Sacombank đã quyết định đăng ký mua vào 100 triệu cổ phiếu quỹ. Ngoài ra, trước thềm đại hội cổ đông năm 2012, HĐQT ngân hàng này cũng đã chỉ đạo nhân viên thực hiện ủy quyền cho ban lãnh đạo ngân hàng, thơng báo hỗn ngày chốt danh sách cổ đông và sửa đổi nội dung làm việc của ĐHĐCĐ.66 Tương tự trường hợp của Sacombank, trước nguy cơ bị thâu tóm, ban lãnh đạo Dược Hà Tây đã tiến hành một số động thái như đăng ký mua cổ phiếu quỹ, công bố kế hoạch phát hành thêm cổ phiếu… nhằm giảm tỷ lệ sở hữu của Dược Viễn Đông. Mặc dù phần lớn những kế hoạch này đều không thực hiện được nhưng những phản ứng của CTMT đã gây khó khăn cho quá trình thâu tóm của Dược Viễn Đơng. Sau 2 lần thất bại trong việc chào mua thêm cổ phiếu, Dược Viễn Đông đã tiến hành chào bán toàn bộ số cổ phiếu DHT đang nắm giữ và đã bán hết sau khoảng 2 tuần.67

Các trường hợp TTTĐ đã phát sinh ở Việt Nam có đặc điểm chung là CTTT cố tình phớt lờ, tránh né hoặc thậm chí sẵn sàng vi phạm quy định pháp luật để hồn thành ý định thâu tóm. Điều đáng nói ở đây là tại thời điểm diễn ra vụ việc, pháp luật có những quy định điều chỉnh hoạt động thâu tóm ở một số khía cạnh quan trọng (như công bố thông tin giao dịch, bắt buộc chào mua công khai). Như vậy, vấn đề là quy định pháp luật chưa đủ chặt chẽ, hoàn thiện hay sự thiếu quản lý, buông lỏng từ các cơ quan quản lý nhà nước? Trong vụ thâu tóm Sacombank, các hành vi vi phạm ngang nhiên xảy ra nhưng chỉ sau khi HĐQT và Ban Tổng Giám

65 Xem: “Vụ cổ phiếu Sacombank, ngâm cho thiu mới phạt”, <http://tuoitre.vn/tin/kinh-te/tai-chinh/20120612/vu-co-phieu-sacombank-ngam-cho-thiu-moi-phat/496411.html>, [Ngày truy cập: chinh/20120612/vu-co-phieu-sacombank-ngam-cho-thiu-moi-phat/496411.html>, [Ngày truy cập: 07/10/2016].

66 Xem: “Tồn cảnh vụ thâu tóm Sacombank”, <http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/vi-mo/toan-canh-vu-thau-tom-sacombank-2718269.html>, [Ngày truy cập: 07/10/2016]. thau-tom-sacombank-2718269.html>, [Ngày truy cập: 07/10/2016].

67 Xem: “Dược Viễn Đơng bị phạt vì vụ thâu tóm khủng”, <http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/chung-khoan/duoc-vien-dong-bi-phat-vi-vu-thau-tom-khung-2708984.html>, [Ngày truy cập: 07/10/2016]. khoan/duoc-vien-dong-bi-phat-vi-vu-thau-tom-khung-2708984.html>, [Ngày truy cập: 07/10/2016].

đốc mới của Sacombank được bầu và đi vào hoạt động thì UBCKNN mới bắt đầu điều tra, xử lý hành vi vi phạm (các cá nhân, tổ chức vi phạm bị xử phạt vi phạm hành chính với số tiền là 60 triệu đồng vì mua bán cổ phiếu mà khơng công bố giao dịch để trở thành cổ đông lớn).68 Những án phạt muộn màng này đã đặt ra câu hỏi lớn về trách nhiệm, vai trò quản lý của UBCKNN trong suốt quá trình diễn ra hoạt động thâu tóm, trong khi những thơng tin về sai phạm đã được báo chí thơng tin rộng rãi.69

2.3.2. Đánh giá thực trạng pháp luật điều chỉnh hoạt động thâu tóm thù địch doanh nghiệp tại Việt Nam địch doanh nghiệp tại Việt Nam

Như đã nhắc đến trong phần đầu nội dung Luận văn này, hiện tại nước ta vẫn chưa có một khung pháp lý rõ ràng và thống nhất điều chỉnh hành vi thâu tóm doanh nghiệp. Trong một chừng mực nhất định, hệ thống pháp luật cịn chưa hồn chỉnh của nước ta đã tạo ra mơi trường thơng thống cho hoạt động TTTĐ với động cơ xấu.

2.3.2.1. Quy định bảo vệ cổ đơng

Như đã phân tích, hoạt động TTTĐ tạo ra mâu thuẫn gay gắt giữa CTTT và người quản lý của CTMT. Trong cuộc đấu tranh giữa hai bên nhằm giành quyền kiểm sốt cơng ty, các cổ đông thiểu số là đối tượng dễ bị tổn thương. Nếu như trong hoạt động thâu tóm thân thiện, quyền lợi của cổ đơng thiểu số có thể bị xâm phạm bởi các giao dịch thỏa thuận ngầm giữa người quản lý CTMT và CTTT thì trong hoạt động TTTĐ, quyền lợi của đối tượng này có thể bị phớt lờ, xâm hại qua việc người quản lý áp dụng các biện pháp chống thâu tóm (ví dụ: pha loãng cổ phiếu). Do đó, bảo vệ cổ đơng thiểu số trong hoạt động thâu tóm nói chung và TTTĐ nói riêng là tư tưởng chủ đạo trong quá trình lập pháp. Đối với hoạt động TTTĐ, pháp luật Việt Nam thực hiện điều chỉnh thông qua nhiều cơ chế khác nhau

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật điều chỉnh hoạt động thâu tóm thù địch doanh nghiệp tại việt nam (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)