CHƢƠNG 1 : GIỚI THIỆU TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
3.1. Tổng quan về hệ thống Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Việt Nam
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Việt Nam
Sự phát triển của ngành NH Việt Nam có thể được đánh dấu từ sự ra đời NHNN Việt Nam vào ngày 06/05/1951. Tuy nhiên các NHTM ở Việt Nam lại có một lịch sử hình thành mới mẻ cách đây 23 năm, cụ thể là vào tháng 5/1990 khi hai sắc lệnh quan trọng được ban hành: Sắc lệnh về NHNN Việt Nam và Sắc lệnh về NH, hợp tác xã tín dụng và các cơng ty tài chính. Quy định này thực sự đưa Việt Nam từ một nước có hệ thống NH độc nhất sang hệ thống NH hai cấp mà ở đó chức năng của NHNN được thu hẹp lại, chỉ cịn giám sát chính sách tiền tệ, phát hành tiền, quản lý hệ thống tín dụng, giám sát các NHTM, quản lý dự trữ ngoại hối với mục tiêu hàng đầu là bình ổn tiền tệ và kiểm soát lạm phát, trong khi chức năng trung gian tài chính (huy động và phân bổ nguồn vốn) được chuyển sang cho các NHTM. Hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, qua thực tiễn đã yêu cầu đưa hoạt động NH vào khuôn khổ pháp luật cao hơn, hai sắc lệnh đã được tổng kết, nâng lên thành hai luật được thơng qua và có hiệu lực thi hành từ 01/10/1998. Từ đây, ngành NH đã đóng góp rất nhiều cho sự nghiệp cách mạng chung của dân tộc và phát triển ngày càng lớn với 4 NHTM quốc doanh, 31 chi nhánh của 26 NH nước ngoài, 4 NH liên doanh, 35 NHTMCP, 959 quỹ tín dụng nhân dân và một số cơng ty tài chính khác. Các nghiệp vụ NH đã trở nên sâu rộng, đa dạng, phong phú và tăng lên nhanh chóng, huy động vốn tăng gấp 1000 lần so với 1986 và gấp 21 lần so với năm 1990, cho vay nền kinh tế tăng gấp 28 lần so với năm 1990.
Và tính đến cuối năm 2015 các con số này đã thay đổi, bao gồm 47 NHTM, 01 NH Chính sách xã hội, 01 NH Phát triển, 47 chi nhánh NH nước ngoài, 28 tổ chức tín dụng phi NH, 01 NH Hợp tác xã, 1145 quỹ tín dụng nhân nhân và 03 tổ chức tài chính vi mơ.
Bảng 3. 1: Hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam (đến 31/12/2015)
STT Loại hình 2015
1 Ngân hàng thương mại Nhà nước (*) 5
2 Ngân hàng Chính sách xã hội 1
3 Ngân hàng Phát triển 1
4 Ngân hàng thương mại cổ phần 33
5 Ngân hàng liên doanh 4
6 Ngân hàng 100% vốn nước ngoài 5
7 Chi nhánh ngân hàng nước ngoài 47
8
Tổ chức tín dụng phi ngân hàng Gồm: Cơng ty tài chính
Cơng ty cho th tài chính
28 17 11
9 Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam 1
10 Quỹ tín dụng nhân dân 1.145
11 Tổ chức tài chính vi mơ 3
Nguồn: NHNN Việt Nam
(*) – Bao gồm cả các NHTMCP do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.
Như vậy cho đến ngày hôm nay, hệ thống NH đã lớn mạnh cả về số lượng cũng như quy mô và mở rộng các sản phẩm dịch vụ đáp ứng cơ bản các yêu cầu phát triển của nền kinh tế, ngành NH là nhân tố nịng cốt, tích cực trong cơng cuộc đổi mới tồn diện nền kinh tế đất nước theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, vận hành bằng cơ chế thị trường có sự quản lý vĩ mơ của Nhà nước theo định hướng Xã hội chủ nghĩa.
3.1.2. Hệ thống Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Việt Nam hiện nay
NHTMCP được thành lập dưới hình thức cơng ty cổ phần. Vốn do các cổ đơng đóng góp, trong đó có các doanh nghiệp Nhà nước, tổ chức tín dụng, tổ chức khác và cá nhân cùng góp vốn theo quy định của NHNN. NHTMCP là nhóm NH có nhiều thương vụ mua bán sáp nhập (M&A – Mergers and Acquisitions) diễn ra nhất trong toàn hệ thống NH Việt Nam.