CHƢƠNG 1 : GIỚI THIỆU TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
4.13. Thảo luận kết quả nghiên cứu
4.13.1. Mức độ an toàn vốn (EA)
Tác động của chỉ tiêu an toàn vốn đến HQTC nhất quán với kỳ vọng ban đầu và phù hợp với các nghiên cứu của Trịnh Quốc Trung và Nguyễn Văn Sang (2013), Ong Tze San và Teh Boon Heng (2013) và Vincent Okoth Ongore và Gemechu Berhanu Husa (2013), Berger (1995), Staikouras và Wood (2003) và Athanasoglou và cộng sự (2008). Kết quả nghiên cứu đã chứng minh được EA là một yếu tố quyết định quan trọng trong hoạt động kinh doanh của NH và chỉ ra rằng các NH có tỷ lệ vốn hóa càng cao thì lợi nhuận tạo ra trên tổng tài sản cao hơn nhưng lại làm cho lợi nhuận trên VCSH giảm. NH có vốn an tồn có thể chịu được rủi ro tài chính, ít rủi ro trong khả năng thanh toán, tiết giảm được các chi phí liên quan đến việc huy động nguồn vốn từ bên ngoài trong điều kiện nền kinh tế gặp nhiều khó khăn như trong thời gian qua. Điều này làm tăng sự tin tưởng của người gửi tiền tiếp tục đến gửi tiền vào NH. Hơn nữa, khi một NH có nguồn VCSH lớn sẽ giúp họ tự chủ tốt về mặt tài chính để đầu tư về cơng nghệ, mở rộng phạm vi hoạt động, quảng bá thương hiệu…đồng thời có nhiều cơ hội để thực hiện được các dự án lớn và tiếp cận những thị trường tiềm năng. Tất cả những lợi ích mà tỷ lệ vốn hóa cao đem lại như trên giúp cho các NH đạt được khả năng sinh lời cao hơn và từ đó gia tăng HQTC.
4.13.2. Chất lƣợng tài sản (LLR)
Chất lượng tài sản có tương quan âm với ROE, tương quan dương với NIM và có tương quan âm với ROA nhưng lại khơng có ý nghĩa thống kê. Kết quả không đồng nhất với kỳ vọng ban đầu nhưng lại đồng nhất với các nghiên cứu của Ong Tze San và Teh Boon Heng (2013), Heffernan và Fu (2008). LLR có tương quan dương với NIM được lý giải như sau: Khi các khoản trích lập DPRR tín dụng cao, nếu chất lượng tài sản xấu (tức là có tỷ lệ nợ xấu cao) sẽ làm gia tăng rủi ro mà NH phải đối mặt, thu nhập lãi sẽ giảm và từ đó làm giảm lợi nhuận. Tuy nhiên, nếu chất lượng tài sản là tốt thì có thể cải thiện hiệu suất sinh lời. Heffernan và Fu (2008) đã chứng minh được rằng dự phòng tổn thất cho vay thực sự cải thiện hiệu suất, nếu chất lượng tài sản là lành mạnh. Theo lý thuyết rủi ro trở lại (the risk – return hypothesis) cho rằng khi các nhà đầu tư chấp nhận một mức độ rủi ro để đạt được
kỳ vọng lợi nhuận tối đa. Điều đó lý giải cho việc các nhà đầu tư luôn chấp nhận một tỷ lệ rủi ro nhất định để đầu tư. Do đó, họ thường đưa ra giá mua thấp cho các loại trái phiếu có độ rủi ro cao và giá trị thu được trong tương lai cao hơn các loại trái phiếu có rủi ro thấp. Vì vậy trở lại với nghiên cứu, việc các NH gia tăng các khoản DPRR liên quan đến hoạt động tín dụng tức là các NH đã dự phòng được những tổn thất có thể xảy ra trong tương lai, nếu lúc này chất lượng các khoản vay là tốt thì sẽ làm gia tăng lợi nhuận, cịn nếu rủi ro xảy ra thì họ sẽ sử dụng các khoản dự phịng đã trích trước đây để bù đắp những tổn thất. Do đó, làm giảm thiểu tác động của việc xảy ra rủi ro đến thu nhập của NH. Tuy nhiên, LLR cao cũng có nghĩa là các NH phải trích lập thêm dự trữ để trang trải các khoản nợ xấu và hạ thấp lợi nhuận NH. LLR có một tác động tiêu cực đến lợi nhuận NH và do đó tác động ngược chiều đến ROE.
4.13.3. Hiệu quả quản lý (ME)
Mối quan hệ giữa biến ME được đo lường bằng tỷ lệ tổng chi phí trên tổng thu nhập và HQTC cũng đồng nhất với giả thuyết lý thuyết đã đặt ra, sự nghi vấn về một tác động ngược chiều giữa chi phí và lợi nhuận đã được kiểm chứng. Điều này phù hợp với thực tiễn tại Việt Nam, khi một NH có tỷ lệ chi phí bỏ ra càng nhiều và nếu các yếu tố khác không đổi thì sẽ làm giảm hiệu quả kinh doanh của NH, dẫn đến giảm lợi nhuận và vì vậy HQTC cũng giảm. Kết quả này được sự hỗ trợ từ các nghiên cứu thực nghiệm Kosmidou và cộng sự (2006) và Pasiouras và Kosmidou (2007), Trịnh Quốc Trung và Nguyễn Văn Sang (2013), Ong Tze San và Teh Boon Heng (2013) và Vincent Okoth Ongore và Gemechu Berhanu Husa (2013).
4.13.4. Quản lý thanh khoản (LIQ)
Kỳ vọng ban đầu về mối quan hệ giữa biến LIQ và HQTC là một mối tương quan dương, bởi việc gia tăng tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tiền gửi của khách hàng đồng nghĩa với việc hoạt động tín dụng đang phát triển tốt và từ đó giúp gia tăng lợi nhuận cho NH. Tuy nhiên, kết quả thực nghiệm lại khơng có cơ sở để chấp nhận giả thuyết này. Kết quả khơng tìm thấy bằng chứng về mối quan hệ giữa biến LIQ với hai biến ROE, NIM và điều này phù hợp với Said và Tumin (2011), Vincent Okoth
Ongore và Gemechu Berhanu Husa (2013). Bên cạnh đó, một mối quan hệ tương quan âm giữa biến LIQ và ROA lại có ý nghĩa thống kê nhưng với độ tin cậy chỉ với 90%. Điều này có thể được giải thích với tình hình thực tiễn tại Việt Nam như sau: Khi một NH có dư nợ cho vay trên tổng tiền gửi càng cao nghĩa là NH đã cho vay lớn hơn so với lượng tiền gửi của khách hàng mà NH huy động được. Thực tế cho thấy khoản cho vay là NH sẽ thu định kỳ theo hợp đồng tín dụng đã thỏa thuận, NH không tự ý thu về trước hạn trừ khi khách hàng tự nguyện trả nợ trước hạn, cịn nguồn tiền gửi khách hàng có thể rút bất kỳ lúc nào. Do đó, nếu NH cho vay lớn số tiền huy động được dẫn đến rủi ro về thanh khoản, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay có thể làm NH mất khả năng thanh toán nếu chỉ số này quá cao và từ đây có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận của NH.
4.13.5. Quy mô ngân hàng (SIZE)
Biến SIZE chỉ tác động đến NIM và khơng tác động đến ROA, ROE. Vì vậy, việc cho rằng quy mơ NH có ảnh hưởng đáng kể đến HQTC của các NHTMCP là chưa đủ cơ sở. Qua đây, một số NH cần cân nhắc kỹ trước khi quyết định tăng vốn để mở rộng quy mơ hoạt động hiện tại của mình bởi vì theo kết quả nghiên cứu trên thì có khá nhiều NHTMCP ở Việt Nam đang phải đối mặt với xu hướng gia tăng quy mô nhưng lại không đem đến sự gia tăng về HQTC như mong muốn. Điều này cũng được thấy rõ trong phần phân tích thực trạng ở chương 3, trong giai đoạn 2007 – 2015 quy mô NH (quy mô tài sản) không ngừng gia tăng nhưng ROA, ROE và NIM lại liên tục biến động, có lúc tăng lúc giảm, đặc biệt là trong giai đoạn 2011 – 2015 khi quy mô tài sản của các NHTMCP ngày càng gia tăng nhưng ba chỉ tiêu ROA, ROE và NIM lại liên tục giảm, điều này có nghĩa là việc gia tăng quy mô hoạt động không phù hợp với hiệu quả từ công tác quản trị điều hành sẽ làm gia tăng các chi phí quản lý và từ đó làm giảm lợi nhuận của NH. Để tránh những tác động của quy luật này các NHTMCP Việt Nam nên đầu tư phát triển theo chiều sâu và cung cấp các loại hình dịch vụ NH mới, trong đó các dịch vụ này cần phải dựa trên nền tảng tiến bộ cơng nghệ NH, có như vậy các NH mới có thể nâng cao năng
suất các yếu tố đầu vào. Đồng thời, cần nâng cao chất lượng quản trị NH để trình độ quản trị theo kịp với sự gia tăng quy mô hoạt động.
4.13.6. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế (GDP)
Dựa vào kết quả hồi quy, ta thấy biến GDP có tương quan âm với HQTC của NH và có ý nghĩa thống kê. Có thể sự tăng trưởng GDP đã góp phần gia tăng nhu cầu tín dụng và từ đó tác động tích cực đến lợi nhuận. Nhưng ở phần phân tích thực trạng cũng đã cho thấy rõ rằng hoạt động tín dụng của các NH quá tập trung vào lĩnh vực bất động sản và trong giai đoạn 2007-2015 thị trường bất động sản lại có nhiều biến động, các khoản nợ xấu phát sinh từ những khoản cho vay này theo đó mà gia tăng và làm sụt giảm lợi nhuận. Những tổn thất về lợi nhuận này vẫn không được bù đắp kịp thời từ sự gia tăng lợi nhuận của hoạt động cho vay trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Điều này có thể lý giải một phần nào đó vì sao mặc dù GDP có sự gia tăng nhưng HQTC vẫn suy giảm. Hơn nữa, từ thực tế cho thấy mối quan hệ này là không chặt chẽ. Năm 2008 do cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu bắt đầu từ Mỹ đã lan rộng ra khắp thế giới và có ảnh hưởng khơng nhỏ đến Việt nam, tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam giảm từ 8.46% (năm 2007) xuống còn 6.31% ( năm 2008) và chỉ còn 5.32% vào năm kế tiếp (năm 2009), trong khi đó ROA chỉ giảm trong năm 2008, sau đó tăng trở lại trong năm 2009 (các chỉ số này lần lượt cho ba năm 2007, 2008 và 2009 là 1.16%; 1.06% và 1.19%). Tiếp đến trong giai đoạn 2010 – 2012, cuộc khủng hoảng tài chính đã lắng xuống nhưng dư âm của nó vẫn cịn và để đảm bảo cho sự phát triển an toàn của hệ thống NH, NHNN đã áp dụng những quy định khắt khe hơn với các NH theo hướng đáp ứng các chuẩn mực quốc tế. Vì vậy, tốc độ tăng trưởng kinh tế và chỉ số ROA đều có xu hướng giảm dần. Đến những năm 2013, 2014 và 2015 nền kinh tế đã bắt đầu có một sự phục hồi nhẹ, tuy nhiên ROA vẫn tiếp tục giảm.
Như vậy, dựa trên kết quả nghiên cứu định lượng và đúc kết từ q trình nghiên cứu định tính, tác giả chưa thể kết luận gì về sự tác động của biến GDP đến HQTC của các NHTMCP Việt Nam.
4.13.7. Tỷ lệ lạm phát (CPI)
Yếu tố cuối cùng trong mơ hình là CPI. Kết quả hồi quy cho thấy, CPI có mối tương quan cùng chiều với ROA, ROE và khơng có mối quan hệ với NIM. Để giải thích cho mối tương quan cùng chiều thì trên thực tế ta thấy khi nền kinh tế xảy ra tình trạng lạm phát đồng nghĩa với việc mức giá chung của nền kinh tế sẽ tăng lên theo thời gian. Hay nói đúng hơn là việc giảm sức mua của một đơn vị tiền tệ tại một quốc gia. Một khi giá trị hàng hóa và dịch vụ tăng lên thì cũng với số tiền nhất định ban đầu, người dân chỉ có thể mua được số lượng hàng hóa ít hơn và sử dụng dịch vụ ít hơn. Và tiếp theo là các thành phần dân cư cần phải tăng lượng tiền tiêu dùng nhiều hơn để bù đắp lượng hàng hóa và dịch vụ mà họ đã phải mất mát. Do đó, khi lạm phát gia tăng, NHNN đưa ra chính sách tiền tệ thắt chặt tức điều chỉnh lãi suất tăng cao và giảm lượng cung tiền. NH vốn ít, họ vay NH khác qua thị trường liên NH nhưng vì bị khống chế nên phải tăng lãi suất để huy động. Các NH khác cũng phải tăng lãi suất theo. Vì vậy, tất yếu là các NH phải tăng lãi suất cho vay sao cho lớn hơn tốc độ tăng của lãi suất huy động và khi NHNN chủ trương giảm lãi suất cơ bản khiến lãi suất huy động giảm nhưng các NH vẫn duy trì mức lãi suất cho vay cao. Điều này làm cho HQTC dưới tác động của lạm phát tăng lên.
Để có một cái nhìn khái qt về kết quả nghiên cứu đã thảo luận, tác giả tổng hợp mối quan hệ thu được giữa các biến như sau:
- EA tác động đến HQTC: +
- LLR tác động đến HQTC: Tác động hỗn hợp - ME tác động đến HQTC: -
- LIQ tác động đến HQTC: Khơng có mối quan hệ - SIZE tác động đến HQTC: Khơng có mối quan hệ - GDP tác động đến HQTC: Chưa thể kết luận - CPI tác động đến HQTC: +.
Kết luận chƣơng 4
Qua chương 4, tác giả đã lần lượt trình bày kết quả phân tích các kết quả ước lượng của các mơ hình hồi quy nhằm kiểm định các giả thuyết nghiên cứu. Bên cạnh đó, nội dung chương này cũng đã thảo luận về mối quan hệ của các yếu tố tác động đến HQTC của các NHTMCP Việt Nam trong giai đoạn 2007 – 2015. Qua đây, nhận dạng được chiều hướng tác động của các yếu tố trong mơ hình hồi quy ước lượng.
Trong chương tiếp theo tác giả sẽ đưa ra một số đề xuất nhằm nâng cao HQTC của các NHTMCP Việt Nam.
CHƢƠNG 5:
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM
Chương 5 là chương cuối cùng và các kết quả nghiên cứu trọng tâm sẽ được tóm tắt ở chương này và liệt kê những ý nghĩa quan trọng từ kết quả nghiên cứu này đối với những đối tượng khác nhau. Trên cơ sở đó, luận văn đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao HQTC của các NHTMCP Việt Nam. Ngoài ra, chương 5 cũng chỉ ra những giới hạn trong nghiên cứu của luận văn và khuyến nghị hướng nghiên cứu tiếp theo.
5.1. Các điểm chính trong nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện dựa trên việc phân tích kết hợp bằng cả phương pháp định tính và định lượng. Những nội dung phân tích chi tiết đã được trình bày lần lượt trong chương 3 và chương 4, và sau đây để có một cái nhìn khái quát lại toàn bộ kết quả nghiên cứu tác giả sẽ tóm tắt lại những điểm chính như sau:
Phương pháp định tính
Dựa trên việc phân tích thực trạng về HQTC của các NHTMCP Việt Nam trong chương 3, một số kết quả được khái quát như sau:
+ Chỉ tiêu an toàn vốn: Tỷ lệ VCSH trên tổng tài sản của các NH đạt chuẩn khung an toàn CAMELS, tỷ lệ an toàn vốn CAR đảm bảo từ 9% theo thông tư số 13/TT-NHNN ban hành vào năm 2010 nhưng so với chuẩn 13% của Basel III thì chỉ có một số NH đạt được và chỉ số CAR của các NHTMCP Việt Nam cũng thấp hơn các nước như Trung Quốc, Philipines, Thái Lan, Malaysia…Ngồi ra, nguồn VCSH của các NHTMCP cũng khơng đạt chuẩn CAMELS.
+ Chất lượng tài sản: Tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản cũng đạt chuẩn của khung an tồn CAMELS, tuy nhiên tình hình nợ xấu lại có nhiều biến động và có sự gia tăng.
+ Hiệu quả hoạt động: Chi phí hoạt động có xu hướng gia tăng và cao hơn so với các nước châu Á Thái Bình Dương.
+ Chất lượng thanh khoản: Hầu hết các NHTMCP đều có tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tiền gửi của khách hàng vượt khung an toàn của CAMELS.
+ Chỉ tiêu sinh lời: Đa số các NH trong số 24 NHTMCP trong mẫu nghiên cứu có chỉ số ROA, ROE không đạt chuẩn CAMELS và sự đạt chuẩn của các NH cũng khơng đồng nhất, có năm đạt có năm khơng. Trong khi đó đối với chỉ số NIM trong ba năm gần đây 2013, 2014 và 2015 ngày càng có xu hướng giảm dần.
Phương pháp định lượng
Những kết quả chính đạt được từ nghiên cứu thực nghiệm trong chương 4 cụ thể như sau: Tỷ lệ an toàn vốn và hiệu quả quản lý có ảnh hưởng mạnh mẽ đến HQTC của các NHTMCP Việt Nam. Tiếp đến là chất lượng tài sản có tác động hỗn hợp với các biến phụ thuộc đại diện cho HQTC. Còn hai biến nội tại quản lý thanh khoản và quy mô NH hầu như là khơng tìm thấy bằng chứng về mối quan hệ với HQTC. Mặt khác, tác động của biến vĩ mô là GDP đến HQTC của các NHTMCP Việt Nam là chưa thể kết luận, trong khi đó có một tác động dương đối với biến CPI.
Từ việc kết hợp kết quả của hai phương pháp trên, tác giả đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao HQTC của các NHTMCP Việt Nam và nội dung cụ thể sẽ được trình bày trong mục tiếp theo.