Một số mơ hình nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu những nhân tố quyết định đến sự thành công của dự án đường thủy sử dụng nguồn vốn ODA tại thành phố hồ chí minh và các tỉnh đồng bằng sông cửu long (Trang 28 - 32)

2.2 Các nghiên cứu trước đây

2.2.2 Một số mơ hình nghiên cứu trong nước

Năm 2006, qua kết quả từ các nghiên cứu trước trên thế giới, Cao Hào Thi (2006) đã xây dựng mơ hình nghiên cứu đối với 239 dự án cơ sở hạ tầng tại Việt Nam và khẳng định các nhóm nhân tố ảnh hưởng tới sự thành cơng dự án là năng lực nhà QLDA, năng lực các thành viên tham gia và mơi trường bên ngồi với mức độ tác động bị ảnh hưởng bởi đặc trưng dự án là giai đoạn hoàn thành và thực hiện trong vòng đời dự án.

Trong nghiên cứu của Cao Hào Thi (2006) đã tổng quan các nghiên cứu trước và cho thấy những tiêu chí này có thể là “quá trình thực hiện, giá trị nhận thức của dự án và sự hài lòng của khách hàng với sản phẩm cuối cùng” (Pinto và Mantel, 1990 trích trong Cao Hào Thi, 2006, tr.5), hay “năm trong bảy tiêu chí chính đo lường sự thành cơng dự án thường xuyên được sử dụng là hiệu suất kỹ

17

thuật, hiệu quả thực hiện, những tác động đến nhà quản lý và tổ chức (chủ yếu là sự hài lòng khách hàng), sự phát triển cá nhân, năng lực của tổ chức và hiệu suất kinh doanh” (Freeman và Beale, 1992 trích trong Cao Hào Thi, 2006, tr.6), hay “sự thành công dự án được định nghĩa là hoàn thành một hoạt động trong sự ràng buộc về thời gian, chi phí và hiệu suất” (Kerner, 2001 trích trong Cao Hào Thi, 2006, tr.6).

Vũ Anh Tuấn và Cao Hào Thi (2009) qua nghiên cứu 230 dự án điện tại Việt Nam cho thấy những nhân tố tác động đến thành quả dự án điện bao gồm nhân tố về ổn định mơi trường bên ngồi, năng lực nhà quản lý dự án, năng lực thành viên tham gia dự án, sự hỗ trợ của các tổ chức dự án và đặc trưng dự án. Kết quả nghiên cứu này đã đưa ra được 07 nhân tố tác động đến thành quả của dự án điện bao gồm: ổn định mơi trường bên ngồi dự án, năng lực nhà quản lý dự án, năng lực thành viên tham gia dự án, năng lực các tổ chức tham gia dự án, sự hỗ trợ của các tổ chức bên trong và bên ngồi dự án và đặc trưng dự án và có 39 biến độc lập tác động đến thành quả của dự án điện. Kết quả phân tích nhân tố của nghiên cứu đã nhóm nhóm 6 nhóm biến bao gồm 30 biến quan sát. Các nhóm biến về năng lực nhà quản lý dự án, năng lực các thành viên tham gia dự án, năng lực các tổ chức tham gia dự án và ổn định mơi trường bên ngồi tác động đến dự án đều giữ nguyên số lượng biến quan sát nguyên thể. Nghiên cứu còn một số hạn chế là vẫn dừng lại ở mức độ phân tích hồi quy đa biến, chưa tiến hành nghiên cứu tác động giữa các nhóm biến độc lập với nhau; các biến định tính trong nghiên cứu còn bị hạn chế do đặc trưng của dự án điện tại Việt Nam; nghiên cứu chỉ có hai biến định tính là Tổng mức đầu tư và Quy mô dự án; q trình thu thập mẫu khơng đều ở các dự án nguồn điện và lưới điện; phần lớn các dự án khảo sát trong nghiên cứu này thuộc Nhà nước quản lý nên khơng thể phân tích sự khác nhau giữa các dự án Nhà nước và ngồi nước. Đây chính là phần hạn chế của nghiên cứu.

Lưu Minh Hiệp (2009) qua nghiên cứu 100 dự án trên địa bàn TP.HCM cho thấy các nhân tố chính sách, kinh tế/tài chính, điều kiện tự nhiên, tình trạng trộm cắp/tội phạm đã ảnh hưởng đến rủi ro của dự án (bao gồm tiến độ và chi phí), tác động của các nhóm nhân tố đến biến phụ thuộc mạnh hay yếu trong tương quan với đặc trưng dự án chỉ có ý nghĩa đối với các dự án lớn (trên 10 triệu USD).

18

Nguyễn Thị Minh Tâm (2009) qua phân tích 216 dự án xây dựng tại TP.HCM thực hiện trong khoảng thời gian từ năm 2002-2007 của các công ty và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng trên địa bàn Thành phố HCM phản ánh có 6 nhân tố ảnh hưởng đến biến động chi phí dự án là năng lực bên thực hiện, năng lực bên hoạch định dự án, sự gian lận và thất thoát, kinh tế, chính sách và tự nhiên. Nghiên cứu này cho thấy dự án thực hiện trong phạm vi chi phí kế hoạch nhưng vẫn đạt chất lượng và tiến độ đề ra là một trong những mục tiêu hàng đầu của cơng tác quản lý dự án nói chung và dự án xây dựng nói riêng. Mơ hình nghiên cứu này đã giải thích được khoảng 36,40% cho tổng thể về mối liên hệ của 6 nhân tố nói trên với biến động chi phí đồng thời khẳng định mối quan hệ nghịch biến giữa 6 nhân tố nêu trên với biến động chi phí. Nghĩa là khi mơi trường kinh tế, chính sách, tự nhiên càng ổn định, năng lực của các bên liên quan bao gồm cả phía hoạch định lẫn thực hiện càng cao cũng như kiểm soát gian lận thất thốt càng tốt thì biến động chi phí càng giảm.

Bên cạnh những kết quả mà nghiên cứu của Nguyễn Thị Minh Tâm (2009) mang lại, nghiên cứu vẫn còn một số hạn chế như: mẫu nghiên cứu được chọn theo phương pháp thuận tiện, dữ liệu thu thập được có thể bị ảnh hưởng một phần bởi ý kiến chủ quan của người trả lời nên chưa phản ánh đúng thực trạng của các nhân tố như chính sách, kinh tế, …trong điều kiện thực hiện dự án. Mô hình chỉ giải thích được vấn đề nghiên cứu ở mức độ 36,40% khi nhân rộng ra tổng thể. Nguyên nhân có thể do kích thước mẫu còn nhỏ so với quy mô nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu còn hẹp do chỉ lấy mẫu ở khu vực Thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó nghiên cứu chưa xét đến một số các nhân tố khác có ảnh hưởng đến biến động chi phí của dự án xây dựng như an toàn lao động, việc bồi thường tổn hại trong triển khai thi công, hình thức hợp đồng, trình độ áp dụng khoa học công nghệ, hay các nhân tố liên quan đến vấn đề xã hội, văn hóa,….

Nguyễn Quý Nguyên và Cao Hào Thi (2010) qua phân tích 150 dự án xây dựng dân dụng khu vực phía Nam đã kết luận có 4 nhân tố trực tiếp ảnh hưởng đến thành công dự án là sự hỗ trợ từ tổ chức kết hợp năng lực điều hành của nhà QLDA, năng lực các thành viên tham gia, mơi trường bên ngồi, năng lực nhà QLDA và nhân tố gián tiếp là đặc điểm CĐT và ngân sách dự án.

19

Châu Ngơ Anh Nhân (2011) qua phân tích 165 dự án xây dựng thuộc tất cả các loại cơng trình, từ các cấp ngân sách trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa phản ánh có 8 nhân tố ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành dự án là mơi trường bên ngồi, chính sách, hệ thống thông tin quản lý, năng lực nhà thầu chính, năng lực Chủ đầu tư, phân cấp thẩm quyền cho Chủ đầu tư và năng lực nhà tư có quan hệ nghịch biến với biến động tiến độ hồn thành dự án,nhân tố vốn có quan hệ đồng biến với biến động tiến độ hoàn thành dự án. Quan điểm nghiên cứu là sử dụng lý thuyết từ các nghiên cứu trước trên thế giới cũng như tại Việt Nam về vai trò của tiến độ trong sự thành công của dự án, các nhân tố ảnh hưởng sự thành công của dự án và mối quan hệ tác động giữa chúng để nghiên cứu cụ thể cho trường hợp các dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách tại Khánh Hòa. Điểm mới cũng như những đóng góp tính thực tiễn của đề tài áp dụng cho các dự án sử dụng nguồn vốn NSNN là: (i) kết hợp lý thuyết từ nghiên cứu trước và các quy định về thể chế đối với các dự án sử dụng NSNN tại Việt Nam, thông qua phương pháp phân tích nhân tố EFA, nghiên cứu đã hình thành 8 nhóm nhân tố gồm 30 nhân tố đặc trưng kỳ vọng ảnh hưởng đến tiến độ hồn thành dự án với độ giải thích đạt 69,30% biến thiên của các biến quan sát; (ii) thông qua phương pháp hồi quy đa biến, nghiên cứu đã đưa ra mơ hình về tác động của các nhóm nhân tố trên đến biến động tiến độ hoàn thành dự án từ nguồn NSNN tại Khánh Hòa với mức ý nghĩa thống kê 1% đối với các nhóm nhân tố tác động trực tiếp và 5%-10% đối với các nhân tố tác động gián tiếp, mơ hình giải thích được 26,7% trong tổng thể về mối quan hệ này; (iii) nghiên cứu đã đánh giá mức độ tác động của từng nhóm nhân tố đến biến động tiến độ hồn thành dự án và mức độ quan trọng của từng nhân tố trong mỗi nhóm. Trên cơ sở đó kiến nghị các chính sách cho CĐT dự án, chính sách cho chính quyền địa phương và chính phủ góp phần sử dụng hiệu quả nguồn vốn NSNN đầu tư XDCB; (iv) các đóng góp của đề tài ngoài giá trị áp dụng riêng cho tỉnh Khánh Hịa cịn có giá trị tham khảo cho các địa phương khác, một số kiến nghị chính sách liên quan đến chính phủ có thể dùng để tham khảo, phục vụ cho công tác điều hành nguồn vốn đầu tư XDCB chung cả nước.

Mặc dù nghiên cứu được tiến hành thông qua khảo sát trực tiếp trên diện rộng toàn tỉnh và ở tất cả các cấp sách, thể hiện được tính phổ quát của đề tài. Tuy

20

nhiên, nghiên cứu của Châu Ngơ Anh Nhân (2011) vẫn cịn tồn tại những hạn chế sau: (i) mơ hình nghiên cứu chỉ giải thích được 26,7% cho tổng thể, ngun nhân có thể do cỡ mẫu cịn nhỏ so với quy mơ nghiên cứu. Ngồi ra, nghiên cứu chưa xét đến các nhân tố khác kỳ vọng có thể gây ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành dự án như tổng mức đầu tư, vấn đề bồi thường giải tỏa, mối quan hệ giữa các cơ quan chức năng nhà nước và CĐT cũng như bên thực hiện dự án, trình độ khoa học cơng nghệ,v.v…; (ii) các chính sách được kiến nghị trong nghiên cứu cịn mang nặng tính định tính và thiếu ước lượng về mặt chi phí - lợi ích của các bên liên quan khi chính sách được áp dụng.

Gần đây, Đinh Xuân Ngọc (2014) đã nghiên cứu các nhân tố tác động đến sự thành công của các dự án PPP (dự án đầu tư theo hình thức hợp tác cơng – tư) cơng trình giao thơng ở Việt Nam, để rút ra 17 nhân tố tác động đến sự thành công của dự án PPP cơng trình giao thơng ở Việt Nam và quy thành 5 nhóm nhân tố có tác động đến sự thành cơng của các dự án PPP là: (i) tài chính của dự án, (ii) nhà đầu tư, (iii) quản lý rủi ro, (iv) mơi trường chính sách, và (v) giải phóng mặt bằng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu những nhân tố quyết định đến sự thành công của dự án đường thủy sử dụng nguồn vốn ODA tại thành phố hồ chí minh và các tỉnh đồng bằng sông cửu long (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)