5.2 Đề xuất các giải pháp
5.2.4 Các yếu tố bên ngoài, khác
Đối với cơng tác giải phóng mặt bằng, quản lý mơi trường: Các dự án
đầu tư cơ sở hạ tầng giao thơng có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng, đặc biệt là khu vực ĐBSCL. Vì vậy, việc sớm hồn thành dự án đưa vào khác thác là yếu tố then chốt trong việc đảm bảo mục tiêu đề ra của dự án, do vậy trong thời gian tới đây, việc triển khai các dự án đường thủy đầu tư qua nhiều địa bàn tỉnh, thành phố cần thiết phải có cơ chế riêng trong công tác thực hiện, giám sát GPMB và bố trí nguồn vốn đối ứng đầy đủ để đảm bảo tiến độ thực hiện các dự án đường thủy tiếp theo. Ví dụ như trong bối cảnh thực hiện dự án WB5 với nguồn vốn Ngân sách Nhà nước (phần Vốn đối ứng) còn hạn chế, thiếu vốn để phục vụ công tác GPMB nên Chủ đầu tư (Bộ GTVT/Ban Quản lý các dự án đường thủy) đã chủ động, kịp thời làm rất tốt công tác điều phối dự án WB5 như đã phối hợp chặt chẽ, tạo mối quan hệ tốt với UBND/Sở GTVT 13 Tỉnh/Thành phố, các Bộ/ngành liên quan để chuẩn bị, huy động nguồn Vốn đối ứng do các tỉnh tạm ứng kịp thời chi trả tiền đền bù giải phóng mặt bằng, góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án và sau đó Chủ đầu tư sẽ hồn trả lại nguồn kinh phí này cho các địa phương.
Do vậy, đối với các dự án trong tương lai nên tiếp tục xây dựng cơ chế về nguồn vốn và chính sách GPMB thống nhất đối với các địa phương và phù hợp với yêu cầu của nhà tài trợ để đảm bảo hồn thành cơng tác GPMB của các dự án là nhân tố then chốt, là mắt xích quan trọng quyết định rất nhiều đến sự thành công của dự án.
105
Ngồi ra, việc phịng chống tái lấn chiếm hành lang an toàn đường bộ và đường thủy cần được chính quyền các cấp đặc biệt quan tâm bởi vì cơng tác GPMB bao gồm các hành lang an tồn giao thơng đường bộ và được thủy đã được thực hiện bằng nguồn vốn NSNN, tuy nhiên thực tế việc lấn chiếm hành lang an toàn đặc biệt là hành lang an toàn đường thủy vẫn đang diễn ra, gây ảnh hưởng rất lớn đến an tồn giao thơng, mỹ quan và mục tiêu dự án. Để hạn chế việc tái lấn chiếm các hành lang an tồn giao thơng sau khi hoàn thành dự án, nhất thiết phải có sự quan tâm vào cuộc quyết liệt từ các cơ quan quản lý và chính quyền địa phương.
Cơng tác mơi trường với Báo cáo đánh giá tác động môi trường, và kế hoạch thực thi được phê duyệt, giám sát chặt chẽ trước, trong và sau khi thi cơng các cơng trình thuộc dự án, kiến nghị Bộ Tài ngun và Môi trường và nhà tài trợ (WB) thống nhất về nội dung thực hiện công tác quản lý môi trường để tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai dự án, vì hiện tại Chủ dự án vừa phải lập ĐTM trình nhà tài trợ đồng thời lập ĐTM trình Bộ Tài ngun mơi trường gây tốn kiếm về mặt tài chính và thời gian thực hiện, và việc phê duyệt ĐTM mất nhiều thời gian (từ 2-3 tháng sau khi thẩm định mới có quyết định phê duyệt ĐTM) nên ảnh hưởng đến tiến độ thi cơng của các gói thầu xây lắp của dự án.
Vai trị điều phối của một PMU: qua phân tích số liệu khảo sát, cùng với
phỏng vấn sâu các chuyên gia về vai trò điều phối, hỗ trợ của 1 PMU đối với các PMU còn lại rất quan trọng, cũng như qua phân tích thực trạng dự án WB5 thì vai trị điều phối, hỗ trợ của Ban Quản lý các dự án Đường thủy (PMU-W) đối với Ban QLDA 13 tỉnh/thành phố (PPMU) tại các tỉnh ĐBSCL đã được WB, DAFT khẳng định là rất tốt, đã hỗ trợ các Chủ đầu tư tại các tỉnh/thành phố về điều tiết nguồn vốn Trung Ương, về cơng tác GPMB theo khung chính sách chung của dự án nên kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xem xét, duy trì và phát triển mơ hình tổ chức này đối với PMU-W, là đơn vị có hơn 22 năm kinh nghiệm quản lý chuyên nghiệp, chuyên sâu về quản lý các dự án đường thủy trên phạm vi cả nước.
Do vậy, kiến nghị Bộ GTVT, Chính phủ tiếp tục duy trì và đạo điều kiện thuận lợi giúp PMU-W phát triển, tiếp tục quản lý các dự án ODA đường thủy và các dự án khác trong thời gian tới trên phạm vi cả nước.
106