Nhóm nhân tố về năng lực các bên tham gia dự án

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu những nhân tố quyết định đến sự thành công của dự án đường thủy sử dụng nguồn vốn ODA tại thành phố hồ chí minh và các tỉnh đồng bằng sông cửu long (Trang 39 - 45)

2.3 Thực trạng quản lý các dự án đường thủy sử dụng nguồn vốn ODA

2.3.3 Nhóm nhân tố về năng lực các bên tham gia dự án

Dự án “Nâng cấp hai tuyến đường thủy phía Nam và cảng Cần Thơ” có 01 Chủ đầu tư nên cơ cấu tổ chức đơn giản, năng lực quản lý dự án của các CĐT sẽ là nhân tố ảnh hưởng đến quyết định, sự thành cơng chung của dự án, trong đó PMU- W với năng lực quản lý dự án dự án đầu tiên, vừa học vừa làm. Các giai đoạn thực hiện dự án:

28

Nghiên cứu Khả thi và thiết kế sơ bộ

Dự án Nâng cấp hai tuyến đường thủy phía Nam và cảng Cần Thơ là một trong danh mục các dự án ưu tiên phát triển hạ tầng giao thông thủy đề xuất trong Quy hoạch Tổng thể Phát triển vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Được Thủ tướng Chính phủ cho phép triển khai (văn bản số 1127/KTTH ngày 7-3-1995) và được Ngân hàng Thế giới (WB) hỗ trợ, Báo cáo nghiên cứu khả thi và thiết kế sơ bộ đã được tư vấn quốc tế NEDECO (Hà Lan) và cơng ty tư vấn thiết kế cơng trình thủy – SUDEWAT (thuộc Cục Đường sông Việt Nam) lập năm 1996.

Quyết định phê duyệt đầu tư: Trên cơ sở Báo cáo Nghiên cứu Khả thi và thiết kế sơ bộ được Bộ GTVT trình, ngày 20-8-1997 Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 655/TTg cho phép đầu tư Dự án Nâng cấp hai tuyến đường thủy phía Nam và cảng Cần Thơ với nội dung chủ yếu như sau :

Nâng cấp hai tuyến đường thủy chính từ Thành phố Hồ Chí Minh đi Kiên Lương và từ Thành phố Hồ Chí Minh đi Cà Mau dài 546 Km đạt tiêu chuẩn tương đương kênh cấp III (TCVN 5664-1992), đảm bảo cho phương tiện thủy gồm sà lan 250 tấn và tàu kéo 200 CV họat động quanh năm, có chú ý đến phát triển cho sà lan tự hành 500 tấn.

Tổng mức đầu tư (đã tính thuế) là 948.805 triệu VNĐ (tương đương 84,897 triệu USD.

Nguồn vốn : Sử dụng vốn vay Ngân hàng Thế giới (WB) 73,019 triệu USD và vốn đối ứng của Việt Nam là 137.783 triệu VNĐ.

Khởi cơng 1998 ; hồn thành 2002.

Chủ đầu tư: Bộ GTVT; đại diện Chủ đầu tư: Ban quản lý dự án đường thủy phía Nam.

Thiết kế kỹ thuật và WB thẩm định dự án

Được Thủ tướng Chính phủ cho phép (văn bản số 2999/QHQT ngày 21-6- 1996) và WB tài trợ, công ty tư vấn COWI-Danport của Đan Mạch đã lập thiết kế kỹ thuật năm 1997. Nội dung thiết kế kỹ thuật bao gồm việc chuẩn xác thành phần hạng mục dư án, phân chia các gói thầu, ước tính chi phí và xây dựng tổng tiến độ thực hiện dư án Nâng cấp hai tuyến đường thủy phía Nam và cảng Cần Thơ.

29

Song song với q trình hồn thiện báo cáo thiết kế kỹ thuật của COWI- Danport, đồn cơng tác thẩm định dự án của WB đã vào làm việc và hoàn thành Báo cáo thẩm định dự án Nâng cấp hai tuyến đường thủy phía Nam và cảng Cần Thơ tháng 6-1997. Báo cáo thẩm định này sẽ là cơ sở tiến tới đàm phán ký kết Hiệp định vay vốn của WB để thực hiện dự án.

Hiệp định vay vốn (tín dụng phát triển)

Ngày 8/11/1997, Hiệp định tín dụng phát triển (Số 3000 VN. Mã IDA: 4843) đã được ký kết giữa Chính phủ CHXHCN Việt Nam và Hiệp hội Phát triển Quốc tế/Ngân hàng Thế giới (IDA/WB), và có hiệu lực thực thi từ ngày 8-3-1998 đến 30-6-2003. Theo nội dung Hiệp định: Dự án có tổng mức đầu tư 53.700.000 XDR; trong đó: Xây lắp: 33.250.000 XDR (Vốn vay: 90%, vốn đối ứng VN: 10%);

Thiết bị: 8.830.000 XDR (Vốn vay 100%); Dịch vụ tư vấn: 3.750.000 XDR (Vốn

vay 100%); Dự phòng: 7.870.000 XDR (Vốn vay 100%)

Thời hạn hoàn trả vốn vay: 20 năm kể cả 5 năm ân hạn. Điều chỉnh dự án và gia hạn Hiệp định

Trong quá trình thực thi, do một số nguyên nhân khách quan và chủ quan khiến cho thời hạn hiệp định phải gia hạn 3 lần và dự án phải điều chỉnh bổ sung:

Gia hạn hiệp định lần thứ nhất: Thực hiện tổng tiến độ đề ra, Ban Quản lý

Dự án Đường thủy phía Nam (PMU-SW) đã tiến hành công tác đấu thầu thực thi các hạng mục nạo vét hai tuyến đường thủy chính của dự án và cũng là hai gói thầu lớn nhất của dự án. Tuy nhiên, việc các Tổng Công ty Nhà nước trực thuộc Bộ GTVT tham gia và trúng thầu đã mâu thuẫn với chính sách đấu thầu cạnh tranh của WB ; vì theo WB các nhà thầu thuộc sự quản lý của Chủ đầu tư (Bộ GTVT) tham gia đấu thầu dự án do Bộ chủ quản làm chủ đầu tư là thiếu tính khách quan trong đấu thầu cạnh tranh. Tiến độ dự án đã phải chậm 2 năm để đàm phán với WB và cuối cùng WB phải đồng ý cho trường hợp ngoại lệ này. Mặt khác, chính sách giải phóng mặt bằng (GPMB) của WB là đền bù cho các hộ dân thuộc diện bị giải tỏa phải được thực hiện bằng hiện vật. Điều này không thể thực hiện được trên thực tế dự án. Đề xuất của Bộ GTVT lên Thủ tướng Chính phủ và WB là cho phép đền bù bằng tiền mặt cho các hộ dân. Sau khoảng 6 tháng, đề xuất này mới được chấp

30

thuận. Do đó, bằng văn bản số 76/CP-QHQT ngày 17-1-2002 của Thủ tướng Chính phủ và thư chấp thuận của Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam ngày 26-6- 2003 dự án đã cho phép gia hạn hiệp định đến 31-12-2004.

Gia hạn hiệp định lần thứ hai: Theo hiệp định, sau khi thi công xong các

hạng mục cơng trình của dự án vào tháng 12-2004, phía Việt Nam sẽ tiếp tục thực thi kế hoạch môi trường và giám sát kế hoạch GPMB và tái định cư trong 12 tháng sau hiệp định và thực hiện cơng tác kiểm tốn chi phí dự án. Vốn để thực hiện kế hoạch này cũng được giải chi từ vốn vay WB. Để có đủ thời gian cho cơng tác này, văn bản số 950/CP-QHQT ngày 07-7-2004 của Thủ tướng Chính phủ và thư chấp thuận của Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam đã cho phép kéo dài hiệu lực của Hiệp định Tín dụng 3000 VN đến 30-9-2005.

Ngồi ra, Bộ trưởng Bộ GTVT thừa ủy nhiệm của Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 410/QĐ-BGTVT ngày 24-2-2004 phê duyệt điều chỉnh tổng vốn đầu tư và tái cơ cấu vốn vay đảm bảo sử dụng khoản vốn dư sau đấu thầu 15,2 triệu USD của Dự án nâng cấp hai tuyến đường thủy phía Nam và cảng Cần Thơ với nội dung chủ yếu gồm :

Trên cơ sở hai tuyến đường thủy chính như tại quyết định 655/TTg ngày 20-8-1997 đã phê duyệt, bổ xung một số hạng mục sử dụng vốn dư.

Tổng mức đầu tư (đã tính thuế) : 1.307.229.429.299 VNĐ tương đương 84.811.673 USD. Trong đó : Vay WB 69.000.259 USD ; vốn đối ứng của Việt Nam 240 tỷ VNĐ.

Gia hạn hiệp định lần thứ ba: Do việc GPMB tại 2 tỉnh Kiên Giang (xây

dựng cảng sông Tắc Cậu) và Cà Mau (xây dựng cầu Lương Thế Trân) bị chậm trễ, sau khi thống nhất với WB, Bộ GTVT đã trình Thủ tướng Chính phủ và bằng văn bản số 1105/TTg-QHQT ngày 09-8-2005 của Thủ tướng Chính phủ và thư chấp thuận của Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam ngày 30-9-2005 đã cho phép kéo dài hiệu lực của Hiệp định Tín dụng 3000 VN đến 31-3-2006.

Như vậy sau ba lần gia hạn, tiến độ Dự án bị chậm 30 tháng.

Thủ tục phê duyệt thiết kế kỹ thuật

31

Hồ sơ thiết kế kỹ thuật của các hạng mục cơng trình thuộc Dự án đã được các công ty tư vấn quốc tế COWI-Danport (Đan Mạch), SMEC (úc) và các tư vấn chuyên ngành giao thông, thủy lợi, xây dựng trong nước lập, thẩm tra theo đúng trình tự và các thủ tục quản lý chất lượng cơng trình hiện hành, và được phê duyệt tại các quyết định như sau:

Stt Số Quyết định Ngày ký Hạng mục cơng trình phê duyệt Cơ quan duyệt

1 2186/QĐ-BGTVT 24/8/1999 Nạo vét 2 tuyến đường thủy TPHCM-Cà Mau và TPHCM- Kiên Lương

Bộ GTVT

2 231/QĐ-BGTVT 18/01/2001 HT phao tiêu báo hiệu 2 tuyến đường thủy TPHCM-Cà Mau và Tp.HCM- Kiên Lương

Bộ GTVT

3 3313/QĐ-BGTVT 06/11/2003 Nạo vét tuyến đường thủy Cà Mau - Năm Căn (kéo dài )

Bộ GTVT

4 179/QĐ-BGTVT 19/01/2004 HT phao tiêu báo hiệu tuyến Cà Mau - Năm Căn

Bộ GTVT

5 3312/Q-BGTVT 06/11/2003 Nạo vét tuyến đường thủy Kiên Lương -Hà Tiên (kéo dài)

Bộ GTVT

6 180/QĐ-BGTVT 19/01/2004 HT phao tiêu báo hiệu tuyến Kiên Lương - Hà Tiên Bộ GTVT 7 1189/QĐ-BGTVT 3046/QĐ-BGTVT 15/5/2000 23/9/2002 Bến xếp dỡ Cà mau

Bổ sung đường vào bến xếp dỡ

BGTVT 8 8a 1188/QĐ-BGTVT 3706/QĐ-BGTVT- CGĐ 15/5/2000 10/12/2003

Cải tạo cảng Cần Thơ

Bổ sung đường nội bộ - bãi hàng - HT thoát nước cảng Cần Thơ

Bộ GTVT

9 3557/QĐ-BGTVT 25/11/2003 Cảng sông Giao Long - Bến Tre Bộ GTVT 10 3558/QĐ-BGTVT 25/11/2003 Cảng sông Sa Đéc - Đồng Tháp Bộ GTVT 11 3554/QĐ-BGTVT 25/11/2003 Cảng sông An Phước - Vĩnh Long Bộ GTVT 12 3353/QĐ-BGTVT 10/11/2003 Cảng sông Long Đức - Trà Vinh Bộ GTVT 13 3320/QĐ-BGTVT 06/11/2003 Cảng sơng Bình Long - An Giang Bộ GTVT 14 3421/QĐ-BGTVT 14/11/2003 Cảng sông Tắc cậu - Kiên Giang Bộ GTVT 15 2712/QĐ-BGTVT

12/10/1999 Cầu Sa Đéc, cầu Trịnh Hữu Nghĩa và cầu Vĩnh thuận

Bộ GTVT

32

15a 136/TĐ 18/01/2001 Cục Giám định 16 1957/QĐ-BGTVT 03/6/2003 Cầu Tám Ngàn - Kiên Giang Bộ GTVT 17 3422/QĐ-BGTVT 14/11/2004 Cầu Lương Thế Trân Bộ GTVT 18 2984/QĐ-BGTVT 06/10/2000 Âu tàu Tắc Thủ - Cà mau Bộ GTVT 19 3478/QĐ-BGTVT 19/10/2001 Cầu Thới Bình - Cà mau Bộ GTVT 20 3286/QĐ-BGTVT 11/10/2002 Cơng trình bảo vệ bờ các tuyến

chính

Bộ GTVT

21 178/QĐ-BGTVT- CGĐ

19/01/2004 Bảo vệ bờ kênh Lương Thế Trân (Cà mau)

Bộ GTVT

22 3763/QĐ-GTVT 08/12/2004 Trung tâm điều hành đường thuỷ Bộ GTVT

Quyết định chọn nhà thầu thi công

Thông qua Quyết định chỉ định thầu để xây dựng cơng trình Khu tái định cư và di dời trụ điện, bao gồm các nhà thầu sau: Thi công Khu tái định cư (1. Công ty Xây dựng Giao thông Thủy lợi Kiên Giang; 2. Cơng ty Cơ khí Cơng trình 2), và Thi công di dời trụ điện (1. Xí nghiệp Xây dựng thuộc Cơng ty xây lắp điện 2; Cơng ty Cơng trình Giao thơng 499 thuộc Tổng Công ty Xây dựng Cơng trình Giao thơng 4).

Quyết định chọn lựa tư vấn giám sát

Giám sát cơng tác giải phóng mặt bằng

Tư vấn giám sát ngoại vi được tuyển chọn qua đấu thầu, thủ tục tuyển chọn đúng theo qui định ban hành, bao gồm các tư vấn sau:

Hội Tâm lý Giáo dục thuộc Hội Khoa học Kỹ thuật Tp.Hồ Chí Minh thực hiện giám sát ngoại vi năm 1997-1999.

Trung tâm Nghiên cứu Địa lý Nhân văn thuộc Trung Tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia thực hiện GSNV năm 2000, 2001.

Công ty Tư vấn đầu tư và Bảo vệ môi trường thực hiện GSNV năm 2004, 2005.

Quyết định chọn lựa Tư vấn

Tư vấn giám sát môi trường đã được Bộ GTVT chỉ định gồm:

Trung Tâm Bảo vệ Môi trường (thuộc Hội môi trường và phát triển bền vững Viêt Nam) thực hiện đánh giá tác động mơi trường và chương trình giám sát mơi trường của Dự án;

33

Trung tâm nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 2 thuộc Bộ Thủy Sản thực hiện kế hoạch hỗ trợ khuyến ngư.

Báo cáo đánh giá thực thi kế hoạch quản lý môi trường: Theo định kỳ, Tư vấn giám sát môi trường đã lập báo cáo đánh hàng 06 tháng, hàng năm. Trong quá trình giám sát, Tư vấn và chủ đâu tư đã thương xuyên trao đổi điều chỉnh phương pháp thi công để giảm thiểu thiệt hải môi trường.

Các báo cáo đã lập sau khi Dự án hoàn thành như sau:

1. Báo cáo Giám sát môi trường năm 2002.

2. Báo cáo Giám sát thực vật thủy sinh và chất lượng cá.

3. Báo cáo Giám sát môi trường năm 2003.

4. Báo cáo Giám sát môi trường năm 2004.

5. Báo cáo Đánh giá tác động môi trường hai tuyến kênh nối dài và cầu Lương Thế Trân (ĐTM 2004).

6. Báo cáo Giám sát môi trường năm 2005.

7. Báo cáo giám sát môi trường các bãi đổ nạo vét của Tư vấn giám sát SMEC.

Tóm lại, nhóm nhân tố về năng lực các bên tham gia dự án là CĐT, Ban Quản lý dự án (PMU), Cơng ty Tư vấn, Nhà thầu có ảnh hưởng, quyết định rõ rệt đến sự thành công của dự án này bởi vì đây là những bên trực tiếp tham gia, thực hiện đảm bảo thành công dự án theo chi phí được duyệt, đảm bảo tiến độ, và đạt chất lượng các cơng trình thuộc dự án này. Họ phải có năng lực tốt để phối hợp thực hiện hợp đồng; am hiểu pháp luật xây dựng; am hiểu chun mơn kỹ thuật; có khả năng ra quyết định theo thẩm quyền; giải quyết rắc rối của dự án; báo cáo thống kê tình hình thực hiện dự án; và nhận thức vai trị, trách nhiệm quản lý theo quy định của Nghị định pháp luật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu những nhân tố quyết định đến sự thành công của dự án đường thủy sử dụng nguồn vốn ODA tại thành phố hồ chí minh và các tỉnh đồng bằng sông cửu long (Trang 39 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)