Nhóm nhân tố về sự hài lịng của các bên liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu những nhân tố quyết định đến sự thành công của dự án đường thủy sử dụng nguồn vốn ODA tại thành phố hồ chí minh và các tỉnh đồng bằng sông cửu long (Trang 61 - 67)

2.3 Thực trạng quản lý các dự án đường thủy sử dụng nguồn vốn ODA

2.3.6 Nhóm nhân tố về sự hài lịng của các bên liên quan

Dự án có tính chất chương trình đầu tiên được triển khai với nhiều Chủ đầu tư và triển khai đồng thời trên nhiều địa bàn tỉnh/thành phố nên việc tổ chức thực hiện phải được sự chỉ đạo sát sao từ Bộ GTVT cụ thể là các cơ chuyên trách thuộc Bộ (Vụ KHĐT trong công tác phê duyệt, điều chỉnh dự án, kế hoạch vốn, đánh giá hiệu quả đầu tư; Cục QLXD&CLCTGT trong công tác tiến độ, chất lượng; Thanh tra Bộ trong cơng tác kiểm sốt, cảnh báo sớm rủi ro thực hiện; Vụ Môi trường trong công tác đảm bảo vệ sinh môi trường; Vụ Vận tải trong công tác hỗ trợ và nhân rơng kết quả mơ hình vận tải đa phương thức; Vụ KHCN trong cơng tác kiểm sốt tiêu chuẩn áp dụng; Tổng cục Đường bộ, Cục ĐTNĐVN trong công tác phối hợp triển khai vận hành khai thác…) là hết sức quan trọng.

Quản lý điều hành Ban: Ban hoạt động bằng nguồn kinh phí " chi phí quản lý dự án "là tỷ lệ % được phép tính từ giá trị xây lắp (XL) và thiết bị (TB) thực hiện. Hàng năm, Ban dựa trên cơ sở được duyệt của Bộ GTVT (cấp chủ quản trực tiếp) về duyệt định biên tổng số CBCCVC và duyệt quỹ tiền lương kế hoạch năm, dự tốn chi phí quản lý dự án, tổng dự toán được duyệt.

Để quản lý chi phí điều hành hàng năm đúng theo kế hoạch được duyệt (tiền lương, điện nước, điện thoại, cơng tác phí, sửa chữa thường xun, học tập,...).

Quản lý giải ngân: công tác quản lý giải ngân giải chi theo Hợp đồng được thực hiện khi có đầy đủ chứng từ. Các thủ tục cơ bản khởi động cơng trình - bắt đầu:

Thực thi Hợp đồng: hợp đồng, Văn bản/Quyết định phê duyệt Hợp đồng

của Bộ GTVT, thư không phản đối của WB; hồ sơ thiết kế kỹ thuật, quyết định phê duyệt của Bộ GTVT và các quyết định bổ xung, điều chỉnh kế tiếp; hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, quyết định phê duyệt của Tổng Giám đốc Ban (trong phạm vi được Bộ GTVT uỷ quyền) và/hoặc thư chấp thuận của tư vấn giám sát; thư bảo lãnh thực hiện Hợp đồng, thư bảo lãnh tạm ứng; Lệnh khởi công của Chủ đầu tư.

Thực hiện Hợp đồng: hồ sơ giải ngân phải đảm bảo nguyên tắc không vượt

giá trị giao thầu của từng hạng mục trong các "Bill" thầu, không được vượt giá trị Hợp đồng. Các trường hợp vượt giá phải đảm bảo thủ tục duyệt điều chỉnh: nếu

50

vượt giá trị giao thầu của từng hạng mục phải có văn bản duyệt điều chỉnh của Ban hoặc Bộ GTVT, nếu vượt giá trị Hợp đồng phải được phê duyệt của Bộ GTVT và thư không phản đối của WB (cho các trường hợp giá vượt lớn hơn 15% giá trị Hợp đồng). Sau khi kiểm tra ngun tắc , Phịng Tài chính Kế tốn tiến hành kiểm tra số học để tránh sai sót số học trong hồ sơ giải ngân và lập phiếu giá chuyển qua Kho bạc Nhà nước xem xét và chấp thuận. Sau đó Ban thực hiện giải ngân bằng giấy rút vốn (đối với vốn NS), lệnh chuyển tiền (từ TKĐB tại Vietcombank-HCMC) hoặc bằng đơn rút vốn (thanh toán trực tiếp từ tài khoản của WB).

Thông thường khi giá trị nghiệm thu đạt 30% giá trị Hợp đồng, sẽ thực hiện thu hồi vốn tạm ứng trong các lần giải ngân cho đến khi thu hồi đủ vốn tạm ứng.

Các lần giải ngân có thực hiện giữ lại khoản bảo hành cơng trình (5-10% tùy theo Hợp đồng) và hoàn trả lại nhà thầu sau khi hết hạn bảo hành.

Quyết toán

Giải ngân lần cuối sẽ dựa trên số liệu quyết toán giữa chủ đầu tư, Tư vấn giám sát và nhà thầu và thực hiện sau khi nhà thầu hồn tất và giao nộp quyết tốn và bộ bản vẽ hồn cơng.

Trong quá trình thực thi Dự án, tất cả các Hợp đồng giao thầu đã được giải ngân hồn tất vào ngày 30/7/2006 (có bảng thống kê quyết tốn các hợp đồng giao thầu của Dự án kèm theo).

Quyết tốn chi phí quản lý dự án: Chi phí điều hành Quản lý dự án từ khởi công (3/1998) đến khi kết thúc giải ngân (30/7/2006) là: 12.383.669.375 đồng. Các quyết tốn tài chính hàng năm từ 1998 đến tháng 7/2006 đã được kiểm toán và phê duyệt của Bộ GTVT.

Kiểm tốn báo cáo tài chính và chi phí điều hành Dự án: Cơng ty kiểm tốn VACO thực hiện kiểm toán hàng năm báo cáo tài chính của Ban và các vấn đề về quản lý kế toán , nghiệp vụ kế toán được nêu đều được Ban củng cố, hoàn thiện (kèm theo các thư quản lý của cơng ty kiểm tốn VACO sau khi thực hiện kiểm toán hàng năm từ 1998 đến tháng 7/2006).

51

Kiểm toán quyết tốn cơng trình: Cơng ty kiểm tốn AFC (Bộ Tài Chính) thực hiện kiểm tốn thẩm tra tất cả hồ sơ nghiệm thu giải ngân, hồ sơ báo cáo quyết toán của từng Hợp đồng thuộc Dự án từ năm 2004 đến khi hoàn thành Dự án.

Kiểm toán quyết toán Dự án: Ban lập hồ sơ quyết toán vốn đầu tư Dự án hồn thành trình Bộ GTVT xem xét đề nghị Bộ Tài Chính tổ chức xét duyệt quyết tốn Dự án theo Thơng tư số 45/2003/TT-BTC ngày 15/05/2003 và số 168/2003/QĐ-BTC ngày 07/10/2003 của Bộ Tài Chính, Quyết định số 07/2004/QĐ-BGTVT ngày 13/04/2004 của Bộ GTVT về quy trình thẩm tra và phê duyệt quyết tốn vốn đầu tư dự án hoàn thành.

Hiệu quả dự án mang lại rất rõ rệt, biểu hiện ở các tiêu chí thỏa mãn các mục tiêu dự án đề ra:

Về vận tải thủy: Nâng cao năng lực lưu thơng hàng hóa bằng đường thủy

trên hai tuyến đường chính nối TP.HCM với ĐBSCL. Trong thời gian thực thi dự án (1998-2006), Ban đã triển khai công tác đếm tàu thuyền kưu thông trên hai tuyến dự án để theo dõi mật độ tàu thuyền và hàng hóa. Số liệu hàng hóa thơng qua được đo đếm khảo sát trong thời gian 2000 – 2005 được ghi nhận như sau:

Trạm Hàng hóa vận chuyển (Triệu tấn)

2000 2001 2002 2003 2004 2005 1) Chợ Gạo (Tiền Giang)

(chung cho 2 tuyến)

6,8 3,8 14,1 *

27,4 45,3 57,0

2) Tân Hiệp (Kiên Giang)

(tuyến TPHCM-Rạch Giá-Hà Tiên)

0,9 3,2 3,2 2,9* 6,2 8,0

3) Vị Thanh (Hậu Giang)

(tuyến TPHCM-Rạch Giá-Hà Tiên)

1,6 0,7* 1,3 1,7 5,3 5,6

Ghi chú: - (*) giảm vì đang nạo vét, lượng tàu thuyền giảm, hàng hóa giảm.

- Sau khi nạo vét cải tạo, lượng hàng hóa lưu thơng tăng lên rõ rệt, cụ thể hàng năm tăng 35% bình quân ở trạm Chợ Gạo, 37% trạm Tân Hiệp, 21% trạm Vị Thanh.

Đến nay, hai tuyến đường thủy chính của Dự án (từ Tp. HCM đi Hà Tiên và Tp. HCM đi Năm Căn, kể cả đoạn Gành Hào - Giá Rai) đã được nâng cấp theo tiêu chuẩn kênh sông cấp III. Các cầu vượt sông đều được nâng cấp theo tiêu chuẩn cấp III (tĩnh không 7m và khẩu độ 30m) đảm bảo giao thông thông suốt.

Tuyến đường thủy TP. HCM - Kiên Lương - Hà Tiên: Các đoàn xà lan (300 tấn x 2 hoặc x 3 - tàu kéo 300 HP) Clinker và xi măng (1,2 - 1,5 Triệu tấn/năm) nay

52

đã lưu thơng qua cầu Sa Đéc thay vì vịng lên Vàm Nao - Chợ Mới rút ngắn cự ly được 50km/chuyến và không phải neo chờ thủy triều.

Kênh đào mới vành đai Thị xã Rạch Giá (8km) mở đường lưu thông tránh Thị xã Rạch Giá và giảm được tai nạn đâm đổ, va chạm phương tiện trên kênh cũ Ông Hiển.

Các điểm đen về tai nạn giao thông đường thủy trên tuyến được cơ bản khắc phục. Việc thay thế phà Vàm Rầy trên kênh Rạch Giá Hà Tiên bằng cầu Tám Ngàn đã giải thốt tình trạng ùn tắc giao thơng trên bộ và tránh được tai nạn đường thủy tại phà Vàm Rầy - Tám Ngàn.

Tuyến đường thủy Tp. HCM - Cà Mau - Năm Căn và đoạn Gành Hào - Giá Rai: nhờ nạo vét kịp thời kênh sông Trẹm - Cạnh Đền (kênh Xáng Chắc Băng) thuộc Cà Mau, Kiên Giang và kênh Xà No (thuộc Cần Thơ - Hậu Giang) luồng lạch khơng cịn cạn kiệt vào mùa khơ. Các đồn sà lan trọng tải 800 - 1000 tấn/ chiếc vận chuyển cát và vật liệu xây dựng về bán đảo Cà Mau đã thông suốt, kịp thời, đặc biệt là việc vận chuyển các cấu kiện siêu trường, siêu trọng phục vụ công tác xây dựng khu cơng nghiệp Khí Điện Đạm Cà Mau, và các khu đô thị mới. Đoạn Cà Mau - Năm Căn và Gành Hào - Giá Rai đã được nạo vét sâu, thơng thống.

Tài liệu thống kê vận tải thủy trên các tuyến của dự án tại Chợ Gạo, Tân Hiệp (Kiên Giang) và Vị Thanh (Hậu Giang) các năm từ 2000 đến 2003 cho thấy: Năng lực lưu thông thủy nâng cấp đã tạo cho khối lượng hàng vận chuyển trên các tuyến tăng đáng kể, đặc biệt là tổng trọng tải các loại phương tiện thủy lưu thông trên tuyến tăng từ 2 đến 5 lần.

Việc xây dựng bảy (7) bến cảng đường thủy nội địa với qui mô 300-500 ngàn tấn thông qua/năm cho bảy tỉnh ĐBSCL đưa vào sử dụng làm các bến cảng thu gom hàng đi (lúa gạo, nông sản) và phân phối hàng đến (vật liệu xây dựng, phân bón). Các tỉnh đã có phương án tổ chức kinh doanh các cảng sau khi nhận bàn giao từ Dự án.

Nâng cao năng lực thông qua và hiệu quả khai thác cảng Cần Thơ

Cảng Cần Thơ dự kiến sau khi dự án hồn thành khối lượng hàng hóa thơng qua hy vọng tăng từ 300.000 Tấn/năm lên 500.000 Tấn/năm. Thực tế năm 2005 cảng này đã đạt 1.145.289 Tấn, và bắt đầu có lãi kinh doanh từ năm 2005.

Tăng cường cơ chế tổ chức và năng lực quản lý điều hành đường thủy

Năng lực Quản lý đường sông của TW tại ĐBSCL đã được nâng cao một bước sau Dự án:

53

Các Đoạn quản lý Đường sông TW tại ĐBSCL đã tiếp nhận trang thiết bị nâng cao năng lực quản lý như thiết bị báo hiệu, phương tiện (tàu thuyền) làm công tác kiểm tra duy tu, thiết bị mạng thơng tin và văn phịng, thiết bị mô phỏng giảng dạy lái máy tàu và kể cả được tập huấn trong và ngồi nước về các lĩnh vực có liên quan.

Về tác động xã hội và môi trường

Cơng tác đền bù giải phóng mặt bằng đã thực hiện đạt yêu cầu của chính sách an tồn của nhà tài trợ và luật pháp Việt Nam. Hơn 7000 hộ dân đã được nhận đầy đủ tiền đền bù hỗ trợ và các biện pháp hỗ trợ phục hồi như được cấp đất, cơ sở hạ tầng tại khu tái định cư (TĐC) (đối với các hộ mất nhà khơng cịn đất đai xây lại nhà ở và có nguyện vọng vào khu TĐC) được tiêu chuẩn học nghề, được hướng dẫn chuyển đổi sản xuất (từ nuôi tôm nước mặn sang nuôi tôm nước ngọt).

Với tiền đền bù hỗ trợ, gần 80% số hộ dân đã sửa chữa, xây dựng mới nhà ở và có tiền vốn tái sản xuất, làm ăn.

Các vụ việc khiếu nại đã được giải quyết (kết hợp với chính quyền địa phương) và đến khi kết thúc dự án khơng cịn vụ việc tồn đọng. Q trình đền bù, Ban đã chỉ đạo, giám sát, kiểm tra đảm bảo khơng có tiêu cực về tiền bạc (như lập giả hồ sơ đền bù để rút tiền Nhà nước, không bớt xén tiền đền bù của dân, ...). Hồ sơ đền bù được lưu trữ cẩn thận.

Công tác môi trường

Trước khi thực thi Dự án, vấn đề gây lo ngại nhất là tác động của nước thải nạo vét và đất nhiễm chua phèn (Acid Sulphate Soil - ASS) một khi được nạo vét đổ phơi ra bãi sẽ gây lan tỏa tác động vào cây trồng xung quanh các bãi chứa đất. Công tác giám sát chặt chẽ đối với các công trường nạo vét đã giải tỏa về mối lo ngại về nhiễm chua phèn. Biện pháp hiệu quả rút ra từ công tác môi trường để giảm thiểu tác động của ASS và nước thải nạo vét là:

Bờ bao có che phủ màn nhựa liền mặt (non-oven membrane) Giữ lắng nước thải và kiểm tra tháo nước thường xuyên bãi chứa. Xử lý nhiễm chua phèn bằng vôi bột.

Kết quả thu gặt từ thực hiện các biện pháp trên như sau:

Khu vực nhiễm phèn nặng (hai huyện Hòn Đất, Kiên Lương ven tứ giác Long Xuyên): bãi đổ tôn cao 1,5 - 2m so với mặt đất tự nhiên đã giúp dân chuyển nhà ở lên cao chống lũ, trồng trọt được sau 2-3 tháng.

Khu vực đất thấp nhiễm mặn (tại 2 huyện Vĩnh Thuận và Thới Bình): bãi đổ tôn cao 1-1,5m được tháo nước kịp thời không làm chết cây trồng do ngập úng,

54

đất thải nạo vét được một số địa phương tận dụng để tơn nền cơng trình cơng cộng như đường nơng thơn, sân bóng, sân trường học,.... Tuy nhiên tại một vài bãi đổ không giải quyết úng nước kịp thời, cây trồng đã bị úng chết; một số bãi đổ được hộ dân kiểm tra tháo nước đất đai được vun đắp thêm phù sa tác dụng rất tốt cho cây trồng và lúa.

Đánh giá chung công tác môi trường không gây tác động xấu hoặc được giảm thiểu và ngược lại tác động tốt tơn tạo độ phì nhiêu cho đất đai nên được tuyên truyền thường xuyên trong dân và có sự quan tâm kiểm tra của cơ quan quản lý dự án và nhà thầu nạo vét.

Tóm lại, qua phân tích thực trạng đối với dự án “Nâng cấp hai tuyến đường thủy phía Nam và cảng Cần Thơ” (dự án ODA đường thủy đầu tiên sử dụng nguồn vốn ODA tại TP.HCM và các tỉnh ĐBSCL) theo đề xuất các nhóm nhân tố quyết định đến sự thành công của dự án với cơ sở lý luận nêu trên để làm cơ sở lý luận và thực tiễn cho nghiên cứu ở các chương tiếp theo.

55

CHƯƠNG 3

THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu những nhân tố quyết định đến sự thành công của dự án đường thủy sử dụng nguồn vốn ODA tại thành phố hồ chí minh và các tỉnh đồng bằng sông cửu long (Trang 61 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)