Phương pháp thu thập mẫu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu những nhân tố quyết định đến sự thành công của dự án đường thủy sử dụng nguồn vốn ODA tại thành phố hồ chí minh và các tỉnh đồng bằng sông cửu long (Trang 75 - 76)

3.1 Cách tiếp cận và quy trình nghiên cứu

3.2.2 Phương pháp thu thập mẫu

Tuy không sử dụng phương pháp EFA hay hồi quy để khẳng định lại tác động của các nhóm nhân tố quyết định đến sự thành công của nhưng việc xác định cỡ mẫu trong nghiên cứu này vẫn lấy theo cở mẫu định hướng đối tượng và có ý kiến các chuyên gia là 152 mẫu vẫn đảm bảo tốt về mặt thông tin để đảm bảo phân tích thơng kê mơ tả. Cụ thể, trong luận văn này, với 37 câu hỏi, số phiếu khảo sát yêu cầu là 152 phiếu. Tuy nhiên, để loại trừ các phiếu không đạt, tác giả đã khảo sát tổng cộng 170 theo 03 hình thức: phát phiếu in sẵn (145 phiếu); gửi qua email (10 phiếu) và khảo sát trực tiếp (tác giả đặt câu hỏi để đối tượng trả lời: 15 phiếu).

Kết quả có 160 phiếu thu về bằng cả 03 phương pháp, trong đó tác giả loại 05 phiếu không đầy đủ thông tin và 03 phiếu tác giả cho rằng câu trả lời là ngẫu nhiên do người được hỏi đánh đồng nhất gần như tất cả các câu ở một mức đánh giá. Như vậy, tổng số phiếu đạt yêu cầu đưa phân tích là 152 phiếu khảo sát.

Do cách tiếp cận của đề tài nên đối tượng trả lời bảng hỏi được tác giả lựa chọn theo tiêu chí khảo sát định hướng là những người có kinh nghiệm lâu năm, đã từng tham gia vào các dự án do PMU-W quản lý với các vai trò khác nhau như chủ đầu tư, các nhà thầu, các đơn vị tư vấn thiết kế, giám sát thi công và các tổ chức liên quan như WB, DFAT, Kho bạc Nhà nước TP.HCM đã từng tham gia vào các dự án trên địa bàn TP.HCM và các tỉnh ĐBSCL do Bộ GTVT và Sở GTVT các tỉnh cùng làm Chủ đầu tư.

64

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu những nhân tố quyết định đến sự thành công của dự án đường thủy sử dụng nguồn vốn ODA tại thành phố hồ chí minh và các tỉnh đồng bằng sông cửu long (Trang 75 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)