Quản lý rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 25)

CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG VÀ QUẢN LÝ RỦI RO

1.3 Quản lý rủi ro tín dụng

Hoạt động tín dụng ln tồn tại rủi ro, quy mơ nợ xấu cùng chiều với quy mơ tín dụng và là căn nguyên chủ yếu tạo ra các vấn đề của ngân hàng. Một ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu tăng thì nguy cơ bị kiểm sốt đặc biệt, buộc phải sáp nhập, mua lại, phá sản là những hệ quả của rủi ro tín dụng khi ngân hàng đầu tư vào các lĩnh vực rủi ro cao, các khoản nợ chất lượng kém không khả năng thu hồi.

Mức rủi ro có thể chấp nhận là mức độ rủi ro mà ngân hàng sẵn sàng chấp nhận nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh trong từng thời kỳ. Quản lý rủi ro tín dụng nhằm hỗ trợ thúc đẩy hoạt động tín dụng phát triển trên cơ sở kiểm soát được rủi ro, giảm thiểu tổn thất phát sinh từ rủi ro tín dụng và duy trì hoạt động kinh doanh liên tục trong ngắn hạn cũng như trong dài hạn. “Hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng là một bộ phận quan trọng trong cách tiếp cận rủi ro tổng thể và được coi là đóng vai trị cốt lõi cho việc thành công của ngân hàng trong dài hạn” (Basel Commitee on Banking Supervision, 2000).

Mức độ rủi ro tín dụng ngày càng tăng: do môi trường kinh doanh ngày càng rủi ro hơn đồng thời cạnh tranh làm cho lợi nhuận biên của ngân hàng mỏng dần nên nguy cơ không đủ khả năng bù đắp khi rủi ro xãy ra là rất lớn. Vì vậy quản lý rủi ro tín dụng là vấn đề sống còn của ngân hàng.

Quản lý rủi ro tín dụng là quá trình xây dựng và thực thi các chiến lược, chính sách quản lý và kinh doanh tín dụng nhằm tối đa hóa lợi nhuận trong phạm vi mức rủi ro có thể chấp nhận được.

1.3.1 Quy trình về quản lý rủi ro tín dụng

Quản lý rủi ro là tồn bộ q trình nhận diện, đo lường, đánh giá, kiểm sốt, giám sát và báo cáo rủi ro tín dụng nhằm tối đa hóa lợi nhuận trong phạm vi mức độ rủi tín dụng chấp nhận được.

Quy trình quản lý rủi ro tín dụng (nguồn: Basel II)

Hình 1.1 Quy trình về quản lý rủi ro tín dụng

Q trình quản lý rủi ro tín dụng là một chu trình khép kín gồm bốn giai đoạn liên tục tạo thành một vịng lặp tiếp nối nhau. Kết quả của bước cơng việc trước là đầu vào của bước công việc sau. Cụ thể :

1.3.1.1 Nhận biết rủi ro

Nhận diện rủi ro là công việc quan trọng mà các ngân hàng phải thực hiện căn cứ vào các tiêu chí để phân tích, đánh giá và nhận diện rủi ro trong tất cả các giai đoạn cấp tín dụng. Các cơng việc để nhận diện rủi ro tín dụng:

- Phân tích, đánh giá danh mục cho vay:

Phân tích chung tồn bộ danh mục của ngân hàng để nhận biết những rủi ro về quy mơ tín dụng, cơ cấu tín dụng, về ngành, về loại tiền. Cần kết hợp với dự báo kinh tế vĩ mô để đánh giá rủi ro chung của tồn bộ danh mục tín dụng.

Việc phân tích này nhằm phát hiện các nguy cơ rủi ro trong từng khách hàng, từng khoản nợ cụ thể. Công việc này được thực hiện từ khi bắt đầu tiếp xúc khách hàng, phân tích trong q trình cho vay và phân tích sau khi cho vay. Ngân hàng cần thu thập thông tin về khách hàng rồi phân tích theo các tiêu chí định lượng và định tính để có thể có những kết luận chính xác về tình trạng của khách hàng.

Các chỉ tiêu định tính: Mơ hình 6C được xem như công cụ hữu hiệu để nhận

biết rủi ro. Trọng tâm của mơ hình này là xem xét liệu người vay có thiện chí và khả năng thanh tốn các khoản vay khi đến hạn hay khơng. 6C bao gồm:

1. Nhận biết RRTD

3. Ứng phó RRTD

2. Đo lường RRTD 4. Kiểm soát RRTD

Tư cách khách hàng (Character): Khách hàng phải có mục đích vay vốn rõ

ràng và có thiện chí trả nợ khi đến hạn.

Năng lực của của khách hàng (Capacity): Khách hàng phải có năng lực

pháp luật và năng lực hành vi dân sự, là đại diện hợp pháp của doanh nghiệp.

Thu nhập của khách hàng (Cash): Là cơ sở để xác định nguồn trả nợ.

Bảo đảm tiền vay (Collateral): Là nguồn để thu hồi nợ khi khách hàng

khơng cịn khả năng trả nợ.

Các điều kiện (Conditions): Tùy thuộc xu hướng phát triển của nền kinh tế và

khẩu vị rủi ro của ngân hàng mà có những chính sách tín dụng phù hợp quy định các điều kiện cho vay đối với khách.

Kiểm soát (Control): Đánh giá các tác động do sự thay đổi của luật pháp, quy

chế hoạt động, khả năng đáp ứng các điều kiện cấp tín dụng của khách hàng. Mơ hình 6C thương đối đơn giản, tuy nhiên nó lại phụ thuộc quá nhiều vào mức độ chính xác của nguồn thông tin thu thập được, khả năng dự báo cũng như trình độ phân tích, đánh giá chủ quan của nhân viên tín dụng.

Các chỉ tiêu định lƣợng: Dựa vào Báo cáo tài chính của doanh nghiệp và

các nguồn thơng tin khác, nhân viên ngân hàng tiến hành các bước như :

 Bước 1: Thu thập thông tin và phân tích tình hình tài chính khách hàng

Dựa vào các thông tin thu thập được trên báo cáo tài chính, thường là số liệu tài chính của 3 năm gần nhất. (Phụ lục 1: Các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính doanh nghiệp dùng để phân tích tình hình tài chính của khách hàng).

 Bước 2: Xử lý thông tin

Sau khi thu thập thông tin, cán bộ tín dụng có nhiệm vụ phải sàng lọc nguồn thơng tin đã thu thập để phân tích, đánh giá khách hàng, khả năng tài chính của khách hàng trên cơ sở đó, xác định nguy cơ rủi ro đối với khách hàng để ra quyết định cho vay hay từ chối cho vay, điều kiện cho vay nhằm hạn chế rủi ro.

 Bước 3: Xác định các nguy cơ rủi ro của khách hàng

Có rất nhiều yếu tố có thể gây ra rủi ro đối với một doanh nghiệp. Tuy nhiên

nguy cơ rủi ro chính, vấn đề quan trọng là phải xác định được các nguy cơ rủi ro chính đó là gì.

(Phụ lục 2: liệt kê tất cả các loại rủi ro mà một doanh nghiệp có thể gặp phải và các cơng cụ phân tích tương ứng để xác định nguy cơ nào là có thực đối với doanh nghiệp).

1.3.1.2 Đo lƣờng rủi ro

Các mơ hình đo lƣờng rủi ro tín dụng

Có nhiều mơ hình đo lường rủi ro tín dụng doanh nghiệp đã được các ngân hàng trên thế giới áp dụng như: mơ hình điểm số Z, mơ hình xếp hạng của Moody’s, mơ hình giá trị rủi ro VaR (Value at Risk).

Tại Việt Nam hiện nay các ngân hàng đang thực hiện việc đo lường rủi ro tín dụng dựa trên chỉ tiêu nợ xấu và nợ quá hạn, là thước đo truyền thống của rủi ro tín dụng thơng qua các chỉ tiêu như hệ số nợ quá hạn, hệ số nợ xấu, hệ số rủi ro mất vốn, hệ số khả năng bù đắp rủi ro... trong đó sử dụng phổ biến nhất là nợ xấu.

Các ngân hàng thương mại thực hiện phân lọai nợ và đo lường mức độ rủi ro tín dụng theo quy định tại Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 quy định về việc phân lọai nợ và trích lập dự phịng rủi ro. Theo quy định này thì nợ xấu là những khỏan nợ được phân lọai vào nhóm 3 (dưới chuẩn), nhóm 4 (nghi ngờ) và nhóm 5 (nợ có khỏa năng mất vốn) .

Việc phân lọai nợ được quy định tại điều 6 và điều 7 QĐ 493. Điều 6 quy định phân loại nợ theo thời gian nợ quá hạn còn điều 7 phân loại nợ căn cứ vào khả năng trả nợ của khách hàng. Ngân Hàng Nhà Nước khuyến khích các tổ chức tín dụng phân lọai theo điều 7 của QĐ 493, nghĩa là căn cứ khả năng trả nợ của khách hàng để phân lọai theo nhóm nợ thích hợp. Vì vậy tỷ lệ nợ xấu được cơng bố thường có độ lệch do việc phân lọai nợ là chưa thống nhất giữa các ngân hàng trong nước cũng như các tổ chức đánh giá xếp hạng. Các tổ chức đánh giá xếp hạng thường phân lọai theo khả năng trả nợ của khách hàng.

Bảng 1.1 Phân loại nhóm nợ theo QĐ số 493/ 2005 S S

Stt Nhóm Định lƣợng theo Điều 6 Định lƣợng theo Điều 7

1

Nợ đủ tiêu chuẩn

- Nợ chưa đến hạn trả.

- Các khoản nợ đến hạn thanh toán chưa trả được và được ân hạn 10 ngày.

- Nợ có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng hạn. 2 Nợ cần chú ý - Các khoản nợ quá hạn từ 10 - 90 ngày. - Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu.

Nợ có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi

nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ.

3

Nợ dƣới tiêu chuẩn

- Các khoản nợ quá hạn từ 91 - 180 ngày. - Các khoản nợ được gia hạn.

- Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng.

Nợ khơng có khả năng thu hồi gốc và lãi khi đến hạn. 4 Nợ nghi ngờ - Các khoản nợ quá hạn tò 181- 360 ngày.

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lãi lần đầu.

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai. Nợ có khả năng tổn thất cao. 5 Nợ có khả năng mất vốn

-Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày -Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu.

-Nợ khơng cịn khả năng thu hồi, mất vốn.

-Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai bị quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai.

-Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn.

-Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý.

Việc sử dụng chỉ tiêu nợ xấu để đo lường rủi ro tín dụng có những ưu điểm như: nó cho biết quy mơ và tỷ lệ vốn khó có thể thu hồi của một danh mục cho vay. Khỏan tổn thất của ngân hàng tùy thuộc vào độ lớn của nợ xấu và ngân hàng có thể sử dụng nguồn dự phịng rủi ro, lợi nhuận, hay vốn chủ sở hữu để bù đắp. Việc sử dụng nợ xấu để đo lường rủi ro tín dụng đơn giản và dễ tính tóan. Tuy nhiên chỉ tiêu này chỉ đo lường rủi ro của ngân hàng vào một thời điểm trong quá khứ, không phản ánh rủi ro tín dụng một cách chân thật, tịan diện và khó có thể dự tính được mức độ rủi ro có thể xãy ra trong tương lai.

Mơ hình điểm số Z

Đây là mơ hình do E.I.Altman xây dựng dùng để cho điểm tín dụng đối với các doanh nghiệp của Mỹ. Đại lượng Z dùng làm thước đo tổng hợp để phân loại rủi ro tín dụng đối với người vay và phụ thuộc vào:

- Trị số của các chỉ số tài chính của người vay (Xj);

- Tầm quan trọng của các chỉ số này trong việc xác định xác suất vỡ nợ của người vay trong quá khứ.

Từ đó Altman đã xây dựng mơ hình cho điểm: Z = 1,2 X1 + 1,4 X2 + 3,3 X3 + 0,6 X4 + 1,0 X5 Trong đó:

X1 = Tỷ số Vốn lưu động ròng /Tổng tài sản X2 = Tỷ số Lợi nhuận giữ lại/Tổng tài sản

X4 = Tỷ số Thị giá cổ phiếu/Giá trị ghi sổ của nợ dài hạn X5 = Tỷ số Doanh thu/Tổng tài sản

Sau khi thay lần lượt các giá trị X vào mơ hình, ta tính được Z. Nếu: Z < 1,81 : Doanh nghiệp có rủi ro vỡ nợ lớn.

1,81 ≤ Z ≤ 2,99 : Doanh nghiệp có thể được coi là có rủi ro vỡ nợ trung bình. Z > 2,99 : Doanh nghiệp có rủi ro vỡ nợ thấp.

Trị số Z càng cao, người vay có xác suất vỡ nợ càng thấp. Vậy khi trị số Z thấp hoặc là một số âm sẽ là căn cứ xếp khách hàng vào nhóm có nguy cơ vỡ nợ cao. Kỹ thuật đo lường RRTD này tương đối đơn giản, nhưng có một số nhược điểm lớn sau:

Mơ hình này chỉ cho phép phân loại nhóm khách hàng vay “vỡ nợ” và “không vỡ nợ”. Tuy nhiên trong thực tế mức độ RRTD tiềm năng của mỗi khách hàng khác nhau từ mức thấp như chậm trả lãi, khơng được trả lãi cho đến mức mất hồn tồn cả vốn và lãi của khoản vay.

Khơng có lý do thuyết phục để chứng minh rằng các thông số phản ánh tầm quan trọng của các chỉ số trong công thức trên là bất biến, dù trong ngắn hạn.

Tương tự như vậy, bản thân các biến số Xj được chọn cũng không phải là bất biến, đặc biệt khi các điều kiện kinh doanh cũng như điều kiện thị trường tài chính ln thay đổi liên tục. Các biến số Xj thực tế có phụ thuộc lẫn nhau chứ khơng phải hồn tồn độc lập như theo giả thiết của mơ hình.

Mơ hình khơng tính đến một số nhân tố khó định lượng nhưng có thể đóng một vai trị quan trọng ảnh hưởng đến mức độ của các khoản vay (danh tiếng của khách hàng, mối quan hệ lâu dài giữa NH và khách hàng hay các yếu tố vĩ mô như sự biến động của chu kỳ kinh tế).

Mơ hình xếp hạng của Moody’s

Mơ hình này xếp hạng tình trạng hoạt động của các doanh nghiệp dựa trên tỷ lệ rủi ro hàng năm, chất lượng này có thể thay đổi qua từng năm. Các doanh nghiệp đầu tư tỷ lệ rủi ro dưới 0,1%, cịn các doanh nghiệp đầu cơ thì tỷ lệ thường dao động từ 0,2% đến 0,8%.

Bảng 1.2 Xếp hạng doanh nghiệp của Moody’s

Xếp hạng Tình trạng Tỷ lệ rủi ro

hàng năm

Aaa Chất lượng cao nhất 0,02% Aa Chất lượng cao 0,04% A Chất lượng khá 0,08% Baa Chất lượng vừa 0,2%

Ba Những yếu tố đầu cơ 1,8%

B Đầu cơ 8,3%

Nguồn: theo báo cáo của Moody’s

Một mơ hình đo lường rủi ro tiến tiến được khuyến khích áp dụng bởi Basel II đó là mơ hình giá trị rủi ro VaR. Hiện nay tại Việt Nam, một số ngân hàng lớn đang bắt đầu nghiên cứu để ứng dụng mơ hình này vào cơng tác đo lường rủi ro tín dụng.

Mơ hình giá trị VaR (Value at Risk)

Hiệp ước Basel II đã giới thiệu một phương pháp tiếp cận mới, khuyến khích các ngân hàng áp dụng mơ hình đo lường rủi ro tín dụng có thể đo lường giá trị tổn thất tín dụng tối đa dựa trên khung giá trị VaR (Value at Risk)

VaR được đo lường như tổn thất tối đa ở tình huống xấu nhất trong một khỏang thời gian xác định với mức xác suất cho trước thường được xem như là độ tin cậy. VaR có thể tổng hợp tất cả các trạng thái rủi ro của các khỏan cho vay khác nhau để tính tóan rủi ro, tính ra một con số cụ thể cho giả thiết là: với độ tin cậy cho trước 99,9% thì rủi ro tín dụng của kỳ kế họach tối đa là bao nhiêu và xác định mức vốn cần thiết để bù đắp rủi ro.

Theo quy định của Basel II, tổn thất tín dụng của 1 danh mục tín dụng được phân thành 2 loại tổn thất đó là :

Khoản tổn thất dự tính được EL (Expected Loss) và khoản tổn thất khơng dự tính được UL (Unexpected Loss)

Tổn thất dự tính EL là mức tổn thất trung bình có thể tính được từ các số liệu thống kê trong quá khứ, là mức tổn thất xãy ra trong phạm vi kỳ vọng của ngân hàng ở một khỏang thời gian xác định. Ngân hàng có thể sử dụng chỉ tiêu này để làm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)