Để quản lý rủi ro tín dụng hiệu quả và theo thông lệ quốc tế, Basel II đã đưa ra chọn lựa khuyến khích các ngân hàng xây dựng mơ hình quản lý rủi ro tín dụng tập trung đồng thời Ủy ban Basel đã ban hành các nguyên tắc về quản lý nợ xấu mà thực chất là đưa ra các nguyên tắc trong quản trị rủi ro tín dụng, đảm bảo tính hiệu quả và an tồn trong hoạt động cấp tín dụng. Những nguyên tắc của Basel về quản lý rủi ro tín dụng tập trung vào các nội dung cơ bản sau đây:
- Xây dựng mơi trƣờng tín dụng thích hợp: Hội đồng quản trị phải thực
hiện phê duyệt định kỳ chính sách rủi ro tín dụng, xem xét rủi ro tín dụng và xây dựng một chiến lược xuyên suốt trong hoạt động của ngân hàng: tỷ lệ nợ xấu, mức độ chấp nhận rủi ro (khẩu vị rủi ro)… Ban điều hành thực hiện các định hướng đã được hội đồng quản trị phê duyệt xây dựng triển khai các chính sách, thủ tục để nhận diện, đo lường, theo dõi và kiểm soát nợ xấu trong mọi hoạt động, từ cấp độ danh mục đến cấp độ giao dịch.
- Thực hiện cấp tín dụng lành mạnh: Phạm vi và các tiêu chí cấp tín dụng
lành mạnh phải được xác định rõ ràng thông qua các giới hạn rủi ro được xây dựng. Ngân hàng cần có quy trình rõ ràng trong việc thẩm định, phê duyệt các khoản tín
Quản lý RRTD tập trung
Các nguyên tắc
dụng mới cũng như các quy định về sửa đổi, gia hạn, tái cơ cấu, tái tài trợ cho các khoản tín dụng hiện tại. Các giới hạn, quy trình cần phải được minh bạch bảo đảm tính cơng bằng
- Duy trì một quy trình quản lý, đo lƣờng và theo dõi tín dụng phù hợp:
Ngân hàng cần có hệ thống quản lý một cách cập nhật đối với các danh mục đầu tư có rủi ro tín dụng, cần có hệ thống theo dõi điều kiện của từng khoản tín dụng, bao gồm mức độ đầy đủ của dự phòng và dự trữ. Ngân hàng cần có hệ thống thơng tin và các kỹ thuật phân tích để đo lường được rủi ro tín dụng trong mọi hoạt động. Khuyến khích ngân hàng phát triển và sử dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ trong quản lý rủi ro tín dụng. Phải có hệ thống theo dõi cơ cấu và chất lượng của toàn bộ danh mục đầu tư tín dụng; cần xây dựng hệ thống cảnh báo quản lý các khoản tín dụng có vấn đề và khắc phục sớm các khoản tín dụng xấu.
Để áp dụng khung quản trị rủi ro theo Basel II các ngân hàng phải hội đủ một số điều kiện cụ thể về vốn, chi phí, số liệu lịch sử và cơng nghệ.
Mục đích quan trọng của Basel II là nhằm đảm bảo các ngân hàng có được một qui trình và văn hóa quản trị rủi ro lành mạnh, qua đó đảm bảo cho sự ổn định của hệ thống tài chính nói chung. Basel II khuyến khích các ngân hàng sử dụng các cách tiếp cận và mơ hình rủi ro tín dụng có thể đo lường rủi ro chính xác, thực chất là các mơ hình xác định vốn kinh tế dựa vào khung giá trị VaR.
1.4 Các nghiên cứu trƣớc đây về tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thƣơng mại
Tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng là hai lĩnh vực nghiên cứu nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Cụ thể, nghiên cứu của Young và Whalen (1994), khẳng định ngân hàng tối ưu hóa danh mục đầu tư bằng cách cấp tín dụng ít hơn số được yêu cầu và đưa ra các bằng chứng cho rằng các ngân hàng không phá sản tồn tại mối quan hệ ngược chiều giữa nợ xấu và hiệu quả hoạt động. Trong khi đó, Fofack (2005) nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng và thấy bằng chứng khi kinh tế khủng hoảng, sự tăng trưởng nóng của các khoản vay là yếu tố quan trọng dẫn đến phát sinh nợ xấu.
Ngoài ra, một số nghiên cứu chỉ ra rằng hậu quả trực tiếp của việc nợ xấu tăng cao trong hệ thống ngân hàng sẽ dẫn đến phá sản. Nghiên cứu của Dermirgue -Kunt (1997), chỉ ra chất lượng tài sản là một yếu tố dự đoán vỡ nợ rất quan trọng về mặt thống kê và các tổ chức ngân hàng khi phá sản luôn có mức nợ xấu rất cao.
Một cách tiếp cận khác, từ năm 1988, Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng đã giới thiệu một khung rủi ro tín dụng (Basel I) xác định các tiêu chuẩn về vốn để hạn chế rủi ro kinh doanh của các ngân hàng và tăng cường hệ thống tài chính. Để đáp ứng các yêu cầu của phát triển liên tục trong ngành ngân hàng, các quy định này đã được sửa đổi và vào tháng 6/2004, một hiệp ước về vốn mới (Basel II) được ban hành. Basel II giới thiệu một chuỗi các cách tiếp cận rủi ro tín dụng phức tạp và tập trung mới vào rủi ro vận hành. Basel II giới thiệu 3 trụ cột : Yêu cầu vốn tối thiểu, rà soát giám sát, nguyên tắc thị trường. Basel II không chỉ đơn thuần xác định mức vốn tối thiểu mà còn cung cấp nền tảng lành mạnh cho thực hành quản lý rủi ro tín dụng và qua đó làm gia tăng giá trị ngân hàng.
Trong nước có nhiều các cơng trình nghiên cứu về nợ xấu và quản trị rủi ro. Bùi Duy Tùng và Đặng Thị Bạch Vân (năm 2015 ) khẳng định nợ xấu có liên quan đến chất lượng quản trị ngân hàng và rủi ro đạo đức. Nguyễn Thị Hồi Phương (2012), đưa ra quy trình quản lý nợ xấu đầy đủ hơn so với quy trình quản lý nợ xấu hiện tại, tác giả đã chỉ ra rằng khi nào nợ xấu được nhận biết và đo lường một cách chính xác thì các ngân hàng mới có thể quản lý có hiệu quả.
Lê Thị Huyền Diệu (2010) nghiên cứu về mơ hình quản lý rủi ro tín dụng tại hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam thơng qua phân tích rủi ro tín dụng, các dấu hiệu, nguyên nhân, các chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng thương mại. Nghiên cứu đã hệ thống hóa các nội dung cơ bản của quản lý rủi ro tín dụng gồm các bước cơ bản như: nhận biết rủi ro, đo lường rủi ro, quản lý rủi ro, kiểm soát rủi ro và xử lý nợ. Cụ thể, tác giả nghiên cứu thực trạng rủi ro tín dụng của hệ thống ngân hàng Việt Nam giai đoạn trước và sau năm 2000. Giai đoạn trước năm 2000 nguyên nhân rủi ro tín dụng chủ yếu xuất phát từ rủi ro hệ thống và rủi ro cá biệt với nhóm doanh nghiệp nhà nước. sau năm 2000, giai đoạn này hệ thống pháp lý đã tương đối đầy đủ nhưng vẫn còn nhiều bất cập, hệ thống pháp luật còn chồng
chéo và nhanh thay đổi, chưa đạt được nguyên tắc thị trường. tác giả phân tích việc áp dụng các mơ hình quản lý rủi ro trên 3 mặt: Quản lý rủi ro, đo lường rủi ro và kiểm soát rủi ro đồng thời đề xuất lựa chọn mơ hình thích hợp cho hệ thống ngân hàng Việt Nam.
Tạ Thị Thanh Huyền và Đỗ Thu Hằng (2015) “Kinh nghiệm của ngân hàng các nước trên thế giới về quản lý rủi ro thơng qua mơ hình quản lý tín dụng và bài học cho Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu khoa học kiểm tóan. Nghiên cứu nêu kinh nghiệm của Citibank: trong môi trường hoạt động ngân hàng, Citibank đã xây dựng một khung quản trị rủi ro, trong đó bao gồm các chính sách tín dụng được tuyên bố một cách rõ ràng, quy trình quản lý rủi ro, các công cụ và nguồn thông tin cần thiết để ra quyết định, về đội ngũ nhân sự có cùng một sự hiểu biết, một ngơn ngữ chung, trách nhiệm về vai trị của họ trong quy trình tín dụng. Khi những yếu tố này được hội tụ một cách đầy đủ sẽ tạo ra trong ngân hàng một văn hóa tín dụng hiệu quả.
Một số nghiên cứu khác gắn liền với quản lý rủi ro tín dụng tại các NHTM của Việt Nam như Phạm Xn Hịe (2012) tìm hiểu về giải pháp nâng cao năng lực quả lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng Công Thương”. Phạm Huy Hùng (2005) tìm hiểu về phương pháp xếp hạng tín dụng nội bộ của NHTM. Nguyễn Anh Tuấn (2010) phân tích các chuẩn mực quản lý rủi ro trong hoạt động của NHTM theo hiệp ước Basel II và việc áp dụng tại Việt Nam.
Trong các nghiên cứu trên, một số tác giả đã làm rõ vai trò và sự cần thiết của công tác quản lý rủi ro tín dụng của hệ thống ngân hàng cũng như tại Vietinbank. Những năm gần đây, Vietinbank đã có những bước phát triển mạnh mẽ và dẫn đầu hệ thống ngân hàng Việt Nam về quy mô tổng tài sản và lợi nhuận, song song đó cơng tác quản lý rủi ro tín dụng đã được các nhà quản trị ngân hàng rất quan tâm. Chẳng hạn, Phạm Xuân Hoè (2012) đã chỉ ra rằng công tác Quản lý rủi ro tín dụng đã được triển khai tại Vietinbank, cụ thể là việc thành lập và chuyển bộ phận quản lý rủi ro tín dụng phân tán tại chi nhánh tập trung tại Trụ sở chính, thành lập bộ phận phê duyệt tập trung theo cụm, khu vực, chuyển đổi mơ hình phục vụ cơng tác quản lý rủi ro. Trần Minh Tuấn (1997), tác giả đã nêu một số nhân tố và giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng như nhân tố môi trường kinh doanh, nhân tố khách
hàng, nhân tố quản trị ngân hàng và các giải pháp xây dựng hệ thống quản trị rủi ro, lựa chọn khách hàng mục tiêu và thích ứng với mơi trường kinh doanh.
Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu phân tích rủi ro vẫn mang tính định tính, chưa chỉ ra mơ hình để quản lý rủi ro, đo lường rủi ro, mức độ tổn thất mà ngân hàng phải gánh chịu cũng như mức độ rủi ro mà một ngân hàng có thể chấp nhận, quản lý rủi ro theo danh mục đầu tư tín dụng chưa được chú trọng đúng mức.
Bên cạnh đó, trong giai đoạn hiện nay, để quản lý rủi ro tín dụng hiệu quả, hạn chế nợ xấu và tổn thất do rủi ro tín dụng gây ra, nhiều mơ hình quản lý rủi ro đã được giới thiệu, song khung quản trị rủi ro theo BCBS (Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng) đang là khung quản trị rủi ro tốt nhất, đã được thừa nhận áp dụng hầu hết các ngân hàng lớn nhiều quốc gia trên thế giới. Do vậy, để hội nhập với nền tài chính tồn cầu, các ngân hàng Việt Nam buộc phải nhanh chóng tái cấu trúc trong đó xây dựng khung quản trị rủi ro hiệu quả, hiện đại, chuẩn mực quốc tế đang được ngân hàng nhà nước và các ngân hàng thương mại hết sức quan tâm, xem là 1 trong những vấn đề cốt lõi để hội nhập và nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM tại Việt Nam nói chung và tại một NHTMCP cụ thể nói riêng.
Kết luận chƣơng 1
Chương 1 trình bày tổng quan về tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại. Trong đó đề cập đến quan hệ tín dụng, phân loại, nguyên nhân rủi ro cũng như mức độ ảnh hưởng của RRTD đến hoạt động ngân hàng. Hệ thống 4 bước của quá trình quản lý rủi ro như: dấu hiệu nhận biết rủi ro, đo lường rủi ro, ứng phó rủi ro và kiểm sốt rủi ro. Nghiên cứu các mơ hình quản lý rủi ro hiệu quả để làm cơ sở phân tích thực trạng QLRR tín dụng tại Vietinbank sẽ trình bày ở chương 2.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG TÍN DỤNG VÀ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CƠNG THƢƠNG VIÊT NAM
2.1. Giới thiệu về ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam 2.1.1 Sơ lƣợc về ngân hàng
Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam (Vietinbank) có địa chỉ tại 108 đường Trần Hưng Đạo, Quận Hòan Kiếm, Thành phố Hà Nội. Được thành lập từ năm 1988 sau khi tách ra từ Hàng Nhà Nước Việt Nam để thành lập ngân hàng chuyên doanh theo Nghị định số 53/NĐ-HĐBT ngày 26/03/1988 của Hội Đồng Bộ Trưởng. Một số thơng tin chính về ngân hàng như sau
-Tên giao dịch: Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Địa chỉ: 108 Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm, TP.Hà Nội - Website : www.vietinbank.vn
- Logo :
Các họat động của Vietinbank khá đa dạng thông qua thực hiện các giao dịch ngân hàng bao gồm huy động và nhận tiền gửi, cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức cá nhân, thực hiện thanh tóan, thực hiện các giao dịch ngọai tệ, các dịch vụ tài trợ thương mại quốc tế, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu trái phiếu, thương phiếu, giấy tờ có giá và các dịch vụ ngân hàng khác như dịch vụ ngân hàng điện tử, dịch vụ thẻ…
2.1.2 Quá trình phát triển
Q trình hình thành và phát triển của Vietinbank có thể phân ra thành 3 giai đọan sau:
Giai đọan I: Từ năm 1988 - 2000: Xây dựng và chuyển đổi từ ngân hàng 1
cấp thành ngân hàng 2 cấp, đưa Ngân Hàng Công Thương Việt Nam đi vào họat động.
Giai đọan II: Từ năm 2001 – 2008 : Thực hiện tái cơ cấu Ngân Hàng Công
Thương về xử lý nợ, mơ hình tổ chức, cơ chế chính sách và họat động kinh doanh.
Giai đọan III: Từ 2009 đến nay: Cổ phần hóa, hiện đại hóa, chuẩn hóa các
mặt họat động ngân hàng, chuyển đổi mơ hình tổ chức, điều hành theo thơng lệ quốc tế.
Tính đến giữa năm 2016,Vietinbank có hệ thống mạng lưới gồm 1 sở giao dịch tại Hà Nội, 3 đơn vị sự nghiệp, 2 văn phòng đại diện tại TP.HCM và Đằ Nẵng, 151 chi nhánh và hơn 1.000 phòng giao dịch trên 63 tỉnh thành cả nước với hơn 23.000 cán bộ nhân viên. Ngồi ra, ngân hàng cũng có mạng lưới ở nhiều quốc gia khác như 1 văn phòng đại diện tại Myanma, 2 chi nhánh tại Cộng hòa Liên Bang Đức, 1 Chi nhánh tại Lào.
Một số thành tựu nổi bật trong hoạt động của ngân hàng như sau:
- Liên tiếp trong hai năm 2012 và 2013, VietinBank được Tạp chí Forbes bình chọn Top 2000 doanh nghiệp lớn nhất thế giới và tạp chí The Banker đưa vào Bảng xếp hạng Top 500 thương hiệu Ngân hàng giá trị nhất thế giới (hạng A).
- Liên tiếp 2 năm (2015-2016) Vietinbank được Brand Finance xếp hạng là ngân hàng duy nhất nằm trong Top 10 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam 2016.
- Năm 2016 Vietinbank được Brand Finance xếp hạng là Top 400 thương hiệu ngân hàng giá trị nhất thế giới (hạng A+).
Đại hội cổ đông
Hội đồng quản trị
Ban điều hành
Các ủy ban, hội đồng Phòng kiểm tóan nội bộ Ban kiểm sóat
Phịng kiểm tóan nội bộ văn phịng đại diện TP.HCM Phịng kiểm tóan nội bộ v.phòng đại diện Đà Nẵng Các hội đồng: Hội đồng tín dụng Hội đồng định chế tài chính
Các ủy ban: Ủy ban nhân sự, tiền lƣơng, khen thƣởng. Ủy ban giám sát, quản lý và xử lý rủi ro Ban thƣ ký HĐQT Khối khách hàng DN Khối bán lẻ Khối Kinh doanh vốn thị trƣờng Khối Quản lý rủi ro Khối nhân sự Các phòng ban khác
Sở giao dịch Chi nhánh Văn phòng
đại diện
Đơn vị sự nghiệp
2.1.4 Tình hình họat động kinh doanh và kết quả một số chỉ tiêu trọng yếu năm 2011-2015
Họat động kinh doanh của Vietinbank bao gồm nhiều nghiệp vụ mang lại thu nhập, sản phẩm dịch vụ ngân hàng đa dạng, nguồn thu ngồi tín dụng tăng. Các họat động mang lại lợi nhuận gồm huy động tiền gửi, họat động cho vay, đầu tư, tài trợ thương mại, họat động thanh tóan, dịch vụ thẻ, ngân hàng điện tử… trong đó họat động tín dụng mang lại thu nhập chính đồng thời họat động tín dụng cũng là nền tảng để ngân hàng thực hiện bán chéo sản phẩm dịch vụ tăng nguồn thu nhập.
Bảng 2.1 Một số chỉ tiêu tài chính quan trọng giai đoạn 2011-2015