CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG VÀ QUẢN LÝ RỦI RO
2.2.2 Cơ cấu tín dụng
Cơ cấu dƣ nợ cho vay theo ngành nghề kinh doanh
Cơ cấu cho vay theo ngành đã có những bước chuyển biến tích cực do ngân hàng đã thực hiện khá tốt công tác dự báo và định hướng. Theo số liệu (Hình 2.3) cho thấy cơ cấu ngành nghề cho vay tập trung hướng vào lĩnh vực kinh doanh, lĩnh vực bán lẻ 28,7%, lĩnh vực công nghiệp chế tạo chiếm 33,09%. Cho vay ngành bất động sản và xây dựng chiếm tỷ lệ thấp trong tổng dư nợ với 6,18%.
Hiện nay cơ cấu ngành nghề cho vay đang thực hiện theo hướng chuyển qua mơ hình ngân hàng bán lẻ với tỷ trọng cho vay tiêu dùng ngày càng tăng để tìm kiếm một tỷ suất lợi nhuận cao hơn và phân tán rủi ro trong hoạt động cho vay. Dư nợ cho vay bất động sản chiếm tỷ lệ thấp do những năm qua thị trường bất động sản trong nước chịu ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế và chính sách thắt chặt tín dụng kiểm sốt lạm phát của chính phủ nên ngân hàng đã hạn chế cho vay lĩnh vực này.
Nguồn : Báo cáo thường niên Vietinbank 2015
Hình 2.3 Cơ cấu cho vay theo ngành nghề kinh doanh
Hiện nay tình hình kinh tế và thị trường bất động sản đã có sự khởi sắc sau hàng loạt các giải pháp hổ trợ, tháo gở khó khăn từ Chính phủ nhưng vẫn cịn nhiều yếu tố khơng bền vững và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Mặc dù dư nợ theo ngành nghề vẫn nằm trong ngưỡng kiểm sóat, tuy nhiên dư nợ cho vay bất động sản có xu hướng tăng trong 6 tháng đầu năm 2016. Dư nợ cho vay bất động sản đến tháng 4/2016 là 40 nghìn tỷ đồng, ngịai ra các cam kết còn tiếp tục giải ngân là rất lớn, mức độ tập trung một ngành nghề/một khách hàng tại một số chi nhánh còn cao.
Cơ cấu dƣ nợ cho vay theo lọai hình doanh nghiệp
Năm 2015, tỷ lệ cho vay tại Vietinbank đối với các doanh nghiệp nhà nước là 31,27% (Công ty nhà nước là 7,67%, Công ty TNHH MTV vốn Nhà nước 100% là 15,92%, Công ty vốn nhà nước trên nắm giữ 50% chiếm tỷ lệ cho vay là 7,68%). Tỷ lệ cho vay các doanh nghiệp nhà nước giảm mạnh do Vietinbank thực hiện cơ cấu lại danh mục cho vay, giảm cho vay các doanh nghiệp nhà nước hoạt động kém hiệu quả, tăng cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp thuộc các loại hình kinh tế khác khơng thuộc sở hữu vốn nhà nước 68,7%. Năm 2015 Vietinbank thực hiện chuyển đổi mơ hình kinh doanh theo hướng ngân hàng bán lẻ, tỷ trọng cho vay hộ kinh doanh, cá nhân chiếm 16,8% trên tổng dư nợ, tốc độ tăng 51% so với
năm 2014. Cơ cấu cho vay theo ngành nghề tại Vietinbank chuyển dịch theo hướng tích cực, đa dạng hóa các ngành nghề và giảm tập trung dư nợ để giảm rủi ro.
Đối tượng khách hàng của Vietinbank chủ yếu là khách hàng doanh nghiệp,
các tập địan, tổng cơng ty lớn của nhà nước, đứng đầu danh mục các khách hàng lớn của Vietinbank là Tập đòan điện lực Việt Nam, Tập địan dầu khí Việt Nam, Tập địan Bưu chính viễn thơng, Tập địan Viễn thơng Qn đội, Tập địan hóa chất Việt Nam, Tập địan Than khóang sản, Tổng cơng ty 319, Tổng cơng ty 36, Tổng công ty xây dựng, Tổng công ty hàng không, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, Tổng công ty công nghiệp thực phẩm …
Mức độ tập trung cao vào một số ngành, nhóm khách hàng liên quan, và một số chi nhánh tại các địa bàn như TP.Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh.
Nguồn : Báo cáo thường niên Vietinbank 2015
Hình 2.4 Cơ cấu cho vay theo loại hình doanh nghiệp
Cơ cấu tín dụng theo kỳ hạn cho vay
Số liệu cơ cấu dư nợ cho vay theo kỳ hạn tại Vietinbank (Bảng 2.2) cho thấy rằng tỷ lệ cho vay ngắn hạn giai đoạn 2011-2014 ít giao động, ở mức khoảng 60% trên tổng dư nợ, năm 2015 tỷ lệ cho vay ngắn hạn là 56%, giảm 4% so với năm 2014 đồng nghĩa với tỷ lệ cho vay trung dài hạn năm 2015 đạt mức 44%, tăng 4% so năm 2014.
Bảng 2.2 Cơ cấu tín dụng theo kỳ hạn cho vay
Đvt: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị %
Ngắn hạn 176,912 60.3 200,445 60.1 227,697 60.51 263,705 60 301,472 56.0 Trung hạn 30,553 10.4 34,086 10.2 32,972 8.76 39,684 9 60,120 11.2 Dài hạn 85,968 29.3 98,822 29.6 115,618 30.73 136,477 31 176,486 32.8 Tổng 293,433 100 333,353 100 376,287 100 439,866 100 538,078 100
Nguồn: Tổng hợp các báo cáo thường niên của Vietinbank
Tỷ lệ cho vay trung dài hạn của Vietinbank thấp hơn trung bình ngành là 46%
(Nguồn: theo báo cáo ngành ngân hàng 2016 của Vietcombank Securities), trong đó
tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn của Vietinbank là 9,2% (năm 2014) và 14,6% (năm 2015) thấp hơn tỷ lệ trung bình ngành tương ứng là 22,4% (năm 2014) và 33,6% (năm 2015). Tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn tăng trong bối cảnh huy động nguồn vốn trung dài hạn ngày càng khó khăn, tiền gửi dân cư chủ yếu là ngắn hạn (dưới 12 tháng) cũng làm gia tăng các yếu tố rủi ro cho ngân hàng.
Cơ cấu tín dụng theo lọai hình bảo đảm:
Quy mơ tín dụng từ năm 2011 (293,434 tỷ đồng) đến 2015 (542,674 tỷ đồng) liên tục tăng trưởng với tốc độ tăng hàng năm bình quân 18,2%. Tương ứng với tăng trưởng dư nợ, tỷ lệ cho vay khơng có bảo đảm cũng tăng lên. Năm 2011 tỷ lệ cho vay không TSBĐ là 17,1% đã tăng lên 33% vào thời điểm năm 2015.
Bảng 2.3 Cơ cấu tín dụng theo loại hình bảo đảm
Đvt: tỷ đồng
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Chỉ
tiêu Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị %
Dư nợ khơng có TSBĐ 50,177 17.1 70,005 21 109,124 29 162,806 30 179,082 33 Dư nợ TSBĐ 243,257 82.9 263,351 79 267,164 71 379,880 70 363,592 67 Tổng 293,434 333,356 376,288 542,685 542,674
Nguồn: Tổng hợp các báo cáo thường niên của Vietinbank
Nguyên nhân do ngân hàng đã nâng cao chất lượng thẩm định và quản lý tín dụng, quản lý dịng tiền, chú trọng vào tính khả thi và hiệu quả của phương án/dự án khách hàng. Một nguyên nhân nữa là do chế độ sở hữu tài sản còn nhiều bất cập, một số loại tài sản của khách hàng không đủ điều kiện để thế chấp nên ngân hàng và khách hàng thỏa thuận cho vay bảo đảm một phần, phần cịn lại khơng có bảo đảm, những tài sản không đủ điều kiện để nhận làm tài sản thế chấp theo quy định của pháp luật thì ngân hàng vẫn có thể nhận và xem như thế chấp bổ sung để tăng trách nhiệm của người vay.