.3 Cơ cấu tín dụng theo loại hình bảo đảm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 53 - 61)

Đvt: tỷ đồng

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Chỉ

tiêu Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị %

Dư nợ khơng có TSBĐ 50,177 17.1 70,005 21 109,124 29 162,806 30 179,082 33 Dư nợ TSBĐ 243,257 82.9 263,351 79 267,164 71 379,880 70 363,592 67 Tổng 293,434 333,356 376,288 542,685 542,674

Nguồn: Tổng hợp các báo cáo thường niên của Vietinbank

Nguyên nhân do ngân hàng đã nâng cao chất lượng thẩm định và quản lý tín dụng, quản lý dịng tiền, chú trọng vào tính khả thi và hiệu quả của phương án/dự án khách hàng. Một nguyên nhân nữa là do chế độ sở hữu tài sản còn nhiều bất cập, một số loại tài sản của khách hàng không đủ điều kiện để thế chấp nên ngân hàng và khách hàng thỏa thuận cho vay bảo đảm một phần, phần cịn lại khơng có bảo đảm, những tài sản không đủ điều kiện để nhận làm tài sản thế chấp theo quy định của pháp luật thì ngân hàng vẫn có thể nhận và xem như thế chấp bổ sung để tăng trách nhiệm của người vay.

2.2.3 Rủi ro tín dụng tại Vietinbank

Giai đoạn năm 2011-2015, hoạt động tín dụng của Vietinbank liên tục tăng trưởng, tốc độ tăng dư nợ bình qn hàng năm là 18,2%, chất lượng tín dụng được cải thiện, năm 2015 tỷ lệ nợ đạt tiêu chuẩn (nợ nhóm 1) hơn 99%. Cơ cấu tín dụng điều chỉnh theo hướng tích cực, danh mục cho vay rút giảm những khu vực nhiều rủi ro sang đầu tư các lĩnh vực an tồn hơn. Báo cáo cơng tác quản lý rủi ro Vietinbank vào tháng 9/2016 cho thấy rủi ro tín dụng tại Vietinbank đã được kiểm sốt ở mức thấp nhất và duy trì một tỷ lệ nợ xấu dưới 1%. Mặc dù giai đoạn năm 2011 – 2015 nền kinh tế suy giảm, các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn và nợ xấu ngành ngân

hàng tăng cao nhưng Vietinbank vẫn bảo đảm được tốc độ tăng trưởng dư nợ song song đó là chất lượng tín dụng được kiểm sốt tốt (tỷ lệ nợ xấu: năm 2011 là 0,75%; năm 2012 là 1,47%; năm 2013 là 1%; năm 2014 là 1,11%; năm 2015 là 0,92%).

2.3 Quản lý rủi ro tín dụng tại Vietinbank

Đóng vai trị tiên phong trong sự nghiệp hiện đại hóa hệ thống ngân hàng, VietinBank đã chủ động nghiên cứu các chuẩn mực quốc tế về quản trị rủi ro. Tháng 6/2014, VietinBank đã hồn thành Dự án phân tích thực trạng và lập kế hoạch Basel II, tháng 9/2014, chính thức triển khai quản lý rủi ro theo Basel II giai đoạn đầu và đến tháng 10/2014, VietinBank là 1 trong 10 ngân hàng được NHNN lựa chọn thí điểm triển khai xây dựng mơ hình quản lý theo các tiêu chuẩn Basel II. Đến nay Vietinbank đã thực hiện hòan thành 22 dự án quản trị rủi ro theo các tiêu chuẩn Basel II và đang thực hiện các cấu phần tiếp theo đặc biệt là quản lý rủi ro tín dụng.

Cơng tác quản lý rủi ro được Vietinbank chú trọng xuyên suốt từ trụ sở chính đến Chi nhánh thơng qua triển khai mơ hình ba vịng kiểm sóat, Vietinbank đã đưa vào vận hành nhiều hệ thống phần mềm hổ trợ công tác quản lý rủi ro, xây dựng các công cụ cảnh báo và các biện pháp nhận diện sớm rủi ro tại các Chi nhánh, khỏan tín dụng tiềm ẩn rủi ro, các hạn mức có nguy cơ vi phạm từ đó đưa ra các biện pháp xử lý kịp thời. Trụ sở chính đã thực hiện tăng cường quản lý và giám sác các chi nhánh, hổ trợ chi nhánh trong việc tiếp cận, triển khai các văn bản, chính sách để nâng cao tính tn thủ.

Ngồi ra Vietinbank thực hiện nhiều giải pháp để phân tán rủi ro như đa dang hóa nguồn thu, nghiên cứu nhiều sản phẩm dịch vụ mới, ứng dụng công nghệ hiện đại để mang lại nhiều tiện ích và giá trị cho khách hàng đồng thời để phục vụ công tác nhận diện và kiểm sốt rủi ro.

2.3.1 Mơ hình quản lý rủi ro

Trước năm 2014, hoạt động QLRR của Vietinbank theo mơ hình QLRR tín dụng phân tán, tại TSC có phịng QLRR tín dụng đồng thời tuỳ theo quy mơ mỗi chi nhánh cũng có một Tổ hoặc Phòng QLRR thực hiện chức năng tái thẩm định và xử lý nợ có vấn đề.

doanh và mơ hình quản lý rủi ro. Mơ hình hoạt động phân biệt rõ hai chức năng Back office – Front ofice. Mục tiêu là tách bạch khối kinh doanh và khối quản lý rủi ro để chuyên mơn hố, nâng cao hiệu quả hoạt động từng mảng nghiệp vụ. Hoạt động ngân hàng tách thành cơ bản ba khối: Khối kinh doanh, khối QLRR và khối vận hành. Trong đó, khối kinh doanh gồm khối khách hàng KHDN và khối Bán lẻ. Khối quản lý rủi ro tập trung tại trụ sở chính, trực thuộc Ban điều hành và được phụ trách bởi một Phó tổng giám đốc kiêm giám đốc khối. Khối quản lý rủi ro có chức năng và nhiệm vụ chủ yếu:

Khối quản lý rủi ro hiện gồm các phòng chức năng tại Trụ sở chính như: Phịng QLRR tín dụng đầu tư, Phịng chế độ tín dụng đầu tư, Phịng QLRR hoạt động, Phịng Quản lý nợ có vấn đề, Ban kiểm tra kiểm soát nội bộ, cơ cấu tổ chức khối QLRR theo sơ đồ sau:

Nguồn: Báo cáo hoạt động của Vietinbank 2015

Hình 2.5 Cơ cấu tổ chức khối quản lý rủi ro tại TSC

Tại chi nhánh cơ cấu tổ chức hướng về tập trung kinh doanh, làm công tác bán hàng, khơng cịn duy trì phịng QLRR. Bộ phận tái thẩm định được chuyển cho Phịng phê duyệt tín dụng thuộc trụ sở chính kéo dài đặt tại Hà Nội và TP.HCM. Mọi hoạt động được quản lý theo chiều dọc nghiệp vụ xuyên suốt từ trụ sở chính và chi nhánh.

Khối quản lý rủi ro trụ sở chính Phịng Quản lý rủi ro hoạt động Phịng Chế độ tín dụng đầu tư Phịng Quản lý rủi ro tín dụng đầu tư Phịng Quản lý nợ có vấn đề Ban kiểm tra kiểm soát nội bộ

Nguồn: Báo cáo hoạt động của Vietinbank 2015

Hình 2.6 : Cơ cấu tổ chức tại Chi nhánh

Hiện Vietinbank đang thực hiện mơ hình tín dụng tập trung, mơ hình này đã cho thấy sự phù hợp và bước đầu phát huy tác dụng, cụ thể khối kinh doanh tập trung vào cơng tác bán hàng, cịn khối QLRR tập trung vào kiểm soát và cảnh báo rủi ro, bộ máy QLRR đã tinh gọn, và hoạt động QLRR hiệu quả hơn so với mơ hình QLRR tín dụng phân tán trước đây. Bước đầu đã có những kết quả quan trọng, cụ thể: Tỷ lệ nợ xấu tồn hệ thống 5 năm qua ln nhỏ hơn 1%/tổng dư nợ, thấp hơn bình quân ngành là 2,55% (trung bình ngành năm 2015 là 2,55%, thấp nhất trong giai đoạn 2011-2015)

Tất cả hoạt động quản lý rủi ro được chỉ đạo xuyên suốt từ trụ sở chính, chi nhánh chủ yếu thực hiện chức năng kinh doanh và là vịng kiểm sốt rủi ro đầu tiên của mơ hình quản lý rủi ro tại Vietinbank.

Giai đoạn 2011-2015 Vietinbank đã nổ lực cải thiện năng lực tài chính, đẩy mạnh quá trình tái cấu trúc, nâng cao năng lực quản trị điều hành, quản trị rủi ro, hiện đại hố cơng nghệ và nguồn nhân lực, phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng mới. Đặc biệt, nhận thức, tuy duy về sự cần thiết phải áp dụng Basel II đã thay đổi mạnh mẽ. Khẳng định việc nâng cao năng lực quản trị rủi ro theo Basel 2 là nhu cầu tự thân của Vietinbank trong mục tiêu phát triển bền vững.

Giám đốc Phó giám đốc Phòng Giao dịch Phòng Kế tốn Phịng Bán lẻ Phòng Khách hàng Doanh Nghiệp Phòng Kho quỹ Phịng TC HC

Hình 2.7 Mơ hình quản trị rủi ro 3 vịng kiểm sốt Đại hội đồng cổ đơng Hội đồng quản trị Ban điều hành Các đơn vị nghiệp vụ Hội đồng quản trị Ủy ban QLRR Ủy ban ALCO

Tổng giám đốc

Phó TGĐ phụ trách Phó TGĐ phụ trách

Ban rủi ro

Đơn vị chịu trách nhiệm đầu tiên và cuối cùng nhận diện, kiểm soát RRTD trong phạm vi quản lý - Chịu trách nhiệm thúc đẩy phát triển hoạt động kinh doanh

- QLRRTD trong hoạt động phát triển kinh doanh trên cơ sở tuân thủ định hướng, chính sách, hạn mức QLRRTD QLRRTD ở cấp độ toàn hệ thống, giám sát độc lập vịng kiểm sốt thứ nhất - Xây dựng cơ chế, chính sách, cơng cụ hệ thống QLRRTD toàn hệ thống. - Đánh giá rủi ro độc lập, quản lý danh mục tín dụng tồn hệ thống

Kiểm tra, giám sát độc lập vòng kiểm sốt thứ nhất và vịng kiểm soát thứ 2 - Đánh giá tính đầy đủ, phù hợp, hiệu quả của các chốt kiểm soát trong QLRRTD

- Kiểm toán tuân thủ và kiểm toán hoạt động QLRRTD …

Vịng kiểm sốt 1 (Đơn vị kinh doanh)

Vịng kiểm sốt 2 (Bộ phận QLRRTD)

Vịng kiểm sốt 3 (Kiểm toán nội bộ)

Đại hội đồng cổ đông

ĩ

2.3.2 Thực trạng quản lý rủi ro tại Vietinbank 2.3.2.1 Nhận biết rủi ro 2.3.2.1 Nhận biết rủi ro

Vietinbank đã thiết lập chính sách tín dụng, xây dựng quy trình nhận biết rủi ro trước và sau khi cho vay. Chính sách tín dụng được thiết lập trên cơ sở chiến lược và kế hoạch kinh doanh, các tiêu chí chấp nhận rủi ro.

Bộ phận quan hệ khách hàng tiếp nhận và bước đầu đánh giá nhu cầu khách hàng và mức độ đáp ứng các tiêu chí cho vay sau đó chuyển cho bộ phận thẩm định để thẩm định. Sau khi thẩm định, bộ phận thẩm định chuyển hồ sơ cho bộ phận phê duyệt tín dụng theo thẩm quyền. Vietinbank thực hiện nhận diện rủi ro thơng qua việc xác định các rủi ro tín dụng tiềm ẩn, các nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng và mức độ ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của Vietinbank. Việc nhận diện rủi ro được thực hiện ở cấp độ danh mục và cấp độ giao dịch:

Nhận diện rủi ro tín dụng ở cấp độ danh mục

Vietinbank thực hiện đánh giá các yếu tố nội tại và yếu tố bên ngoài để nhận diện RRTD đối với DMTD, làm cơ sở để đưa ra các biện pháp nhằm hạn chế/kiểm soát những rủi ro này. Yếu tố nội tại cần xem xét bao gồm: phân tích danh mục tín dụng của Vietinbank như cơ cấu, chất lượng, tốc độ tăng trưởng, các cam kết chưa giải ngân... Yếu tố bên ngoài cần xem xét bao gồm phân tích/dự báo triển vọng kinh tế vĩ mơ, các ngành kinh tế; các văn bản chỉ đạo điều hành của Chính phủ, NHNN, các quy định của pháp luật.

Nhận diện rủi ro tín dụng ở cấp độ giao dịch

Là khâu đầu tiên trong quy trình cấp tín dụng, việc nhận diện rủi ro được thực hiện bởi đơn vị kinh doanh (Chi nhánh) ngay khi tiếp xúc khách hàng/tiếp nhận hồ sơ khách hàng và phải đảm bảo thu thập được đầy đủ các thông tin cơ bản về khách hàng, người có liên quan, nguồn trả nợ, mục đích của khoản tín dụng và các rủi ro có thể gặp phải nếu cấp tín dụng cho khách hàng, đặc biệt là các khách hàng mới quan hệ với ngân hàng.

Mọi hình thức cấp tín dụng chỉ được phép thực hiện nếu phù hợp với các tiêu chí cấp tín dụng theo quy định của Vietinbank .

2.3.2.2

Hình 2.8 Quy trình nhận biết rủi ro tín dụng tại Vietinbank

Chính sách tín dụng Chiến lược, kế hoạch Tiêu chí chấp nhận rủi ro Xác định thị trường mục tiêu

Xây dựng danh mục đầu tư Tìm nguồn khách hàng

Thu thập thơng tin

- Thơng tin tài chính - Thơng tin phi tài chính

Chấm điểm, xếp hạng - Điểm tài chính - Phi tài chính Đánh giá - Tư cách khách hàng, thiện chí trả nợ - Năng lực tài chính, khả năng trả nợ - Tính khả thi của P/án - Tài sản bảo đảm Thẩm định và đề xuất - Cấp tín dụng - Các phương án ứng xử tín dụng Quyết định tín dụng - Phê duyệt tín dụng - Phê duyệt các ứng xử tín dụng và các điều kiện duy trì Lập hồ sơ - Soạn thảo hợp đồng - Bảo đảm tín dụng Giải ngân - Kiểm tra đáp ứng các điều kiện giải ngân - Các hồ sơ cần thiết - Lịch trả nợ Quản lý giám sát - Mục đích sử dụng vốn - Quản lý dịng tiền - Mức độ duy trì các điều kiện tín dụng Thanh tốn

- Thanh toán nợ gốc, lãi - Đúng hạn theo lịch - Quá hạn

- Mất vốn (gốc, lãi)

Xử lý

- Nhận biết sớm - Chiến lược, kế hoạch - Ứng xử tín dụng

2.3.2.2 Đo lƣờng rủi ro

Đo lƣờng rủi ro tín dụng theo phƣơng pháp chấm điểm tín dụng

Tư duy về quản lý rủi ro của Vietinbank đã thay đổi một cách toàn diện bằng việc tiêu chuẩn hóa và lượng hóa rủi ro để làm cơ cở cho hoạt động quản lý rủi ro, xây dựng văn hóa rủi ro từ việc không chấp nhận sang cân bằng giữa rủi ro và lợi nhuận, chấp nhận một mức độ rủi ro để đạt một mức lợi nhuận kỳ vọng.

Hiện Vietinbank thực hiện chấm điểm tín dụng khách hàng bằng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. Hệ thống chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ bao gồm: i) bộ chỉ tiêu chấm điểm xếp hạng tín dụng khách hàng, ii) chương trình phần mềm chấm điểm xếp hạng tín dụng khách hàng và các cấu phần liên quan trên hệ thống khởi tạo và phê duyệt tín dụng, iii) quy trình chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng, iv) hệ thống thông tin, báo cáo.

Vietinbank chấm điểm để xếp hạng khách hàng và hạng rủi ro khỏan nợ. Hạng khách hàng được đánh giá dựa trên khả năng trả nợ của khách hàng. Hạng rủi ro khỏan nợ được xác định trên cơ sở khả năng trả nợ của khách hàng kết hợp với tính chất rủi ro của từng khỏan nợ nhằm đánh giá khả năng trả nợ tòan diện của khách hàng, bao gồm cả ngưồn trả nợ dự phòng từ tài sản bảo đảm cho khỏan vay của khách hàng. Hạng rủi ro của khách hàng được phân loại tương ứng theo điểm số của khách hàng.

Hiện tại hệ thống chấm điểm xếp hạng khách hàng của Vietinbank đã được triển khai trên toàn hệ thống, kết quả chấm điểm xếp hạng tín dụng khách hàng được làm căn cứ để: (i) ra quyết định cấp giới hạn tín dụng, cấp tín dụng đối với khách hàng; (ii) làm căn cứ để phân loại nợ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước; (iii) xây dựng chính sách khách hàng và ứng xử tín dụng. Tuy nhiên Vietinbank chưa áp dụng hệ thống này cho việc định giá khoản tín dụng.

Vietinbank thực hiện chấm điểm xếp hạng dựa trên bộ các chỉ tiêu bao gồm bộ các chỉ tiêu (tài chính, phi tài chính), theo đó kết quản chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng được tính tóan dựa trên việc đánh giá, cho điểm từng chỉ tiêu. Bộ chỉ tiêu để đánh giá xếp hạng doanh nghiệp gồm: các khách hàng doanh nghiệp thông thường, khách hàng mới thành lập, khách hàng thực hiện dự án đầu tư, khách

hàng doanh nghiệp siêu vi mơ (có doanh thu thấp hơn 20 tỷ một năm) với 38 ngành hàng thuộc các lĩnh vực kinh tế quy định tại Quy trình đánh giá xếp hạng khách hàng Vietinbank ( 2014).

Quy trình chấm điểm tín dụng:

Bước 1: Thẩm định và nhập thông tin vào hệ thống Bước 2 : Chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng

Bước 3: Kiểm soát kết quả chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng Bước 4: Quyết định kết quả chấm điểm xếp hạng tín dụng khách hàng Bước 5 : Rà sốt, chỉnh sữa thơng tin chấm điểm xếp hạng khách hàng Bước 6: Phê duyệt kết quả chấm điểm và xếp hạng khách hàng

Bước 7: Lưu trử hồ sơ và thông báo kết quả cho bộ phận liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 53 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)