CHƯƠNG 3 DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Dữ liệu
3.2.3. Phân tích cấp độ cơng ty theo phương pháp hồi quy dữ liệu chéo theo
tháng (Fama-Macbeth, 1973).
Phương pháp thiết lập danh mục là phương pháp hữu dụng để xem xét sự khác nhau trong tỷ suất sinh lợi trung bình của từng nhóm cơng ty. Tuy nhiên, do việc gộp chung các công ty sẽ làm mất các thông tin ảnh hưởng của từng công ty. Hơn nữa việc thiết lập danh mục theo hai chỉ tiêu cùng lúc sẽ kết hợp thông tin từ hai chỉ tiêu, dẫn đến khó khăn trong việc giải thích tỷ suất sinh lợi vượt trội. Ví dụ, danh mục VI-GP có tỷ suất sinh lợi âm, điều này có thể là vì đặc tính giá trị có tỷ suất sinh lợi cao nhưng đặc tính phát hành cổ phần có tỷ suất sinh lợi âm. Do đó, tác giả thực hiện kiểm tra sự ảnh hưởng của tỷ số B/M và giá trị phát hành/mua lại rịng cổ phần tại cấp độ cơng ty bằng phương pháp hồi quy theo từng tháng (Fama và MacBeth, 1973).
Theo quan điểm định giá sai, các cổ phiếu thuộc danh mục VP-GI thể hiện sự phù hợp trong chỉ báo giá trị được cung cấp bởi tỷ số B/M và hoạt động tài trợ vốn cổ phần của công ty cho việc định giá quá cao hay quá thấp. Trong khi, các cổ phiếu thuộc danh mục VI-GP thể hiện sự không phù hợp trong các chỉ báo. Ví dụ, một cơng ty được cho là định giá thấp theo chỉ báo tỷ số B/M nhưng được cho là định giá cao theo chỉ báo phát hành cổ phần. Dựa trên quan điểm định giá sai, khả năng dự báo của tỷ số B/M có ý nghĩa thống kê đối với các công ty trong danh mục VP-GI, nhưng khơng có ý nghĩa thống kê đối với các công ty trong danh mục VI-GP (Bali và cộng sự, 2010). Ngược lại, theo quan điểm rủi ro, khả năng dự báo của tỷ số B/M không phụ thuộc công ty thuộc danh mục nào, bởi vì tỷ suất sinh lợi cao đối với các cơng ty có tỷ số B/M cao là phần bù rủi ro.
Trong bài nghiên cứu này, dựa theo bài nghiên cứu của Bali và cộng sự (2010) thực hiện trên thị trường chứng khoán Mỹ và bài nghiên cứu của Christian Walkshäusl (2015) thực hiện trên thị trường chứng khoán Châu Âu, tác giả thực hiện hồi quy dữ liệu chéo tỷ suất sinh lợi từng tháng của công ty với tỷ số B/M, NI, quy mô công ty và qn tính giá (MOM). Trong đó, quy mơ cơng ty và qn tính giá là các biến kiểm sốt. Dữ liệu được cập nhật hàng năm với các biến tỷ số B/M, NI, quy mô công ty và cập nhật theo tháng đối với quán tính giá.
Tác giả tiến hành hồi quy dữ liệu chéo theo từng tháng và lấy giá trị trung bình của các hệ số hồi quy.
rit = ai + biBMt + niNIt + siSZt + miMOMt + eit. Trong đó:
BM: là tỷ số B/M của công ty i tại tháng t
NI: là chênh lệch giữa số tiền thu được từ phát hành cổ phần và số tiền mua lại cổ phần trên tổng tài sản.
SZ: là quy mô công ty i (quy mô công ty được cập nhật tại thời điểm thiết lập danh mục vào tháng cuối 6 hàng năm).
MOM: là quán tính giá, được tính bằng tỷ suất sinh lợi cộng dồn trong 11 tháng trước đó (bỏ tháng gần nhất).
Ngồi ra, tác giả kiểm định tính vững của kết quả bằng cách bổ sung thêm hai biến kiểm sốt vào mơ hình hồi quy cơ bản dựa theo bài nghiên cứu của Bali (2010) và Christian Walkshäusl (2015). Hai biến kiểm soát là hệ số Beta của cổ phiếu và biến thanh khoản giao dịch được cập nhật hàng tháng.
Hệ số Beta được ước tính dựa trên tương quan của tỷ suất sinh lợi của cổ phiếu và tỷ suất sinh lợi thị trường trong 24 tháng. Biến thanh khoản giao dịch được tính tốn theo Amihud (2002), thể hiện tỷ suất sinh lợi (%) thay đổi khi có 1 triệu đồng giao dịch. 𝑰𝒍𝒍𝒊𝒒𝒖𝒊𝒅𝒊𝒕𝒚𝒊𝒕 =𝟏𝟎𝟔 𝑫𝒊𝒕 ∑ |𝑹𝒊𝒕𝒅| 𝑽𝑶𝑳𝑫𝒊𝒕𝒅 𝑫𝒊𝒕 𝒕=𝟏 Trong đó:
Ritd: là tỷ suất sinh lợi của cổ phiếu i tại ngày d trong tháng t VOLDitd: là giá trị giao dịch của cổ phiếu i tại ngày d trong tháng t Dit: là số ngày giao dịch của cổ phiếu i trong tháng t