CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Tỷ suất sinh lợi vượt trội
4.1.1. Sự khác biệt tỷ suất sinh lợi các danh mục
Tác giả xem xét tỷ suất sinh lợi phụ thuộc như thế nào vào tín hiệu định giá sai (định giá cao/thấp) từ hoạt động tài trợ của các cơng ty trên thị trường chứng khốn Việt Nam. Đầu tiên, tác giả phân tích tỷ suất sinh lợi ở cấp độ danh mục.
Các danh mục được thiết lập vào cuối tháng 6 mỗi năm dựa trên tỷ số B/M, giá trị phát hành cổ phần ròng của năm tài chính trước đó. Một cơng ty được xác định là thuộc nhóm cơng ty giá trị nếu tỷ số B/M thuộc nhóm 30% cao nhất và là nhóm cơng ty tăng trưởng nếu tỷ số B/M thuộc nhóm 30% thấp nhất. Một công ty được xác định là thuộc nhóm phát hành rịng cổ phần nếu giá trị phát hành rịng của năm tài chính trước đó lớn hơn 0 và nhóm mua lại rịng cổ phần nếu giá trị phát hành ròng nhỏ hơn 0. Kết quả tỷ suất sinh lợi của các danh mục được thể hiện trong bảng 4.1.
Bảng 4.1: Tỷ suất sinh lợi các danh mục được thiết lập dựa trên tỷ số B/M hoặc giá trị phát hành ròng cổ phần.
Nội dung V G V-G I P P-I
Mơ tả dữ liệu
Trung bình 0.0158 0.0068 0.0090 0.0097 0.0203 0.0106 Độ lệch chuẩn 0.0813 0.0621 0.0416 0.0736 0.0653 0.0278 Giá trị thấp nhất -0.1730 -0.1461 -0.0687 -0.1688 -0.1051 -0.0464 Giá trị cao nhất 0.2402 0.2334 0.1619 0.2379 0.2225 0.0697
Kiểm định giá trị trung bình = 0
t-statistic 1.7853 1.0045 1.9934 1.2057 2.8509 3.5077 p-value 0.0779 0.3180 0.0495 0.2314 0.0055 0.0007
Bảng 4.1 cho thấy tỷ suất sinh lợi trung bình của các danh mục được thiết lập dựa trên tỷ số B/M hoặc giá trị phát hành ròng. Kết quả cho thấy danh mục V (nhóm tỷ số B/M cao) có tỷ suất sinh lợi trung bình cao hơn 0,90%/tháng so với danh mục G (nhóm tỷ số B/M thấp). Đồng thời, kết quả cũng cho thấy danh mục P có tỷ suất sinh lợi trung bình cao hơn 1,06%/tháng so với danh mục I.
Tiếp theo, tác giả tiến hành so sánh tỷ sinh lợi của các danh mục được thiết lập dựa trên cả hai yếu tố để kiểm tra mối quan hệ của tỷ số B/M và giá trị phát hành/mua lại rịng cổ phần. Trong đó, danh mục VP-GI bao gồm mua các cổ phiếu giá trị có hoạt động mua lại rịng cổ phần và bán các cổ phiếu tăng trưởng có hoạt động phát hành ròng cổ phần. Danh mục VI-GP bao gồm mua các cổ phiếu giá trị có hoạt động phát hành ròng cổ phần và bán các cổ phiếu tăng trưởng có hoạt động mua lại ròng cổ phần.
Bảng 4.2: Tỷ suất sinh lợi các danh mục được thiết lập dựa trên cả tỷ số B/M và giá trị phát hành ròng.
Nội dung VP VI GP GI VP-GI VI-GP
Mơ tả dữ liệu
Trung bình 0.0220 0.0133 0.0195 0.0039 0.0181 -0.0063 Độ lệch chuẩn 0.0841 0.0844 0.0644 0.0650 0.0482 0.0585 Giá trị thấp nhất -0.1542 -0.1782 -0.0989 -0.1535 -0.0683 -0.1767 Giá trị cao nhất 0.2289 0.2433 0.2515 0.2259 0.1525 0.1756
Kiểm định giá trị trung bình = 0
t-statistic 2.3963 0.5453 2.7826 0.5453 3.4445 -0.9853 p-value 0.0188 0.5870 0.0067 0.5870 0.0009 0.3273
Nguồn: Theo tính tốn của tác giả
Bảng 4.2 cho thấy danh mục VP-GI có tỷ suất sinh lợi vượt trội trung bình là 1,8%/tháng (với mức ý nghĩa 1%). Ngược lại, danh mục VI-GP có tỷ suất sinh lợi vượt trội trung bình âm và khơng có ý nghĩa thống kê. Kết quả tương tự với nghiên cứu tại Mỹ (Bali và cộng sự, 2010) tại Mỹ và tại Châu Âu (Walkshäusl, 2015).
Hơn nữa, dựa vào kết quả bảng 4.2 cho thấy tỷ suất sinh lợi được phóng đại hoặc thu nhỏ khi kết hợp yếu tố giá trị (tỷ số B/M) và yếu tố giá trị phát hành/mua lại rịng. Cụ thể, tỷ suất sinh lợi trung bình của danh mục V là 1,58%/tháng, trong đó danh mục VP có tỷ suất sinh lợi trung bình là 2,20%/tháng và danh mục VI có tỷ suất sinh lợi trung bình là 1,33%/tháng. Đối với nhóm các cơng ty tăng trưởng, tỷ suất sinh lợi trung bình của danh mục G là 0,68%/tháng, trong đó danh mục GP có tỷ suất sinh lợi trung bình là 1,95%/tháng và danh mục GI có tỷ suất sinh lợi trung bình là 0,39%/tháng.
Như vậy, yếu tố giá trị phát hành/mua lại rịng cổ phần có ảnh hưởng lên cả nhóm cơng ty tăng trưởng và cơng ty giá trị.