Mức độ an tồn của cơng việc (Job security)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của các yếu tố thực tiễn quản trị nguồn nhân lực đến cam kết của nhân viên đối với tổ chức nghiên cứu tại tỉnh bình định (Trang 27 - 28)

CHƯƠNG 2 :CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.4. Lập luận giả thuyết

2.4.2. Mức độ an tồn của cơng việc (Job security)

Ổn định việc làm là một động lực quan trọng trong động lực làm việc nhưng có ảnh hưởng giảm nhiều trong cam kết với tổ chức. Việc làm và sự thăng tiến ổn định hỗ trợ trong việc giữ chân người lao động được đào tạo có kĩ năng và tố chất phù hợp với nhiệm vụ của tổ chức để phục vụ cộng đồng Gould-Williams et al. (2014).

Mức độ an tồn của cơng việc (Job security) là việc đảm bảo của một nhân viên về tính liên tục của việc làm cho cuộc sống của người đó, bảo đảm việc làm thường phát sinh từ các điều khoản của hợp đồng lao động, thỏa ước tập thể, pháp luật lao động nhằm ngăn ngừa chấm dứt tùy ý, sa thải,...

Có nhiều quan điểm về mức an tồn của cơng việc, có thể đề cập đến như: - Mức độ an tồn của cơng việc được định nghĩa như là sự bảo đảm trong sự tiếp nối công việc của một nhân viên trong điều kiện kinh tế chung trong cả nước (James, 2012).

- Hay nó là vấn đề liên quan đến khả năng của một cá nhân nào đó mà họ có thể giữ được cơng việc của mình (Adebayo và Lucky, 2012).

- Mức độ an tồn của cơng việc đó là các cơ hội của người lao động có được để giữ vững công việc của họ không để xảy ra tình trạng bị thất nghiệp (Simon, 2011).

- Và mức độ an tồn của cơng việc cũng được coi là việc mà các nhân viên thoát khỏi cảnh bị sa thải từ công việc làm hiện tại của mình hoặc mất việc làm. Một số ngành nghề và các hoạt động lao động có mức độ an tồn cơng việc cao hơn so với những người khác tức là bảo đảm hay tự tin rằng họ sẽ tiếp tục công việc hiện tại của họ trong một thời gian dài như họ mong muốn. Điều đó có thể bắt

nguồn từ sự bảo đảm của các công ty hay tổ chức mà nhân viên của họ (Adebayo và Lucky, 2012, Simon, 2011).

Theo Geoffrey James, mức độ an tồn của cơng việc có ảnh hưởng đáng kể đến hiệu suất tổng thể của một đội nhóm hay hoạt động của cả tổ chức (James, 2012). Ông lưu ý rằng tổ chức với người lao động với mức độ an tồn trong cơng việc thấp sẽ dẫn đến việc nhân viên mất niềm tin vào tương lai của họ và do đó ảnh hưởng đến hiệu suất cơng việc. Ơng khẳng định rằng càng có nhiều nhân viên thích một cơng việc có mức độ an tồn cao hơn sẽ có khả năng để thực hiện cơng việc có hiệu quả hơn, điều đó được phản ánh trong hiệu suất tổng thể của tổ chức.

Do đó, mức độ an tồn trong cơng việc là một trong những yếu tố cần được phân tích và đánh giá khi xem xét cam kết với tổ chức của nhân viên.

Vì vậy, giả thuyết H2 Mức độ an tồn của cơng việc được đánh giá tốt hay không tốt tương quan cùng chiều với mức độ thỏa mãn trong công việc của nhân viên, tác động cùng chiều (+) đến sự cam kết với tổ chức của nhân viên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của các yếu tố thực tiễn quản trị nguồn nhân lực đến cam kết của nhân viên đối với tổ chức nghiên cứu tại tỉnh bình định (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)