CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.5. Phân tích hồi quy:
4.5.3. Kiểm tra đa cộng tuyến và hiện tượng tự tương quan
a. Kiểm tra đa cộng tuyến
Có nhiều cách để phát hiện đa cộng tuyến như: Hệ số R2 lớn nhưng t nhỏ, tương quan cặp các biến giải thích cao, hồi quy phụ, sử dụng hệ số phóng đại phương sai - VIF (Hoàng Ngọc Nhậm và cộng sự, 2008). Ở đây, tác giả lựa chọn sử dụng hệ số VIF, nếu VIF > 10 thì có thể xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Kết quả cho thấy, hệ số VIF của các biến đều nằm trong mức cho phép (hệ số VIF của các biến độc lập Đào tạo và phát triển, mức độ an tồn của cơng việc, thiết kế công việc, trao đổi và truyền đạt thông tin, sự thăng tiến lần lượt
là 1,710; 2,038; 1,655; 1,847; 2,203 cho thấy mơ hình khơng bị đa cộng tuyến), và độ chấp nhận của biến lớn hơn 0,1 nghĩa là hiện tượng đa cộng tuyến không xảy ra.
Bảng 4.18: Kiểm tra đa cộng tuyến
Mơ hình Thống kê đa cộng tuyến
Độ chấp nhận của biến Hệ số VIF
Đào tạo và phát triển 0.585 1.710
Mức độ an tồn của cơng việc 0.491 2.038
Thiết kế công việc 0.604 1.655
Trao đổi và truyền đạt thông tin 0.541 1.847
Sự thăng tiến 0.454 2.203
b. Kiểm tra tự tương quan
Kiểm định Durbin – Watson được thực hiện nhằm kiểm định về giả định về tính độc lập của sai số (khơng có tự tương quan). Nếu các phần dư khơng có tương quan ch̃i bậc nhất với nhau giá trị d sẽ gần bằng 2. Giá trị d = 1,871 nằm trong vùng chấp nhận, nghĩa là khơng có tự tương quan ch̃i bậc nhất hay nói cách khác là khơng có tương quan giữa các phần dư (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008)
c. Kiểm định phân phối chuẩn của phần dư
Phần dư có thể khơng tn theo phân phối chuẩn vì những lý do như: sử dụng sai mơ hình, phương sai khơng phải hằng số, số lượng các phần dư không đủ nhiều để phân tích,... Vì vậy, tác giả quyết định khảo sát phân phối của phân dư bằng việc xây dựng biểu đồ tần số các phần dư histogram.
Hình 4.1: Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa
Dựa vào hình trên, ta có thể thấy rằng, biểu đồ có dạng hình chng, giá trị trung bình gần bằng 0 và giá trị độ lệch chuẩn (0,986) gần bằng 1. Như vậy, có thể kết luận phân phối của phần dư là xấp xỉ chuẩn.