Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
2.2.2 Hoạt động nghiên cứu thị trường
2.2.2.1 Tổng quan thị trường tài chính ngân hàng tại Việt Nam
Tính đến thời điểm tháng 02/2017, Việt Nam có 58 tổ chức ngân hàng trong đó có 38 ngân hàng thương mại, 14 ngân hàng 100% vốn nước ngoài, 6 ngân hàng
liên doanh. Trong 38 ngân hàng thương mại, BIDV đứng thứ 3 trong top 10 ngân hàng thương mại uy tín nhất.
(Nguồn: BIDV)
Hình 2.1: Tốc độ tăng trưởng về huy động vốn và cho vay của BIDV
BIDV được ghi nhận với vị trí số 1 trong khối ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam về quy mô huy động vốn từ dân cư, quy mơ tín dụng bán lẻ với mức tăng trưởng bình quân giai đoạn 2012-2016 tương ứng xấp xỉ 21%/năm và 23%/năm.
Bảng 2.2: Kết quả kinh doanh năm 2016 của một số ngân hàng cạnh tranh
Đơn vị: Tỷ đồng
TT Chỉ tiêu VCB AGR CTG ACB TCB
1 Tổng tài sản 787.903 1.001.204 948.699 233.681 235.363 2 Huy động vốn 590.451 866.004 655.060 207.051 173.448 3 Cho vay khách hàng 452.684 732.359 655.125 163.401 141.120
4 Tỷ lệ nợ xấu 1,46% 1.89% 0.90% 0,90% 1,57%
5 Lợi nhuận trước thuế 8.523 4.211 8.569 1.667 3.996
(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước)
trong bảng 2.2 có thể thấy Ngân hàng BIDV có lợi thế về quy mơ tổng tài sản so với Ngân hàng ngoại thương và Ngân hàng công thương tuy nhiên lợi nhuận trước thuế lại thấp hơn hai ngân hàng này. Bên cạnh đó, tỷ lệ nợ xấu năm 2016 của BIDV là 1,95% cũng rất đáng lo ngại so với các ngân hàng khác.
Theo khảo sát các ngân hàng thương mại trong tháng 5 vừa qua của Vietnam Report, hầu hết (trên 95%) các ngân hàng cho biết doanh thu và lợi nhuận sau thuế có xu hướng tăng lên trong những tháng đầu năm 2017, cho thấy hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại đang tốt hơn rất nhiều so với thời điểm cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, hơn 90% đại diện ngân hàng được hỏi cho biết, họ kỳ vọng tốc độ tăng trưởng toàn ngành ngân hàng sẽ đạt trên 10%, thể hiện sự lạc quan tăng trưởng trong năm 2017.
BIDV, Vietcombank, VietinBank và Agribank là 4 ông lớn đang dẫn đầu thị trường tài trợ thương mại. Xét về thị phần, Vietcombank đang chiếm vị trí lớn nhất, song xét về tốc độ tăng trưởng, BIDV đang dẫn đầu. Nhờ có sự ổn định về tài chính cùng với sự sáp nhập MHB thì BIDV có sự tăng trưởng đột phá, với mức tăng cao nhất từ trước đến nay: 26,9%, tức cao hơn gấp 2,7 lần so với mức tăng trưởng của VCB và VietinBank.
Mặc dù không chỉ cạnh tranh với các ngân hàng thương mại Việt Nam để chiếm thị phần mà cịn phải cẩn trọng trước làn sóng đầu tư vào lĩnh vực tài chính ngân hàng của các định chế tài chính đến từ Nhật Bản, Anh, HongKong, Singapore hay Malaysia hoặc thậm chí là Mỹ cũng như làn sóng hiện diện của các ngân hàng Hàn Quốc ở thị trường Việt Nam mới chính là điểm nhấn.
2.2.2.2 Hoạt động nghiên cứu thị trường của BIDV
Phân khúc thị trường: Mức độ cạnh tranh trong ngành ngân hàng ngày càng khốc liệt, các ngân hàng đang có sự bứt phá mạnh mẽ đặt BIDV vào tình thế cạnh tranh gay gắt. Hiện nay, ngành ngân hàng tại Việt Nam có nhiều thay đổi, cơ cấu thị phần chia thành 2 nhóm rõ rệt là Ngân hàng TMCP có vốn Nhà nước và Ngân hàng TMCP đại chúng. Thị trường khối ngân hàng liên doanh và Chi nhánh ngân hàng nước ngoài biến động không lớn với tỉ trọng khoảng 14-16%. Hiện tại
BIDV đang tiến hành phân khúc thị trường mục tiêu theo các tiêu chí sau: - Phân chia theo ngành nghề kinh doanh.
- Phân chia theo thành phần kinh tế. - Phân chia theo khu vực địa lý.
- Phân chia theo nhóm nợ, loại hình cho vay.
Thị trường mục tiêu: Trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, các ngân hàng không thể thành cơng nếu khơng có được sự hài lòng của khách hàng. Nhận thức được điều này, BIDV đã và đang không ngừng đổi mới chất lượng sản phẩm, dịch vụ để thỏa mãn tối đa nhu cầu khách hàng, nhằm duy trì và phát triển vị thế cạnh tranh của mình. Bên cạnh đó, chi phí để tìm kiếm khách hàng mới thường cao hơn nhiều so với chi phí để duy trì các khách hàng cũ. Do đó BIDV hướng đến việc tập trung giữ chân khách hàng hiện có trước khi tìm thêm những khách hàng mới.
Định vị thương hiệu: Thiết kế logo ngân hàng BIDV sử dụng ba màu chính làm chủ đạo là xanh, đỏ và trắng được quy định trong bộ cẩm nang Nhận diện thương hiệu. Với khẩu hiệu: “Chia sẻ cơ hội, hợp tác thành công”, BIDV cho thấy sự đề cao mối quan hệ giữa ngân hàng với khách hàng và mong muốn được chia sẻ, đồng hành cùng khách hàng trong mọi thời điểm. Đây chính là điểm cốt lõi để tạo nên sự thành công và vững mạnh cho cả đôi bên.