PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
3.2 Giải pháp hoàn thiện hoạt động Marketing tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
3.3.1 Hoạt động nghiên cứu thị trường
Nghiên cứu thị trường là một hoạt động cần thiết đối với bất kỳ doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nào. Xác định rõ thị trường, khách hàng mục tiêu sẽ là nền tảng để giúp doanh nghiệp hoạt động và đạt được những mục tiêu kinh doanh của mình. Cụ thể nội dung các giải pháp hồn thiện hoạt động nghiên cứu thị trường của BIDV như sau:
Thứ nhất là thực hiện các cuộc khảo sát thị trường. Trước tình hình cạnh
tranh gay gắt giữa các ngân hàng hiện nay, BIDV cần thiết phải có các hoạt động nghiên cứu thị trường để nâng cao năng lực cạnh tranh và tạo sự khác biệt cho sản phẩm dịch vụ của mình. Trước hết, BIDV cần thành lập bộ phận marketing hoạt động độc lập để thực hiện chức năng nghiên cứu thị trường thông qua các cuộc khảo sát khách hàng, đối thủ cạnh tranh để tìm hiểu và đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng. Ngoài ra, bộ phận này cũng chịu trách nhiệm thực hiện các hoạt động marketing khác.
Các cuộc khảo sát nên thực hiện định kỳ từ 1 - 2 năm/lần bởi nền kinh tế ln biến đổi rất nhanh chóng, các kết quả khảo sát cũ khơng thể sử dụng trong tình hình kinh tế hiện tại để đưa ra các quyết định kinh doanh. Nếu nhân sự marketing của BIDV chưa đủ năng lực để thực hiện một cuộc nghiên cứu bài bản thì có thể xem xét đến việc th các công ty nghiên cứu thị trường thực hiện dựa trên những mục tiêu, nhu cầu của mình. Hoặc th các cơng ty nghiên cứu thị trường xây dựng bảng câu hỏi còn BIDV sẽ chịu trách nhiệm triển khai khảo sát.
Thứ hai là củng cố và mở rộng thị trường mục tiêu. Căn cứ vào những mục
tiêu đã đề ra cho giai đoạn 2016 - 2020 và kết quả khảo sát khách hàng, đề xuất thực hiện các giải pháp lựa chọn thị trường mục tiêu như sau:
- Giữ vị thế chủ đạo, chủ lực trong việc triển khai các dự án ODA; cung cấp dịch vụ ngân hàng với nhóm khách hàng doanh nghiệp lớn, đầu tư các dự án xây dựng cơ bản, bất động sản, thủy điện… Kết hợp mở rộng cung cấp dịch vụ ngân hàng đối với nhóm khách hàng hộ sản xuất, cá nhân khu vực nông nghiệp, nông thôn, chủ trang trại, hợp tác xã, doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Phát triển, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ cạnh tranh tại địa bàn đô thị, khu dân cư tập trung, tổ chức ký kết, triển khai các thỏa thuận hợp tác với các tập đồn, tổng cơng ty để phát triển sản phẩm dịch vụ.
- Kết hợp chặt chẽ hoạt động sản phẩm dịch vụ mới với sản phẩm dịch vụ truyền thống (tín dụng, huy động vốn) để tăng cường bán chéo sản phẩm, triển khai tiếp cận theo lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh (giáo dục, y tế, điện, nước, viễn thơng...), theo các chương trình phát triển kinh tế để phát triển khách hàng, mở rộng cung ứng sản phẩm dịch vụ.
- Khai thác triệt để thế mạnh về mạng lưới chi nhánh rộng khắp để tăng cường tiếp cận khách hàng, nâng tỷ lệ bản chéo sản phẩm. Tập trung phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ, dịch vụ đối với khách hàng tổ chức, doanh nghiệp. Theo đó: với khách hàng cá nhân, hộ gia đình, chú trọng phát triển nhóm khách hàng dân cư thu nhập trung bình trở lên, cung cấp tối đa các dịch vụ ngân hàng bán lẻ; Với nhóm khách hàng hộ sản xuất, mở rộng cung cấp dịch vụ bán lẻ gắn với cho vay sản xuất
kinh doanh. Với nhóm khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ, cung cấp các dịch vụ thanh tốn, dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Với nhóm khách hàng FDI, khách hàng lớn, kết hợp chặt chẽ giữa cấp tín dụng và phát triển sản phẩm dịch vụ để tăng cường bán chéo sản phẩm, khai thác cơ sở khách hàng để cung cấp sản phẩm dịch vụ bán lẻ cho cán bộ, nhân viên. Với nhóm khách hàng tổ chức, cung cấp dịch vụ thanh toán, sản phẩm dịch vụ bán lẻ cho cán bộ, nhân viên kết hợp dịch vụ gửi tiền, cho vay tiêu dùng.