Tiêu kiểmtoán đã đặt ra đối vớ it

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm toán báo cáo tài chính doanh nghiệp xây lắp do kiểm toán nhà nước việt nam thực hiện (Trang 35)

cả các thông tin được phản ánh trên các BCTC.

Mức độ thực hiện phương pháp này sẽ phụ thuộc rất nhiều vào kết quả sử dụng phương pháp kiểm toán tuân thủ. Tức là kết quả đánh giá mức độ hiệu lực, hiệu quả của HTKSNB.

Phương pháp này tốn nhiều thời gian, công sức, chi phí nhưng bằng chứng thu được có giá trị, độ tin cậy và có sức thuyết phục cao. Do đó không có một cuộc kiểm toán BCTC nào mà không sử dụng phương pháp kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ và số dư tài khoản.

1.4.1.2. Phương pháp kiểm toán tuân thủ

Phương pháp kiểm toán tuân thủ là phương pháp được thiết kế và sử dụng để thu thập bằng chứng có liên quan đến tính thích hợp và hiệu quả của hệ thống KSNB. Như vậy có

ể thấy: đối tượng của phương pháp này là các quy chế, thủ tục kiểm soát; Mụ

đích của việc sử dụng phươngpháp này là để thu thập các bằng chứng

để chứng minh tính thích hợp và hiệu lực của HTKSNB. Đặc trưng của phương pháp này là mọi thử nghiệm, phân tích, đánh giá đều dựa vào quy chế và thủ tục kiểm soát. Phương pháp này được KTV th

hiện nếu sự hiểu biết và đánh giá ban đầu về kiểm soát nội bộ của đơn vị là mạnh. Kết quả của việc thực hiện phương pháp tuân thủ sẽ là căn cứ để xác

nh khối lượng phạm vi kiểm toán.

Khithực hiện phương pháp kiểm toán tuân thủ, KTV thường sử dụng 2

kỹ thuật:

* Kĩ thuật điều tra hệ thống : là việc kiểm tra chi tiết một loạt các nghiệp vụ cùng loại ghi chép từ đầu đến cuối của một hệ thống nhằm mục đích xem xét, đánh giá các bước quản lý, các thủ tục kiểm soát có được áp dụng tr

g hệ thống kiểm soát nội bộ hay không.

Việc điều tra hệ thống cho phép KTV đánh giá mức độ rủi ro kiểm soát và thiết kế các thử nghiệm chi tiết về kiểm so

và điều chỉnh cả thử nghiệm cơ bản.

* Các thử nghiệm chi tiết về kiểm soát : là các thử nghiệm được tiến hành nhằm thu thập bằng chứng về sự hiện hữu của các quy chế, thủ tục kiểm soát nội bộ và các bước kiểm soát được tiến hành. Kết quả đánh giá về HTKSNB khi sử dụng kĩ thuật này là cơ sở cho

ệc thiết kế phương pháp kiểm toán cơ bản và xác định mức độ rủi ro kiểm toán.

Việc kiểm tra chi tiết các quy chế kiểm soát căn cứ vào kết quả đánh giá lại rủi ro kiểm soát, sau khi áp dụng kỹ thuật

ều tra hệ thống. Có hai khả năng xảy ra:

- Nếu kết quả điều tra hệ thống, rủi ro kiểm soát căn cứ vào kết quả đánh giá lại là thấp hoặc không cao như dự kiến thì sẽ tiến hành kiểm tra chi tiết các quy chế kiểm soát để đánh giá lại lần cuối cùng rủi ro kiểm soát. Đây là cơ sở để KTV giới hạn phạm vi của các thử nghiệm cơ bản

hải tiến hành. - Nếu kết

ả kiểm tra hệ thống, rủi ro kiểm soát được đánh giá lại là cao thì KTV sẽ không thực hiện các thử nghiệm chi tiết về kiểm soát mà phải tiến hành ngay các thử nghiệm cơ bản sao cho phù hợp.

Phương pháp kiểm toán cơ bản và phương pháp kiểm t

n tuân thủ có đặc trưng, đối tượng, mục đích khác nhau, nhưng kết quả của hai phương pháp này có sự liên hệ chi phối lẫn nhau. Nếu kết quả của phương pháp kiểm toán tuân thủ chứng mình được là HTKSNB tốt, có hiệu quả thì mức độ áp dụng phương pháp kiểm toán cơ bản sẽ ít và ngược lại.

1.4.1.3. Kỹ thuật họn mẫu

Mẫu kiểm toán là một phần dữ liệu (mẫu) được lấy ra từ một tổng thể (toàn bộ dữ liệu) để thực hiện các thủ tục kiểm toán tuân thủ và cơ bản. Điều đó có nghĩa là, kiểm toán ít hơn 100% nghiệp vụ, sự kiện nhưng sẽ đưa ra kết luận cho cả tổng thể.

Kiểm toán BCTC trên cơ sở chọn mẫu sẽ giúp đảm bảo tính hiệu quả trong hoạ

động kiểm toán và chất lượng cũng như tính kịp thời của thông tin được kiểm toán. Hiện nay, có hai phương pháp để xác định mẫu kiểm toán mà

KTV có thể áp dụng trong kiểm toán BCTC là: chọn mẫu ngẫu nhiên và chọn mẫu phi xác suất.

- Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên: Theo phương pháp này mỗi phần tử trong tổng thể đều có cơ hội như nhau để được chọn vào mẫu. hương pháp này được sử dụng cho cả mẫu thống kê và mẫu phi thống kê. Kỹ thuật chọn mẫu ngẫu

iên thường áp dụng đó là bảng số ngẫu nhiên, chương trình chọn số ngẫu nhiên và chọn mẫu có tính hệ thống.

- Phương pháp chọn mẫu phi xác suất: Theo phương pháp này thì các phần tử trong tổng thể không có cơ hội như nhau để được lựa chọn vào mẫu mà KTV sẽ lựa chọn và quyết định lựa chọn vào mẫu theo sự xét đoán nghề nghiệp của KTV. Phương pháp này chỉ được áp dụng trong lấy mẫu phi thống kê, nó không được chấp nhận trong lấy mẫu thống kê. Có 3 phương pháp chọn mẫ u phi xác suất là:

họn theo lô (khối), chọn mẫu tình cờ, chọn mẫu theo sự xét đoán của KTV.

Trong trường hợp kiểm toán một nội dung, khoản mục lớn, KTV có thể sử

ụng kỹ thuật phân tổ. Kỹ thuật phân tổ là việc phân chia một tổng thể lớn thành các tổng thể con (tổng thể thứ cấp) thành các phần tử tương đối đồng nhất theo một tiêu thức (thuộc tính) nào đó. Phân tổ là việc làm trước khi tính toán cỡ mẫu của KTV và sự lựa chọn các

hần tử của mẫu kiểm toán. Sau khi thực hiện kỹ thuật phân tổ, KTV có thể xem xét nên hay không nên sử dụng phương pháp chọn mẫu để xác định mẫu kiểm toán.

1.4.2. Áp dụng phương pháp kiểm toán và kỹ thuật chọn mẫu trong kiểm toán báo cáo tài chính doanh nghiệp xây lắp do Kiểm toán Nhà nước thực

hiện

Trong hoạt động kiểm toán BCTC DNXL, việc sử dụng phương pháp kiểm toán và kĩ thuật chọn mẫu để thu thập bằng chứng cũng giống với kiểm toán BCTC. Tuy nhiên do tính chất đặc thù của DNXL nên việc áp dụng phương pháp kiểm toán và kỹ thuật chọn mẫu cũng có đặc điểm riêng.

Phương pháp kiểm toán tuân thủ được áp dụng để đánh giá việc chấp hành các quy chế và thủ tục KSNB liên quan đến quá trình xây dựng – từ khi chuẩn bị xây dựng đến khi hoàn thành bàn giao công trình. Tuy nhiên các thủ tục kiểm toán tuân thủ thường hướng vào các quy chế và thủ tục kiểm soát tác động trực tiếp đến số liệu, thông tin kế toán. Chẳng hạn: kiểm tra xem xét các điều khoản hợp đồng

ây dựng và việc tuân thủ hợp đồng xây dựng; kiểm tra chế độ kế toán áp dụng trong DNXL và việc tuân thủ trong công tác kế toán; các quy chế tài chính và cơ chế khoán cho các xí nghiệp, tổ, đội; kiểm tra các quy chế và thủ tục liên quan đến việc mua vật tư, máy móc thiết bị; kiểm tra thủ tục nghiệm thu quyết toán từng hạng mục, công trình, xác định sản phẩm dở dang, ghi nhận doanh thu, chi phí và kết quả… KSNB của DNXL khi sử dụng phương pháp này để đánh giá đều man

lại kết quả là yếu, tức là mức độ rủi ro kiểm toán là cao. Do đó, KTV thường phải thực hiện kiểm toán cơ bản nhiều.

Phương pháp kiểm toán cơ bản được áp dụng đối với hầu hết các thông tin số liệu tài chính, kế toán cần kiểm toán. Phương pháp phân tích xu hướng được áp dụng đối với mọi thông tin trên BCTC; phương pháp phân tích tỷ suất thường áp dụng đối với doanh thu chi phí theo từng khoản mục chi phí hay theo từng hạng mục công trình hoặc công trình hoàn thành… phương pháp kiểm tra chi tiết nghiệp vụ và số dư tài khoản được thực hiện với phạm vi rộng, khối lượng kiểm toán lớn.

Kỹ thuật chọn mẫu thường được

dụng hầu hết đối với tất cả các thông tin trên BCTC được kiểm toán. Tuy nhiên do đặc điểm của loại hình DNXL cũng như điều kiện hiện nay của kiểm toán, KTV thường sử dụng phương pháp chọn mẫu phi xác suất để xác định mẫu kiểm toán. Ngoài ra, đối với những khoản mục có tính trọng yếu cao hoặc số lượng nghiệp vụ ít, giá trị lớn thì KTV sẽ không thực hiện chọn mẫu mà kiểm tra toàn bộ (kiểm tra 100% nghiệp vụ và số dư) như: các nghiệp vụ về doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh liên quan đến từng công trình, hạn

ục công

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm toán báo cáo tài chính doanh nghiệp xây lắp do kiểm toán nhà nước việt nam thực hiện (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(163 trang)
w