- So sánh khả năng sinh lời từ xuất khẩu 0
a Dependent Vrible (biến phụ thuộc): Sức cạnh trnh và thị phần
3.5.4. Dò tìm các giả định cần thiết của mô hình
2.000001.00000 1.00000 0.00000 -1.00000 -2.00000 R Sq Linear = 0 -3.00000 -3.00000 -2.00000 -1.00000 0.00000 1.00000 2.00000 3.00000
Standardized Predicted Value
Tương tự như mô hình 1, các phương pháp dò tìm giả định của mô hình 2 được kết quả sau:
Giả định liên hệ tuyến tính và phương sai bằng nhau: Từ kết quả đồ thị phân tán giữa các phần dư chuẩn hóa và giá trị dự đoán chuẩn hóa, không thấy có liên hệ gì giữa các giá trị dự đoán và phần dư, chúng có phân phối ngẫu nhiên trong vùng xung quanh đường đi qua có giá trị tung độ bằng 0, không tạo thành một hình dạng nào cả. Như vậy giả định tuyến tính và phương sai bằng nhau được thỏa mãn.
Giả định phân phối chuẩn của phần dư: Trong các giá trị của đồ thị, có thể nói phân phối phần dư xấp xỉ chuẩn, có giá trị trung bình gần bằng 0 và độ lệch chuẩn = 0.94 gần bằng 1. Do đó có thể kết luận rằng giả thuyết phân phối chuẩn của phần dư không vi phạm.
Bảng 3.16: Bảng tổng hợp kết quả tác động của rào cản marketing và đặc trưng doanh nghiệp đến kết quả xuất khẩu (“khả năng sinh lời và tăng trưởng doanh thu” và “sức cạnh tranh và thị phần”)
Biến độc lập Giả thuyết Khả năng sinh lời và tăng tưởng doanh thu Sức cạnh tranh và thị phần Kết luận Rào cản về sản phẩm H1 (-) (-) Rào cản về sản phẩm tác động âm cả “khả năng sinh lời và tăng trưởng doanh thu” và “sức cạnh tranh và thị phần”
Rào cản về giá
H2
3.6. Tóm tắt chương 3
- Trong chương này, tác giả trình bày kết quả khảo sát của đặc điểm chung của Ngành Thủy sản Việt Nam, Kim ngạch xuất khẩu thủy sản 1995-2010 và cơ cấu thị trường xuất khẩu thủy sản Việt Nam năm 2010.
- Thực trạng hoạt động chế biến thủy sản xuất khẩu tại Kiên Giang qua các giai đoạn hình thành và phát triển. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản 2006-2010 và cơ cấu thị trường xuất khẩu thủy sản tỉnh Kiên Giang năm 2008.
- Trình bày đặc điểm ngành chế biến thủy sản xuất khẩu tỉnh Kiên Giang (vị trí địa lý - điều kiện tự nhiên - đặc điểm kinh tế xã hội và đánh giá khái quát những khó khăn và thuận lợi) làm cơ sở để nghiên cứu.
Bên cạnh có, tác giả tiến hành phân tích đặc điểm mẫu điều tra với số mẫu hợp lệ đủ điều kiện đưa vào phân tích là 80 mẫu. Tác giả đã kiểm định các thang đo, phân tích mô tả, phân tích các nhân tố của rào cản marketing và đặc trưng doanh nghiệp tác động đến kết quả xuất khẩu (khả năng sinh lời và tăng trưởng doanh thu; sức cạnh tranh và thị phần). Qua phân tích nhân tố EFA và loại các biến không hợp lệ của các thang đo rào cản marketing (RCTT) và kết quả xuất khẩu (KQXK), kết quả các nhân tố được rút ra và đặt tên như sau:
Thang đo rào cản marketing (RCTT) có 5 nhân tố được rút ra và đặt tên gồm (1) rào cản về phân phối (RCPP); (2) rào cản về dịch vụ hậu cần (RCDVHC); (3) rào cản về xúc tiến (RCXT); (4) rào cản về giá (RCG) và (5) rào cản về sản phẩm (RCSP). Các nhân tố này giải thích được 76.424% sự biến thiên của dữ liệu.
Thang đo kết quả xuất khẩu (KQXK) có 2 nhân tố được rút ra và được đặt tên như sau: (1) khả năng sinh lời và tăng trưởng doanh thu (KNSL-TTDT) và (2) sức cạnh tranh và thị phần (CT-TP). Các nhân tố này giải thích được 81.883% sự biến thiên của dữ liệu.
Sau kết quả phân tích nhân tố và phân tích thống kê mô tả các nhân tố chỉ báo, tác giả tiến hành xây dựng mô hình phân tích hồi với trình tự như sau: (1) cộng các giá trị trung bình của các quan sát cho các nhân tố thuộc các thang đo rào cản marketing (RCTT) và thang đo kết quả xuất khẩu (khả năng sinh lời và tăng trưởng doanh thu “KNSL-TTDT”; sức cạnh tranh và thị phần “CT-TP”); (2) sau đó, tác giả xây dựng
các phương trình hồi quy, phương trình 1 với các biến độc lập là các nhân tố thuộc thang đo rào cản marketing và đặc trưng doanh nghiệp tác động tới biến phụ thuộc là khả năng sinh lời và tăng trưởng doanh thu “KNSL-TTDT”, phương trình 2 cũng với các biến độc lập là các nhân tố của các thang đo rào cản marketing và đặc trưng doanh nghiệp tác động tới biến phụ thuộc là sức cạnh tranh và thị phần “CT-TP”.
Kết quả từ phân tích hồi qui cho thấy: (1) các nhân tố thuộc thang đo rào cản marketing (RCTT) có quan hệ ngược chiều (-) với kết quả xuất khẩu (khả năng sinh lời và tăng trưởng doanh thu “KNSL-TTDT”; sức cạnh tranh và thị phần “CT-TP”) và (2) các nhân tố đặc trưng doanh nghiệp (DTDN) có quan hệ thuận chiều (+) với kết quả xuất khẩu (sức cạnh tranh và thị phần “CT-TP”). Đây là kết quả khẳng định sự phù hợp với các cơ sở lý luận mà tác giả đã xây dựng ở chương 1.