Nghiên cứu “Một số giải pháp nhằm góp phần phát triển ngành thủy sản tỉnh Kiên Giang đến năm 2010” luận văn thạc sĩ kinh tế của Nguyễn An Lạc,

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH các NHÂN tố ẢNH HƯỞNG đến kết QUẢ XUẤT KHẨU của các DOANH NGHIỆP THỦY sản tại TỈNH KIÊN GIANG (Trang 30 - 31)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu 1 Các nghiên cứu trên thế giớ

7.2.3.Nghiên cứu “Một số giải pháp nhằm góp phần phát triển ngành thủy sản tỉnh Kiên Giang đến năm 2010” luận văn thạc sĩ kinh tế của Nguyễn An Lạc,

tỉnh Kiên Giang đến năm 2010” luận văn thạc sĩ kinh tế của Nguyễn An Lạc, (2005)

Nội dung chính của đề tài tác giả đánh giá hiện trạng ngành thủy sản tỉnh Kiên Giang trong thời gian qua về đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội, quá trình hình thành và phát triển của ngành thủy sản. Tác giả đánh giá bao quát các khâu của ngành thủy sản như:

- Hiện trạng khai thác hải sản năm 2000-2004 bao gồm tàu thuyền khai thác, cơ cấu nghề nghiệp, sản lượng khai thác, tình hình lao động và áp dụng kỹ thuật mới trong khai thác.

- Hiện trạng nuôi trồng thủy sản năm 2000-2004

- Chế biến thủy sản và xuất nhập khẩu năm 2000-2004 như chế biến đông lạnh, xuất khẩu và tiêu thụ sản phẩm.

- Cơ sở vật chất, dịch vụ hậu cần nghề cá.

- Về hợp tác đầu tư nghề cá như hợp tác trong nước và hợp tác quốc tế.

- Những tác động của môi trường đến ngành thủy sản bao gồm tác lực vĩ mô và môi trường vi mô.

Qua đó tác giả đề xuất một số giải pháp:

các cảng cá và dịch vụ hậu cần nghề cá.

(ii) Về khoa học công nghệ và môi trường như áp dụng các thành tựu khoa học và công nghệ vào sản xuất, vào đời sống, điều tra nghiên cứu thực nghiệm khoa học công nghệ.

(iii) Chống thất thoát sau thu hoạch và quản lý thị trường nguyên liệu. (iv) Xuất nhập khẩu và việc mở rộng thị trường tiêu thụ.

(v) Về hợp tác quốc tế.

(vi) Về công tác an ninh quốc phòng.

(vii) Về sắp xếp tổ chức và công tác đào tạo.

Tác giả cũng tập trung kiến nghị một số vấn đề đối với nhà nước và bộ ngành liên quan như các chính sách về thuế đất, về giá cả đối với dầu khai thác, tạo điều kiện thuận lợi để vay vốn sản xuất kinh doanh, đóng mới tàu khai thác xa bờ. Kiến nghị nhà nước sớm lập lại an ninh trật tự trên vùng biển Tây Nam nhằm bảo vệ an toàn tính mạng và tài sản cho ngư dân. Tập trung đầu tư cho thủy lợi để phát triển các vùng dự án nuôi trồng thủy sản.

Đề tài trình bày nhiều vấn đề chính của ngành thủy sản hiện nay, đề xuất các giải pháp có tính khả thi cao, nhưng tác giả chưa phân tích sâu từng vấn đề cụ thể mà còn bao quát chung cho toàn ngành thủy sản tỉnh Kiên Giang.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH các NHÂN tố ẢNH HƯỞNG đến kết QUẢ XUẤT KHẨU của các DOANH NGHIỆP THỦY sản tại TỈNH KIÊN GIANG (Trang 30 - 31)