Nghiên cứu “Quy định về chất lượng và hoạt động xuất khẩu” của Tomasz Iwanow và Colin Kirkpatrick, (2007)

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH các NHÂN tố ẢNH HƯỞNG đến kết QUẢ XUẤT KHẨU của các DOANH NGHIỆP THỦY sản tại TỈNH KIÊN GIANG (Trang 25 - 26)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu 1 Các nghiên cứu trên thế giớ

7.1.2.Nghiên cứu “Quy định về chất lượng và hoạt động xuất khẩu” của Tomasz Iwanow và Colin Kirkpatrick, (2007)

Iwanow và Colin Kirkpatrick, (2007)

Mục tiêu nghiên cứu của tác giả Tomasz Iwanow và Colin Kirkpatrick là để cải thiện các điều kiện thuận lợi cho hoạt động thương mại. Nghiên cứu ứng dụng mô hình lực hấp dẫn nhằm gia tăng thuận lợi trong thương mại, đánh giá tác động của các chỉ số quy định về chất lượng và những hạn chế thương mại khác có liên quan đến hoạt động xuất khẩu. Kết quả nghiên cứu cho thấy thương mại thuận lợi 10% thì hoạt động xuất khẩu sẽ gia tăng khoảng 5%. Kết quả nghiên cứu cũng đưa ra sự cải thiện môi trường pháp lý với tỷ lệ tương ứng (10%) thì xuất khẩu gia tăng từ 9-11%, còn chất lượng cơ sở hạ tầng sẽ mang lại xuất khẩu tăng trưởng 8%. Như vậy việc tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại có thể cải thiện hoạt động xuất khẩu, nhưng việc cải tiến chất lượng môi trường pháp lý, giao thông vận tải và cơ sở hạ tầng, thông tin liên lạc lại còn quan trọng hơn trong xuất khẩu.

Qua phân tích trên tác giả đã đưa ra các kết luận như sau:

- Các luận cứ lý thuyết ủng hộ tự do hóa thương mại có vai trò như một động cơ tăng trưởng ở các nước đang phát triển. Tuy nhiên, tác động của tự do hóa thương mại trong hoạt động kinh doanh giữa các quốc gia đều khác nhau. Như vậy, yếu tố quốc gia đóng vai trò rất quan trọng trong việc xác định phản ứng của nền kinh tế thông qua những thay đổi về chính sách ưu đãi và cơ hội kinh doanh.

- Nghị quyết Doha là khuôn khổ cho các cuộc đàm phán thương mại đa phương đã nhận được nhiều sự chú ý trong những năm gần đây. Nhiều nhà quan sát nhận thấy

những cải tiến các thủ tục hành chính hải quan tại các cửa khẩu làm gia tăng khối lượng thương mại giữa các quốc gia, đặc biệt là ở các nước đang phát triển.

- Tác giả kết luận rằng chỉ cải cách thương mại để tạo điều kiện thuận lợi trong hoạt động xuất khẩu thì hoạt động xuất khẩu không thể phát triển nhanh và bền vững ở các nước đang phát triển. Điều này phải có một chương trình tích hợp bao gồm nâng cao chất lượng các cơ sở hạ tầng, thể chế, và bổ sung những cải tiến cần thiết trong thương mại, nhằm nâng cao năng lực kinh doanh để đáp ứng các quy định của các thị trường xuất khẩu.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH các NHÂN tố ẢNH HƯỞNG đến kết QUẢ XUẤT KHẨU của các DOANH NGHIỆP THỦY sản tại TỈNH KIÊN GIANG (Trang 25 - 26)