“Qui hoạch phát triển chế biến thủy sản tỉnh Cà Mau đến năm 2010” luận văn thạc sĩ kinh tế của Nguyễn Quốc Định, (2000)

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH các NHÂN tố ẢNH HƯỞNG đến kết QUẢ XUẤT KHẨU của các DOANH NGHIỆP THỦY sản tại TỈNH KIÊN GIANG (Trang 28 - 30)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu 1 Các nghiên cứu trên thế giớ

7.2.2.“Qui hoạch phát triển chế biến thủy sản tỉnh Cà Mau đến năm 2010” luận văn thạc sĩ kinh tế của Nguyễn Quốc Định, (2000)

văn thạc sĩ kinh tế của Nguyễn Quốc Định, (2000)

Nội dung chính của luận văn này tác giả sơ lược qua về thực trạng kinh tế xã hội và vai trò của ngành thủy sản trong quá trình phát triển kinh tế của đất nước. Phân tích hiện trạng phát triển chế biến thủy sản của tỉnh Cà Mau như các điều kiện về vị trí địa lý, kinh tế xã hội, tình hình nguồn nguyên liệu, tình hình tổ chức sản xuất kinh

doanh, chế biến và tiêu thụ sản phẩm hiện tại của tỉnh Cà Mau. Trong đó tác giả có nghiên cứu điển hình là Công ty chế biến thủy sản và xuất nhập khẩu Cà Mau

(CAMIMEX). Dựa vào những nội dung phân tích này tác giả đã đề ra qui hoạch phát triển ngành chế biến thủy sản tỉnh Cà Mau đến năm 2010 gồm các nội dung qui hoạch sau:

- Qui hoạch về thị trường xuất khẩu và tiêu thụ nội địa.

- Qui hoạch về nguồn nguyên liệu khai thác, đánh bắt tự nhiên và nuôi trồng. - Qui hoạch về các sản phẩm chế biến như hàng đông lạnh, các loại thực phẩm công nghiệp ăn liền, chế biến nước mắm, thủy sản khô, chế biến bột cá, thức ăn gia súc.

- Qui hoạch về nguồn lao động và các dịch vụ hậu cần phục vụ cho chế biến thủy sản.

Để giải quyết các vấn đề qui hoạch đã đặt ra, tác giả cũng đề xuất một số giải pháp chủ yếu sau:

(i) Giải pháp về đầu tư

- Định hướng đầu tư vào việc cải tạo nâng cấp nhà xưởng, đổi mới công nghệ thiết bị cho những cơ sở chế biến hiện tại, đặc biệt cần mạnh dạn đầu tư chiều sâu với các công nghệ tiến tiến hiện đại trên thế giới để tạo ra các sản phẩm tinh chế phục vụ cho xuất khẩu.

- Về dịch vụ hậu cần tập trung đầu tư nâng cấp, hiện đại hóa hệ thống kho lạnh, phương tiện vận chuyển hàng đông lạnh, sản xuất bao bì, nước đá sạch,…

- Nhu cầu vốn đầu tư cho các giai đoạn từ năm 2000-2005 và 2006-2010. - Nguồn vốn đầu tư bao gồm vốn ngân sách, vốn tự có của đơn vị, vốn vay các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước, vốn liên doanh liên kết.

(ii) Giải pháp về khoa học công nghệ cần tập trung đầu tư máy móc, thiết bị công nghệ hiện đại vào các doanh nghiệp nhà nước lớn hoặc doanh nghiệp có vốn nhà nước chiếm cổ phần chi phối để sản xuất ra sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu an toàn vệ sinh thực phẩm, đồng thời đảm bảo tốt các vấn đề về nước thải, chất thải và tránh gây ô nhiễm môi trường.

dựng các chính sách thuế hoàn chỉnh và khuyến khích ngành phát triển. Hỗ trợ thông tin tiếp thị và đào tạo cán bộ cho ngành. Điều tra, khảo sát nguồn lợi tài nguyên biển, vận động tuyên truyền người dân nâng cao ý thức bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.

Qua đó đề tài cũng kiến nghị một số vấn đề đối với ngành thủy sản và đối với vai trò quản lý của nhà nước.

Đề tài đã khái quát chung tình hình thủy sản của Việt Nam và đưa ra qui hoạch cho ngành thủy sản tỉnh Cà Mau đến năm 2010. Tuy nhiên do thời gian có giới hạn nên các vấn đề tác giả đề cập còn bao quát chung, chưa đi sâu từng mãng qui hoạch chi tiết cho từng lĩnh vực. Đề tài đáp ứng được sự mong đợi về các vấn đề qui hoạch chung của ngành.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH các NHÂN tố ẢNH HƯỞNG đến kết QUẢ XUẤT KHẨU của các DOANH NGHIỆP THỦY sản tại TỈNH KIÊN GIANG (Trang 28 - 30)