- So sánh khả năng sinh lời từ xuất khẩu 0
a Dependent Vrible (biến phụ thuộc): Khả năng sinh lời và tăng trưởng donh thu
Bảng 14c cung cấp thông tin cho thấy tác động của các nhân tố thuộc rào cản marketing (RCTT) như rào cản về phân phối (RCPP), rào cản về dịch vụ hậu cần (RCDVHC), rào cản về giá (RCG), rào cản về sản phẩm (RCSP) có giá trị ttt đều lớn hơn t(0.1; 72)= 1.666 và giá trị sig < 0.10. Còn lại các biến gồm: rào cản xúc tiến (RCXT), quy mô lao động của doanh nghiệp (QMLD), số năm doanh nghiệp hoạt động (NDNHD) không có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 90%. qua đó chúng ta xây dựng được phương trình hồi qui tuyến tính bội dựa vào hệ số ßchuẩn hóa như sau:
KNSL-TTDT = – 0.238 x (RCPP) - 0.242 x (RCDVHC) - 0.263 x (RCG) – 0.434 x (RCSP) Model (Mô hình) Unstandardized Coefficients (Hệ số hồi qui chưa chuẩn hóa) Standardized Coefficients (Hệ số hồi qui chuẩn hóa) t
Sơ đồ 1: Tác động của các nhân tố rào cản marketing (RCTT) tới kết quả sức khẩu (khả năng sinh lời và tăng trưởng doanh thu “KNSL-TTDT”)
Rào cản về phân phối - 0.238 Sig=0.075 - 0.242 Sig=0.036 Rào cản về dịch vụ hậu cần
(Khả năng sinh lời và tăng trưởng doanh thu)
R2 = 0.416
Sig=0.027 Sig=0.002
Rào cản về giá
- 0.263 - 0.434 Rào cản về
sản phẩm
Với các ßchuẩn hóa tính toán được và phương trình hồi qui được xây dựng như trên cho ta thấy: (1) biến nhân tố rào cản về phân phối có quan hệ ngược chiều với khả năng sinh lời và tăng trưởng doanh thu (KNSL-TTDT), khi các yếu tố khác được giữ nguyên thì nếu rào cản về phân phối tăng 1 lượng bằng 1 sai số chuẩn (rào cản về phân phối) thì khả năng sinh lời và tăng trưởng doanh thu (KNSL-TTDT) giảm đi 1 lượng bằng 0.238 sai số chuẩn của nó (khả năng sinh lời và tăng trưởng doanh thu); (2) biến nhân tố rào cản về dịch vụ hậu cần có quan hệ ngược chiều với khả năng sinh lời và tăng trưởng doanh thu, khi các yếu tố khác được giữ nguyên thì nếu rào cản về dịch vụ hậu cần tăng 1 lượng bằng 1 sai số chuẩn thì khả năng sinh lời và tăng trưởng doanh thu (KNSL-TTDT) giảm đi 1 lượng bằng 0.242 sai số chuẩn; (3) biến nhân tố rào cản về giá có quan hệ ngược chiều với khả năng sinh lời và tăng trưởng doanh thu, khi các yếu tố khác được giữ nguyên thì nếu rào cản về giá tăng 1 lượng bằng 1 sai số chuẩn thì khả năng sinh lời và tăng trưởng doanh thu (KNSL-TTDT) giảm đi 1 lượng bằng 0.263 sai số chuẩn và tương tự biến nhân tố (4) rào cản về sản phẩm có quan hệ ngược chiều với khả năng sinh lời và tăng trưởng doanh thu, khi các yếu tố khác được giữ nguyên thì nếu rào cản về sản phẩm tăng 1 lượng bằng 1 sai số chuẩn thì khả năng sinh lời và tăng trưởng doanh thu (KNSL-TTDT) giảm đi 1 lượng bằng 0.434 sai số chuẩn.
Hệ số ß0 = 9.079 cho thấy khi không có các ảnh hưởng của các nhân tố thuộc rào cản marketing thì khả năng sinh lời và tăng trưởng doanh thu của doanh nghiệp là 9.079 đơn vị. Điều này cho thấy rào cản marketing có ảnh hưởng đến khả năng sinh lời và tăng trưởng doanh thu của doanh nghiệp khá cao.
Bảng 14c cũng cung cấp cho ta thấy các giá trị VIF (Variance inflation factor: hệ số phóng đại phương sai) của các nhân tố trong mô hình đều bé hơn rất nhiều so với 8 nên ta có thể khẳng định là các biến độc lập của mô hình hồi qui xây dựng ở trên không có hiện tượng đa cộng tuyến (Nguồn: Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, Thống kê ứng dụng trong kinh tế xã hội, nhà xuất bản Thống Kê, 2008 ). Nghĩa là không có sự tương quan tuyến tính giữa các biến độc lập trong mô hình.
Nh ận xét: Qua kết quả phân tích hồi qui có thể thấy các nhân tố gồm rào cản về phân phối (RCPP), rào cản về dịch vụ hậu cần (RCDVHC), rào cản về giá (RCG) và rào cản về sản phẩm (RCSP) là các yếu tố quan trọng tác động âm (-) đến khả năng sinh lời và tăng trưởng doanh thu của doanh nghiệp (KNSL-TTDT). Vì thế tác động âm (-) của các yếu tố này đến kết quả xuất khẩu là phù hợp với giả thuyết đã đề ra và các yếu tố này cần được quan tâm để có sự điều chỉnh nhằm cải thiện khả năng sinh lời và tăng trưởng doanh thu của doanh nghiệp cao hơn, nhằm đem lại hiệu quả sản xuất, kinh doanh cao hơn. Còn các biến khác trong mô hình như rào cản về xúc tiến
(RCXT), quy mô lao động của doanh nghiệp (QMLD) và số năm doanh nghiệp hoạt động (NDNHD) cần phải quan tâm làm rõ các ý nghĩa và tầm quan trọng của các yếu tố tác động đến khả năng sinh lời và tăng trưởng doanh thu của doanh nghiệp để có những kiến nghị và đề xuất đối với nhà nước và các doanh nghiệp.
3.5.2. Dò tìm các giả định cần thiết của mô hình 1:
Dùng phương pháp vẽ đồ thị phân tán giữa các phần dư và giá trị dự đoán (tất cả đều được chuẩn hóa) là kết quả kết xuất từ mô hình hồi qui tuyến tính cho ra. Nếu giả định có sự liên hệ tuyến tính và phương sai bằng nhau không vi phạm, thì sẽ không thấy có liên hệ gì giữa các giá trị dự đoán và phần dư, chúng sẽ phân tán rất ngẫu nhiên kết quả như sau.
2.000001.00000 1.00000 0.00000 -1.00000 -2.00000 R Sq Linear = -2.22E-16 -3.00000 -2.00000 -1.00000 0.00000 1.00000 2.00000 3.00000
Standardized Predicted Value
Về giả định liên hệ tuyến tính và phương sai bằng nhau: Từ kết quả đồ thị phân tán giữa các phần dư chuẩn hóa và giá trị dự đoán chuẩn hóa, không thấy có liên hệ gì giữa các giá trị dự đoán và phần dư, chúng có phân phối ngẫu nhiên trong vùng xung quanh đường đi qua có giá trị tung độ bằng 0, không tạo thành một hình dạng nào cả. Như vậy giả định tuyến tính và phương sai bằng nhau được thỏa mãn.
Tương tư, để dò tìm giả định về phân phối chuẩn phần dư, nghiên cứu sẽ lựa chọn phương pháp xây dựng biểu đồ Histogram để khảo sát phân phối của phần dư kết quả như sau.
Về giả định phân phối chuẩn của phần dư: Trong các giá trị của đồ thị, có thể nói phân phối phần dư xấp xỉ chuẩn, có giá trị trung bình gần bằng 0 và độ lệch chuẩn = 0.94 gần bằng 1. Do đó có thể kết luận rằng giả thuyết phân phối chuẩn của phần dư không vi phạm.
3.5.3. Mô hình 2 - Phân tích hồi qui sự tác động rào cản marketing (RCTT) vàđặc trưng doanh nghiệp (DTDN) đến kết quả sức khẩu (sức cạnh tranh và thị đặc trưng doanh nghiệp (DTDN) đến kết quả sức khẩu (sức cạnh tranh và thị phần “CT-TP”)
Kết quả ước lượng mô hình hồi qui sự tác động của các nhân tố rào cản marketing và đặc trưng doanh nghiệp đến sức cạnh tranh và thị phần trên phần mềm SPSS 15.0 được thể hiện ở bảng 15a, 15b và 15c.
Bảng 15a cho ta biết các giá trị R, R2, R2 hiệu chỉnh và sai số chuẩn ước lượng. Trong đó, R2 = 0.297, nghĩa là mô hình hồi qui tuyến tính đã xây dựng phù hợp đến mức 29.7%. Chính xác hơn R2 hiệu chỉnh = 20.6% (hệ số xác định bội hiệu chỉnh R2 = 0.206) khác biệt của biến phụ thuộc là sức cạnh tranh và thị phần (CT-TP) được giải
thích bởi các biến độc lập trong mô hình, đó là nhân tố số năm doanh nghiệp hoạt động (NDNHD) và quy mô lao động của doanh nghiệp (QMLD) thuộc đặc trưng doanh nhiệp (DTDN) và các biến thuộc rào cản marketing (RCTT) như: nhân tố rào cản về giá (RCG), rào cản về phân phối (RCPP), rào cản về dịch vụ hậu cần (RCDVHC), rào cản về sản phẩm (RCSP) và rào cản về xúc tiến (RCXT).
Bảng 15a cũng cho thấy giá trị Durbin-Watson D = 2.070, ta thấy giá trị D>1 và D<3, (1 < D < 3) đây là điều kiện khá tốt khẳng định mô hình hồi qui không xảy ra hiện tượng tự tương quan (Nguồn: Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, Thống kê ứng dụng trong kinh tế xã hội, nhà xuất bản Thống Kê, 2008 ).
Bảng 15a . Model Summary(b), (Tóm tắt mô hình)
a Predictors (biến độc lập): (Constant), Số năm doanh nghiệp hoạt động, Quy mô lao động của doanhnghiệp, Rào cản về giá, Rào cản về phân phối, Rào cản về dịch vụ hậu cần, Rào cản về sản phẩm, Rào nghiệp, Rào cản về giá, Rào cản về phân phối, Rào cản về dịch vụ hậu cần, Rào cản về sản phẩm, Rào cản về xúc tiến