Nghiên cứu “Lợi thế cạnh tranh và các giải pháp khai thác lợi thế phát triển xuất khẩu thủy sản Việt Nam đến năm 2010” luận văn thạc sĩ kinh tế của

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH các NHÂN tố ẢNH HƯỞNG đến kết QUẢ XUẤT KHẨU của các DOANH NGHIỆP THỦY sản tại TỈNH KIÊN GIANG (Trang 27 - 28)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu 1 Các nghiên cứu trên thế giớ

7.2.1. Nghiên cứu “Lợi thế cạnh tranh và các giải pháp khai thác lợi thế phát triển xuất khẩu thủy sản Việt Nam đến năm 2010” luận văn thạc sĩ kinh tế của

triển xuất khẩu thủy sản Việt Nam đến năm 2010” luận văn thạc sĩ kinh tế của Nguyễn Thu Hà, (2000)

Đề tài nghiên cứu sơ lược về lợi thế cạnh tranh và phân tích các điều kiện xác định mô hình lợi thế cạnh tranh của xuất khẩu thủy sản Việt Nam như các yếu tố về sản xuất, tiềm năng về nguồn lực phát triển thủy sản và các điều kiện tự nhiên chung của ngành. Tác giả cũng phân tích hiện trạng và khả năng cạnh tranh của ngành thủy sản như lực lượng lao động, đầu tư phát triển ngành, nguồn nguyên liệu phục vụ cho chế biến xuất khẩu, hệ thống các cơ sở chế biến thủy sản trong cả nước, các hoạt động xuất khẩu thủy sản như về cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu, về thị trường xuất khẩu. Đánh giá các lợi thế và thách thức của ngành thủy sản và xuất khẩu thủy sản Việt Nam.

Qua phân tích đó tác giả đề xuất các giải pháp để khai thác lợi thế phát triển xuất khẩu thủy sản như sau:

(i) Giải pháp cấp nhà nước như xây dựng các cụm công nghiệp thủy sản bao gồm cả khu nguyên liệu, chế biến, dịch vụ và thương mại,…phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ nghề cá. Đầu tư nghiên cứu khoa học và đào tạo cán bộ quản lý và chuyên môn giỏi phục vụ cho ngành. Xây dựng và thực hiện đồng bộ các hệ thống pháp luật, thuế, hải quan.

(ii) Giải pháp đối với cấp ngành và các tổ chức hỗ trợ liên quan khác. (iii) Giải pháp đối với nhóm doanh nghiệp và cạnh tranh như:

- Nuôi trồng thủy sản theo hướng phát triển sản xuất nguyên liệu cho nhóm sản phẩm chủ yếu, gắng chặt với chế biến và thị trường tiêu thụ như nuôi tôm sú, tôm hùm, cá tra, cá basa, rô phi, cá mú, nghêu, sò,…

- Tập trung sản xuất giống và thức ăn chăn nuôi.

- Nâng cao chất lượng khâu khai thác đánh bắt kết hợp tăng cường cơ sở vật chất theo hướng hiện đại hóa.

- Nâng cấp các nhà máy chế biến thủy sản, tăng tính cạnh tranh của các sản phẩm thủy sản xuất khẩu.

- Kết nối hoạt động các khâu của ngành thủy sản vào một hệ thống thống nhất như khâu khai thác, nuôi trồng, chế biến, dịch vụ hậu cần,…

Tác giả cũng có một số kiến nghị

- Đối với Nhà nước như các chính sách về đất đai, thuế đối với nuôi trồng thủy sản và các chính sách hổ trợ tín dụng cho vay nuôi trồng thủy sản. Thành lập quỹ hổ trợ phát triển ngành thủy sản, giảm và từng bước xóa bỏ thuế nhập khẩu nguyên liệu thủy sản.

- Đối với Ngành Thủy sản nên xây dựng qui hoạch phát triển tổng thể ngành theo vùng kinh tế. Giảm tỷ trọng vốn đầu tư cho khai thác đánh bắt, tăng vốn đầu tư cho nuôi trồng, chế biến, xây dựng hạ tầng dịch vụ và nghiên cứu khoa học. Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa ngành thủy sản và các cấp, ngành có liên quan khác.

Đề tài đã nêu lên được hiện trạng và khả năng cạnh tranh của ngành thủy sản, tập trung phân tích và đề xuất các giải pháp nhằm khai thác tối đa các lợi thế cạnh tranh của Việt Nam. Tuy nhiên, đề tài chỉ phân tích các lợi thế sẵn có của Việt Nam, chưa so sánh các lợi thế này với các nước trong khu vực và hiện tại đã khai thác lợi thế này ở mức nào.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH các NHÂN tố ẢNH HƯỞNG đến kết QUẢ XUẤT KHẨU của các DOANH NGHIỆP THỦY sản tại TỈNH KIÊN GIANG (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w