Nghiên cứu “Một cuộc điều tra thực nghiệm: yếu tố quyết định đa dạng hóa sản phẩm” của Aleksandra Parteka và Massimo Tamberi, (2008)

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH các NHÂN tố ẢNH HƯỞNG đến kết QUẢ XUẤT KHẨU của các DOANH NGHIỆP THỦY sản tại TỈNH KIÊN GIANG (Trang 26 - 27)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu 1 Các nghiên cứu trên thế giớ

7.1.3.Nghiên cứu “Một cuộc điều tra thực nghiệm: yếu tố quyết định đa dạng hóa sản phẩm” của Aleksandra Parteka và Massimo Tamberi, (2008)

sản phẩm” của Aleksandra Parteka và Massimo Tamberi, (2008)

Nghiên cứu thực nghiệm của tác giả Aleksandra Parteka và Massimo Tamberi cho rằng chuyên môn hóa trong cấu trúc kinh tế có xu hướng liên kết với các mức thu nhập bình quân đầu người thấp, nhưng cơ cấu xuất khẩu của các nước đó đa dạng hóa tùy theo chính sách tăng trưởng của họ.

Qua phân tích tác giả đã đưa ra các kết luận như sau:

- Nghiên cứu phân tích mối quan hệ GDP bình quân đầu người và các yếu tố quyết định quá trình đa dạng hóa xuất khẩu. Dựa vào dữ liệu mẫu nghiên cứu của 60 quốc gia trên thế giới trong 20 năm, tác giả đã tổng hợp các xu hướng liên quan đến chuyên môn hóa xuất khẩu trong từng giai đoạn phát triển khác nhau của nền kinh tế.

- Nghiên cứu đã khẳng định rõ rằng các nước nghèo có xu hướng cấu trúc xuất khẩu cao. Giai đoạn đầu của phát triển kinh tế thường đi kèm với xu hướng xuất khẩu. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng là tìm ra các yếu tố nào quyết định liên quan đến điều kiện địa lý, tổ chức hoặc những điều kiện kinh tế của một quốc gia, hơn là so sánh với mức độ phát triển của quá trình đa dạng hóa xuất khẩu. Tác giả đã phân tích, tìm ra những đặc điểm quan trọng nhất, cung cấp cho chúng ta biết thêm thông tin chi tiết về các yếu tố quyết định của quá trình đa dạng hóa xuất khẩu của quốc gia.

- Nghiên cứu chỉ ra rằng, trong số các yếu tố khác nhau về mặt lý thuyết có thể ảnh hưởng đến cấu trúc thương mại, quan trọng nhất là những mô tả quy mô quốc gia và vị trí quốc gia (đặc biệt là khoảng cách giữa các thị trường chính trên thế giới). Đó là một kết quả mang tính định lượng, không nhạy cảm với thay đổi trong mức độ phân

tích, cách đo lường chuyên môn hóa xuất khẩu hoặc dự toán. Không có gì đáng ngạc nhiên khi chuyên môn hóa sản xuất trong xuất khẩu giảm so với các nước có quy mô nhỏ. Ngoài ra, khoảng cách địa lý từ các thị trường lớn còn làm suy yếu khả năng mở rộng quy mô thị trường. Vì vậy, các nước nằm xa nền kinh tế của thế giới có xu hướng sản xuất, xuất khẩu ít đa dạng về sản phẩm. Nghiên cứu mô tả thể chế, công nghệ, kinh tế xã hội có ý nghĩa thống kê của mô hình. Kết luận của tác giả là: mức độ chuyên môn xuất khẩu có liên quan đến môi trường tự nhiên của một quốc gia, chủ yếu là về quy mô và vị trí của quốc gia.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH các NHÂN tố ẢNH HƯỞNG đến kết QUẢ XUẤT KHẨU của các DOANH NGHIỆP THỦY sản tại TỈNH KIÊN GIANG (Trang 26 - 27)