CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU CHUNG VỀ LUẬN VĂN
2.3 Đánh giá mức độ hoàn thiện trong hoạt động thanh tra, giám sát của NHTW đố
của NHTW đối với NHTM
Mức độ hoàn thiện trong hoạt động TTGS của NHTW đối với NHTM được đánh giá thông qua các chỉ tiêu phản ánh kết quả thực hiện các mục tiêu đề ra của hoạt động TTGS. Bước 1: Tìm hiểu và đánh giá rủi ro của TCTD Bước 2: Lập kế hoạch thanh tra Bước 3: Thành lập đồn thanh tra và cơng tác chuẩn bị đoàn Bước 4: Hoạt động thanh tra tại chỗ Bước 5: Báo cáo kết quả thanh tra và ban hành kết luận thanh tra Bước 6: Giám sát liên tục đối với TCTD
2.3.1 Mục tiêu “Đảm bảo an toàn cho hoạt động của toàn hệ thống NHTM” được thể hiện bằng các chỉ tiêu phản ánh kết quả của hoạt động NHTM” được thể hiện bằng các chỉ tiêu phản ánh kết quả của hoạt động TTGS gồm:
- Số lượng ngân hàng được giám sát: Số lượng các NHTM được giám sát càng nhiều thì hoạt động của toàn hệ thống NHTM càng được đảm bảo an toàn. Khi những diễn biến bất thường của từng ngân hàng riêng lẻ hoặc của một nhóm các NHTM được phát hiện, NHTW có thể có những biện pháp kịp thời nhằm ngăn chặn hoặc xử lý trước khi những biến động này gây ra những tác động tiêu cực cho hoạt động của tồn hệ thống NHTM. Trong đó, các NHTM phải được giám sát một cách thường xuyên, liên tục và đảm bảo theo các chuẩn mực về nội dung giám sát và tần suất giám sát.
- Số lượng các vi phạm quy chế an toàn được phát hiện đúng: Nếu các vi phạm chỉ mang tính đơn lẻ trong một số NHTM thì việc xử lý vi phạm sẽ chỉ đơn thuần trong phạm vi NHTM đó mà có thể chưa tác động đến hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, khi các quy chế an tồn về vốn, về dự phịng, về giới hạn tín dụng v.v bị vi phạm với số lượng lớn, và xảy ra ở nhiều NHTM thì cũng là nguy cơ gây ra mất an toàn hệ thống. Phát hiện các vi phạm quy chế an tồn địi hỏi phải chính xác, phản ảnh đúng số lượng vi phạm quy chế an tồn. Khi đó hoạt động giám sát đối với NHTM mới đảm bảo đạt mục tiêu an toàn hệ thống.
- Số lượng các NHTM được cảnh báo rủi ro: Cảnh báo rủi ro đối với các NHTM được hiểu là việc các NHTM nằm ngoài xu hướng chung của hệ thống trong các lĩnh vực hoạt động ngân hàng sẽ được cảnh báo. Trên cơ sở đó, các NHTM nhận được cảnh báo từ bộ phận giám sát của NHTW sẽ có rà sốt nhằm tìm hiểu nguyên nhân của những khác biệt này. Nếu đó là những biến động tiêu cực, có khả năng gây ra những rủi ro cho hoạt động ngân hàng thì NHTW cùng với các NHTM sẽ đưa ra các biện pháp điều chỉnh nhằm ngăn ngừa các rủi ro có thể xảy ra cho các NHTM cũng như cho hệ thống ngân hàng. Như vậy, khi số lượng các NHTM được cảnh báo tăng, đó cũng có thể coi là một dấu hiệu ảnh hưởng đến sự an toàn của hệ thống ngân hàng.
- Số lượng các ngân hàng bị đổ vỡ, giải thể, phá sản: Khi số lượng các ngân hàng này gia tăng cũng là một nguy cơ cho sự an toàn hệ thống, đặc biệt là các ngân hàng bị đổ vỡ, giải thể hay phá sản lại là các ngân hàng chiếm thị phần lớn. Ngoài ra, khi số lượng các ngân hàng này tăng cũng có thể gây ra tâm lý khơng tin tưởng vào hệ thống ngân hàng của người gửi tiền, điều này cũng là nguy cơ gây mất an toàn hệ thống khi tâm lý rút tiền có thể bị lan truyền.
- Chỉ tiêu an toàn vốn (hệ số CAR_Capital Adequacy Ratio = (Vốn cấp 1 + Vốn cấp 2) / Tổng tài sản đã điều chỉnh rủi ro): chỉ tiêu này được tính cho từng NHTM, nhóm NHTM và tồn hệ thống NHTM cũng là một chỉ tiêu phản ánh mức độ an toàn trong hoạt động của hệ thống NHTM khi chỉ tiêu này đảm bảo mức yêu cầu tối thiểu 9% (theo Basel).
2.3.2 Mục tiêu “Đảm bảo hệ thống ngân hàng là kênh dẫn vốn hiệu quả của nền kinh tế” được thể hiện bằng các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động của nền kinh tế” được thể hiện bằng các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động giám sát ngân hàng, bao gồm:
- Tốc độ tăng trưởng vốn huy động và tốc độ tăng trưởng tín dụng: chỉ tiêu này thường được tính theo năm và cho toàn hệ thống ngân hàng nhằm xác định được tốc độ tăng trưởng của năm này so với năm trước. Tuy nhiên, để tính được tốc độ tăng trưởng theo năm và cho toàn hệ thống, hoạt động giám sát của NHTW cũng cần nắm được tốc độ tăng trưởng theo kỳ (tháng/quý) của từng NHTM hoặc nhóm NHTM. Trên cơ sở đó, tốc độ tăng trưởng vốn huy động và tăng trưởng tín dụng biến động cùng chiều với tốc độ tăng trưởng kinh tế thì có thể coi là dấu hiệu cho thấy hoạt động ngân hàng có vai trị nhất định trong sự phát triển kinh tế, hay nói một cách khác là ngân hàng được coi là kênh dẫn vốn hiệu quả trong nền kinh tế.
- Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng tài sản: (Nợ xấu/Tổng dư nợ, Dự phòng / Nợ xấu) các chỉ tiêu này cũng cần được xác định theo từng NHTM, nhóm NHTM và tồn hệ thống NHTM. Với việc quy định một ngưỡng giá trị thấp (khoản 3%) cho chỉ tiêu Nợ xấu / Tổng dư nợ, giá trị cao (khoảng 60%) cho chỉ tiêu Dự phòng/ Nợ xấu, NHTW sẽ giám sát được chất lượng hoạt động cho vay, đầu tư của ngân hàng.
- Các chỉ tiêu phản ánh thanh khoản: (Dư nợ/Huy động; Tài sản thanh khoản/ Tổng tài sản; Vay liên ngân hàng/Tổng nguồn vốn) Các chỉ tiêu này cho thấy ngân hàng vẫn đảm bảo khả năng chi trả, giữ được sự tin tưởng của những người gửi tiền, từ đó đảm bảo khả năng huy động vốn cho nền kinh tế của hệ thống ngân hàng. Một ngưỡng giá trị cụ thể cho từng chỉ tiêu cần được xác định tùy theo từng NHTW, từ đó NHTW có căn cứ để đánh giá tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng và so sánh giữa các nhóm ngân hàng
Ngoài ra, hoạt động giám sát cả NHTW cịn được đánh giá là hồn thiện khi NHTW tiến hành thanh tra hay giám sát mà không làm gián đoạn hoạt động của NHTM, tạo điều kiện cho hoạt động ngân hàng phát huy vai trò là kênh dẫn vốn của nền kinh tế. Điều này được phản ánh thông qua các chỉ tiêu:
- Số cuộc thanh tra tại chỗ được thực hiện: Với việc đảm bảo được các mục tiêu đề ra, hoạt động giám sát của NHTW cần chú trọng vào hoạt động giám sát từ xa, chỉ thực hiện các cuộc thanh tra trực tiếp khi thật cần thiết. Như vậy, số cuộc thanh tra tại chỗ được thực hiện ít mà các mục tiêu giám sát vẫn được đảm bảo, điều này cho thấy hoạt động giám sát ít làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các NHTM.
- Thời gian trung bình cho một cuộc thanh tra tại chỗ: Thời gian trung bình cho một cuộc thanh tra cần ngắn nhưng vẫn đảm bảo được các mục tiêu thanh tra, giám sát. Điều này cũng là một dấu hiệu cho thấy hoạt động giám sát của NHTW không làm ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của NHTM.
Các chỉ tiêu phản ánh mức độ hồn thiện của hoạt động giám sát ln có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Do vậy, hoạt động giám sát của NHTW đối với NHTM được đánh giá là hoàn thiện khi tất cả các chỉ tiêu phản ánh mức độ hoàn thiện của hoạt động giám sát được xem xét một cách tổng thể.